Máy quét 3D, máy hồi âm độ sâu được đưa đến hiện trường sập Cầu Ghềnh
Khoảng 10 giờ ngày 21.3, máy quét chướng ngại vật dưới nước đã được đưa đến hiện trường vụ sập Cầu Ghềnh để tham gia tìm chướng ngại vật.
Các thiết bị hiện đại được triển khai tại hiện trường sập Cầu Ghềnh – Ảnh: Hoàng Tuấn
Theo kỹ sư Nguyễn Tân Sơn (Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cảng- kỹ thuật Biển), đây là thiết bị 3D hiện đại bật nhất hiện nay có khả năng dò quét dưới nước với bán kính lên đến cả 1.000m.
“Khi thiết bị rà quét thì những hình ảnh của chướng ngại vật được truyền về máy tính, cung cấp chính xác nhất vị trí của những vật nằm dưới nước”, ông Sơn cho biết.
Cùng với máy quét 3D, nhiều thiết bị hồi âm độ sâu dưới nước cũng đã được đưa đến hiện trường sập Cầu Ghềnh.
Việc rà soát chướng ngại vật được thực hiện theo yêu cầu của tổ công tác Bộ GTVT tại cuộc họp với UBND tỉnh Đồng Nai vào chiều ngày 20.3.
Video đang HOT
Hiện tại, công tác khám nghiệm hiện trường đang được cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai khẩn trương thực hiện.
Đưa thiết bị 3D xuống xuống nước rà tìm chướng ngại vật để phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường
Hoàng Tuấn
Theo Thanhnien
Sập Cầu Ghềnh: Chưa phát hiện thi thể nào dưới sông
Lúc 16 giờ 30 ngày 20.3, ông Đặng Mạnh Trung, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, đã chủ trì gặp gỡ báo chí, cung cấp thông tin về vụ sập Cầu Ghềnh.
Sập Cầu Ghềnh - Ảnh: Bạch Dương
Theo ông Trung sự việc xảy ra 11 giờ 30 ngày 20.3, một sà lan chở chở cát từ hướng Biên Hòa qua Cầu Ghềnh về hướng cầu Hóa An thì va chạm mố cầu số 2 của Cầu Ghềnh.
Hậu quả, nhịp cầu số 3 chìm xuống nước, một nhịp cầu khác bị gãy, chìm một đầu xuống sông. Có 3 xe máy vướng lại trên nhịp cầu số 3 nhưng may mắn cả 3 người đi xe máy đều kịp thoát. Hai tài công điều khiển sà lan đã nhảy xuống sông bơi vào bờ, hiện đang bỏ trốn
Thông tin từ lực lượng cứu hộ, quá trình lặn tìm chưa phát hiện thi thể nào dưới sông, thiệt hại về người chưa có còn thiệt hại vật chất chưa đánh giá đc
Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ tai nạn đang là ưu tiên hàng đầu - Ảnh: Bạch Dương
Tỉnh Đồng Nai cho biết vụ tai nạn giao thông đường thủy này đã làm mất điện, mất nước một số khu vực. Một số tuyến đường cũng phải ngưng hoạt động
Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết đã chỉ đạo khắc phục kịp thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan đã báo cáo, khắc phục hậu quả ngay sau đó, đồng thời chuẩn bị cho các tình huống xấu như sự cố tràn dầu, chập điện...
Đại tá Trần Tuấn Triệu Phó cảnh sát PCCC Đồng Nai cho biết đến thời điểm này, cơ quan chức năng đã xác định được tàu kéo mang BS SG 3745 kéo theo sà lan BS SG 5984 chở khoảng 800 tấn cát từ Long An về hướng Đồng Nai, đã gây ra tai nạn. Hiện tại, cơ quan chức năng đã liên hệ được với chủ chiếc sà lan.
Cũng theo đại tá Triệu, Bộ Công an sẽ vào cuộc điều tra vụ việc. Khâu trục vớt sẽ do Bộ Giao thông vận tải chủ trì, Cảnh sát PCCC Đồng Nai và TP.HCM phối hợp thực hiện.
Hoàng Tuấn - Lê Lâm
Theo Thanhnien
Sập Cầu Ghềnh: Tuyến đường sắt độc đạo Bắc-Nam quá mong manh Cầu Ghềnh (Đồng Nai) bị sà lan đâm sập; cầu đường sắt Bình Lợi (TP.HCM) cũng nằm trong vòng nguy hiểm vì đã từng xảy ra các vụ sà lan mắc kẹt và đâm vào cầu. Chuyên gia giao thông nói đối với những cây cầu trên trục đường huyết mạch, cần phải có những giải pháp an toàn - Ảnh: Lê Lâm...