Máy siêu âm khảo sát phần cầu Ghềnh sập dưới đáy sông
Ngày 21/3, lực lượng chức năng đã đưa máy siêu âm quét phần cầu Ghềnh bị sập dưới lòng sông để lập hình đồ, xây dựng chính xác hình ảnh công trình bị phá hủy dưới lòng sông.
Khoảng 10 sáng ngày 21/3, đội kỹ thuật đã bắt đầu đưa thiết bị quét siêu âm để rà soát công trình cầu Ghềnh bị sập ở phía dưới lòng sông Đồng Nai.
Máy quét siêu âm để rà soát công trình cầu Ghềnh bị sập ở phía dưới lòng sông Đồng Nai.
Kỹ sư Nguyễn Tân Sơn, Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng kỹ thuật biển cho biết: “Máy siêu âm này có giá khoảng 2 tỷ đồng, thiết bị quét dưới nước này dùng kỹ thuật siêu âm, có một bộ cảm biến đưa hình ảnh phía dưới mặt nước quét theo phương đứng và phương ngang, quét giống như camera, có thiết bị GPS, có độ chính xác cao, có vị trí mặt bằng và hình ảnh. Từ đó chúng tôi lập hình đồ dưới lòng sông để có hình ảnh chính xác công trình bị phá hủy dưới lòng sông”.
Kỹ sư Sơn chia sẻ thêm, thiết bị nặng gần 80 kg được móc vào cáp treo, sau đó thả xuống nước để quay, chụp đáy sông. Thiết bị sẽ truyền hình ảnh màu về màn hình vi tính chuyên dụng đặt trên thuyền. Hình ảnh đáy sông có thể thấy được trong bán kính 200m. Trường hợp đáy sông Đồng Nai thì nhìn thấy rõ ở bán kính 50m do sông hẹp”.
Video đang HOT
Các kỹ sư đưa thiết bị lên thuyền để bắt đầu thăm dò.
Tổ vận hành thiết bị gồm 4 thành viên. Theo nhóm vận hành, hình ảnh đáy sông được ghi nhận sẽ góp phần xác định vị trí các hạng mục cầu bị chìm, vị trí sà lan để lực lượng cứu hộ đưa ra phương án trục vớt hiệu quả.
Ngoài thiết bị chiếu chụp 3D, các kỹ sư cũng đưa đến hiện trường máy hồi âm đo độ sâu của sông. Thiết bị gồm máy chuyên dụng có thể in trực tiếp các thông số địa hình, địa vật, đưa ra giá trị độ sâu khu vực khảo sát.
Cũng trong sáng 21/3, các lực lượng chức năng tiếp tục quần thảo khu vực cầu Ghềnh để tìm kiếm cứu nạn, phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn công tác cứu hộ, tàu cứu hộ lớn cũng được đưa tới hiện trường.
Vĩnh Thủy
Theo Dantri
Sập Cầu Ghềnh, ghe chở vật liệu xây dựng kẹt cứng trên sông Đồng Nai
Ngày 21.3, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3, cho biết lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa tạm thời tuyến đường thủy qua khu vực Cầu Ghềnh để phục vụ công tác điều tra.
Nhiều ghe, sà lan chở cát nằm chờ trên sông Đồng Nai - Ảnh: Xuân Đức
Do tuyến đường sông độc đạo bị phong tỏa, nhiều phương tiện ghe, tàu, sà lan chở cát, đá, vật liệu xây dựng bị kẹt lại và nằm chờ ở phía thượng lưu Cầu Ghềnh.
Khác với không khí sôi động như thường lệ, tại các bến thủy nội địa và cơ sở kinh doanh cát, đá, vật liệu xây dựng (VLXD) nằm dọc sông Đồng Nai thuộc địa bàn các xã Hóa An, Tân Hạnh (TP.Biên Hòa), nhiều xáng cạp, xe múc, xe tải, sà lan chở cát, đá đóng cửa, "án binh bất động".
Anh Nguyễn Đức, chủ cơ sở VLXD T.C (xã Hóa An) cho biết từ trưa 20.3 sau khi xảy ra vụ sập Cầu Ghềnh, ghe tàu chở cát của cơ sở anh ngưng xuất bến. "Hiện tại chúng tôi chỉ cung ứng đơn hàng vận chuyển nhỏ lẻ xe tải bằng qua đường bộ, còn đường sông thì đang phải tạm ngưng", anh Đức nói.
Nhiều phương tiện chở cát, đá "án binh bất động trên sông Đồng Nai" - Ảnh: Xuân Đức
Ông Lê Hoàng Danh (47 tuổi, ngụ Bến Tre) người hơn 20 năm chuyên chở thuê VLXD trên sông Đồng Nai, cho biết ông đi ghe nổi (ghe không) từ Bến Tre về TP.Biên Hòa chở đá về phân phối cho các vựa VLXD ở miền Tây. Ông Danh nói với việc ghe phải "nằm bờ" như hiện tại thì ông thiệt hại bình quân khoảng 1 triệu đồng/ngày.
Vừa nói vừa chỉ ra khúc sông dày đặc ghe tàu chở cát, đá đang nằm chờ, ông Danh cho biết do hôm nay mới ngày đầu tuần nên nhiều ghe, sà lan từ mỏ đá Thiện Tân chưa xuống. "Vài ngày nữa mà chưa thông tuyến được thì khúc sông này sẽ kẹt cứng. Chúng tôi cũng đang nghe ngóng tình hình hàng giờ, khi nào có lệnh là đi", ông Danh nói.
Ông Trần Tuấn Anh, phụ trách kinh doanh Công ty CP kinh doanh và sản xuất VLXD Biên Hòa, cho biết đã nhận được lệnh không cho sà lan "ăn" hàng.
Theo ông Tuấn Anh, mỗi ngày công ty xuất bến khoảng 5-6 sà lan (mỗi sà lan chở ít thì 500-600 tấn cát, đá các loại, nhiều thì từ 1.200-1.300 tấn) đi các tỉnh miền Tây. Hiện tại do cầu Ghềnh sập nên công nhân sản xuất tạm nghỉ, lau chùi phương tiện nằm chờ.
Ghe chở đá về miền Tây phải nằm chờ chưa biết khi nào thông tuyến
Theo ông Mai Thành Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hạnh, trên địa bàn xã hiện có gần 20 bến thủy nội địa chuyên kinh doanh cát, đá, VLXD. Sự cố sập Cầu Ghềnh ngày 20.3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại của các phương tiện giao thông đường thủy trên sông Đồng Nai. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, địa phương chưa nhận được bất cứ thông báo bằng văn bản nào của cơ quan chức năng để khuyến cáo bà con về việc đi lại trên sông qua địa phận xã. "Chúng tôi nghĩ cũng nhanh thôi, khoảng vài ba ngày nữa là có thể thông tuyến", ông Phương nhận định.
Xuân Đức
Theo Thanhnien
Ngày 15/7 sẽ thông tuyến đường sắt cầu Ghềnh Đánh giá thiệt hại kinh tế rất lớn sau khi cầu Ghềnh bị sập, Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên chọn phương án khắc phục nhanh nhất: xây mới hai trụ và ba nhịp cầu. Máy quét 3D được sử dụng để phác thảo đồ họa cho phương án khắc phục sự cố. Ảnh: Phước Tuấn Chiều 21/3, Bộ GTVT đã có...