Máy thở phát nổ, bệnh nhân Covid-19 tháo chạy
Một máy thở ở bệnh viện thành phố Vadodara bất ngờ phát nổ và bốc cháy, khiến bệnh nhân và y bác sĩ hoảng hốt tháo chạy.
Camera giám sát tại bệnh viện SSG, thành phố Vadodara, phía tây Ấn Độ, hôm 8/9 cho thấy 4 nhân viên y tế đang chăm sóc cho một bệnh nhân nhiễm Covid-19 thì hoảng hốt phát hiện chiếc máy thở mà ông đang sử dụng có vấn đề.
Chiếc máy xì khói rồi phát nổ, bốc cháy, khiến bệnh nhân này vội vàng rời khỏi giường, chạy ra ngoài với sự giúp đỡ của một nhân viên y tế. Các bệnh nhân khác đang nằm điều trị trong phòng bệnh cũng nhanh chóng nhận ra vấn đề, khi khói bắt đầu lan ra khắp phòng.
Các y bác sĩ tiếp tục dìu bệnh nhân rời khỏi phòng, trong đó có một phụ nữ lớn tuổi. Bệnh nhân cuối cùng tự đứng dậy đeo khẩu trang và được nhân viên y tế hướng dẫn rời khỏi khu vực nguy hiểm. Anh thoát khỏi đó đúng lúc cả phòng bệnh ngập khói.
Máy thở phát nổ trong phòng chăm sóc tích cực Covid-19 ở bệnh viện SSG, thành phố Vadodara, phía tây Ấn Độ, hôm 8/9. Video: Metro.
Bộ trưởng Y tế bang Gujarat cho hay 35 người đã được sơ tán an toàn khỏi hai phòng bệnh trước khi ngọn lửa được khống chế.
“Lửa bùng lên tại một trong những phòng chăm sóc tích cực ở tầng một của tòa nhà 6 tầng bệnh viện SSG do chập điện”, ông xác nhận.
Nhờ sự nhanh trí của các nhân viên y tế, không có ai bị thương trong sự cố.
Ấn Độ gần đây vượt Brazil trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới với hơn 4,5 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 76.000 ca tử vong. Thành phố Vadodara báo cáo 45 người tử vong trong số hơn 9.300 ca nhiễm, với bệnh viện SSG được cho là một trong những nơi có tỷ lệ nhập viện vì Covid-19 cao nhất Ấn Độ.
Khỏi bệnh sau 6 ngày dùng thuốc thử trị Covid-19
Hơn 100 bệnh nhân nặng khỏi bệnh và xuất viện chỉ sau 6 ngày dùng thuốc thử nghiệm remdesivir, Đại học Y khoa Chicago thông báo hôm qua.
Remdesivir là một trong những loại thuốc đầu tiên cho thấy tiềm năng điều trị nCoV. Kể từ khi bắt đầu nghiên cứu, các chuyên gia trên thế giới kỳ vọng nhiều vào kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Nếu an toàn và hiệu quả, rất có thể nó sẽ nhận được sự chấp thuận từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và các cơ quan khác, trở thành phương pháp điều trị Covid-19 chính thức đầu tiên.
Thử nghiệm ba giai đoạn của Đại học Y khoa Chicago có 125 tình nguyện viên. Trong đó 113 người mắc bệnh nặng với các triệu chứng như suy hô hấp và sốt cao. Tất cả được truyền dịch chứa remdesivir hàng ngày.
"Tin tốt là hầu hết bệnh nhân được xuất viện, điều này thật tuyệt vời. Chỉ có hai bệnh nhân tử vong", Tiến sĩ Kathleen Mullane, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Đại học Chicago, người đứng đầu thử nghiệm, cho biết.
Tuy nhiên đây chỉ là kết quả sơ bộ nghiên cứu về độ hiệu quả của remdesivir. Thử nghiệm không có nhóm giả dược, những người không được cho dùng thuốc, để đối chứng. Vì vậy sẽ rất khó để kết luận liệu thuốc có thực sự giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân hay không.
Một lọ thuốc remdesivir thử nghiệm. Ảnh: AP
"Nhưng chắc chắn kể từ khi bắt đầu sử dụng, cơn sốt của họ hạ dần. Giờ triệu chứng sốt không còn là điều kiện cần để tham gia thử nghiệm nữa, nhiều người sốt cao nhưng giảm nhiệt nhanh chóng. Điều quan trọng là một số bệnh nhân sau khi dùng thuốc không còn phải sử dụng máy thở, tình trạng sức khoẻ cải thiện đáng kể.", tiến sĩ Mullane giải thích.
"Trước đó hầu hết họ biểu hiện triệu chứng nặng, nhưng chỉ 6 ngày sau đã được xuất viện. Như vậy liệu trình có thể được rút ngắn xuống, không nhất thiết kéo dài 10 ngày. Có thể còn 3 ngày", bà bổ sung
Eric Topol, giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps bày tỏ lạc quan: "113 bệnh nhân nặng tham gia thử nghiệm đều có nguy cơ tử vong cao. Nếu phần lớn được xuất viện, đây là tín hiệu tích cực cho thấy thuốc có hiệu quả".
Song ông cũng cho rằng cần đối chiếu với kết quả từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát.
Nhiều nghiên cứu khác đang được tiến hành song song. Hãng Gilead, nhà sáng chế remdisivir, hiện phân phối thuốc cho khoảng 2.400 bệnh nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng và 1.600 người biểu hiện trung bình và nhẹ trên toàn thế giới. Kết quả thử nghiệm dự kiến có vào cuối tháng này.
Thục Linh
Dùng mặt nạ lặn thay máy thở Đối phó tình trạng thiếu máy thở trầm trọng, y bác sĩ cải tiến mặt nạ lặn để hỗ trợ các bệnh nhân suy hô hấp. Ý tưởng này bắt nguồn từ các bệnh viện ở Italy, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Các bác sĩ ứng dụng công nghệ in 3D cải tiến bộ dụng cụ lặn thành...