May mắn vì trượt đại học danh tiếng
Năm 17 tuổi, Lizzie Frainier không trúng tuyển Đại học Oxford. Sau thời gian dài cảm thấy tồi tệ, cô nhận ra không vào đại học danh tiếng “có khi tốt hơn”.
Lizzie Frainier, 26 tuổi, biên tập nội dung của tờ Telegraph (Anh), phụ trách mục Du lịch, thành thạo tiếng Pháp và Tây Ban Nha, chia sẻ về trải nghiệm bị Đại học Oxford từ chối.
Năm 17 tuổi, tôi trượt bài thi lái xe, không thể đến thăm bố dịp Giáng sinh vì một cơn bão tuyết. Nhưng điều khiến tôi thấy tồi tệ nhất là thi trượt Đại học Oxford.
Việc bị từ chối được thông báo tới năm lần. Một lá thư được gửi đến nhà, hai cái khác được gửi đến trường tôi, một email và một tin nhắn UCAS, tất cả cùng nội dung nói tôi “thất bại”. Lúc đó tôi nghĩ mọi người ở Oxford muốn đánh gục mình hay sao mà gửi thư đến năm lần để chắc chắn tôi nhận được.
Lizzie Frainier. Ảnh: Telegraph
Tôi nhớ lại cuộc phỏng vấn vào trường, thầy giáo đã hỏi tôi liệu Hoàng tử bé, cuốn sách tiếng Pháp yêu thích của tôi, có được coi là tác phẩm văn hay không. “Em nghĩ Hoàng tử bé là một câu chuyện đáng yêu nhưng không thật sự nghĩ rằng nó là một cuốn sách thiếu nhi”, tôi trả lời. Thầy giáo thân thiện nhưng tôi xấu hổ vì cách trả lời ngây ngô và đơn giản của mình.
Khoảnh khắc nhận được thư từ chối, tôi thất vọng và cay đắng. Tôi vẫn nhớ rõ mỗi chiều đứng trên hành lang trường học, xem đi xem lại những lá thư từ chối rồi gục xuống sàn khóc. Tôi đã thất bại, cảm giác như 18 năm cố gắng, học hành chăm chỉ của mình trở nên vô nghĩa. Tôi không biết mình sẽ đi đâu sau khi tốt nghiệp THPT.
Nghe có vẻ kịch tính nhưng đây là lần đầu tiên tôi thất bại nặng nề đến vậy. Có lẽ tôi chưa đủ chăm chỉ hoặc không thông minh như mình nghĩ. Tôi cảm giác thất bại này sẽ thay đổi toàn bộ tương lai của mình.
Video đang HOT
Lý do lớn nhất đằng sau việc tại sao tôi thấy tồi tệ đến vậy không hẳn là bị một đại học danh tiếng từ chối. Tôi bối rối vì không đáp lại được kỳ vọng của chính mình, xấu hổ trước bạn bè và gia đình. Thật khó để tôi mở lời thừa nhận mình không đặc biệt và cũng chẳng giỏi giang gì.
Trong những năm tháng niên thiếu, tôi đã nghĩ trường học là thứ duy nhất có thể tự chủ nên muốn trở thành người giỏi nhất. Vì thế, lựa chọn Oxford (hoặc Cambridge) như một lẽ tất yếu để tôi chứng minh khả năng. Tôi đã nghĩ ngoài hai trường đó ra, mọi đại học khác đều hạng hai và dành cho những người bình thường, không đáng kể. Và hóa ra, tôi cũng là một người bình thường.
Tôi luôn háo hức và muốn được trưởng thành càng nhanh càng tốt. Tôi từng lấy trộm chìa khóa tủ rượu để uống thử khi chưa đủ tuổi, làm đạo diễn vở kịch đầu tiên ở tuổi lên 9, sở hữu vô vàn điểm A* và trở thành nữ sinh đại diện trường. Những thứ đó đã khiến tôi cảm giác như mình đang đi trên một quỹ đạo dẫn tới thành công.
Tuy nhiên, hóa ra tôi chỉ là một con cá lớn trong cái ao nhỏ, khi được ném vào biển với những con cá lớn nhất cả nước, tôi gần như không thể bơi.
Khi bình tĩnh lại, tôi hiểu rằng việc mình bị từ chối không phải lỗi của Oxford. Tôi đã không thực hiện đủ số lượng nghiên cứu, cũng không chăm chỉ và tài năng như các ứng viên khác. Tôi chỉ ở mức tạm được.
Tôi đã dành nhiều tuần quanh quẩn trong bốn bức tường trước khi quyết định học tại một trường khác. Tôi chọn Đại học Nottingham. Điều thú vị là sau khi cho phép mình than khóc, tôi có thể đi tiếp mà không nhìn lại. Thật ra trong thời gian ở Nottingham, rất nhiều lần tôi đã ước mình đang ở Oxford. Tuy nhiên, tôi thấy mình tự do hơn vì đã gỡ bỏ được áp lực cho bản thân.
Lizzie (bên phải) và bố mẹ trong ngày tốt nghiệp Đại học Nottingham. Ảnh: Telegraph
Tôi nhận ra mình đã gồng gánh quá lâu, chịu nhiều áp lực không đáng có. Việc tự kỳ vọng quá lớn vào bản thân khiến tôi không còn được sống đúng với lứa tuổi và sở thích của mình.
Sau thất bại này, tôi hiểu mình vẫn phải làm việc chăm chỉ nhưng không cần chứng minh bản thân với bất kỳ ai. Tôi ít căng thẳng hơn và hiểu rằng bằng cấp chỉ là một phần trong thế giới rộng lớn. Tôi tham gia mạng lưới truyền thông và làm phim, xây dựng tình bạn với “những người bình thường” tại Nottingham. Khi tôi không phải chứng minh bản thân với bất kỳ ai, tôi mới có thể là chính mình.
Một vài người nghĩ tôi chỉ đang cố gắng “tỏ ra là mình ổn hơn những người khác”, nhưng tôi nghĩ điều đó không quan trọng với mình nữa. Giống như đại học không dành cho tất cả mọi người, mỗi trường lại mang đến một trải nghiệm khác nhau.
Cũng từ Nottingham, tôi nhận được cơ hội làm việc yêu thích, cũng là công việc của tôi bây giờ. Tôi không rõ mình có được gọi là thành công hay không, nhưng chắc chắn là đang rất hạnh phúc. Bị Oxford từ chối có khi giúp cuộc đời tôi tốt hơn, giúp tôi đến với những gì mình muốn.
Thanh Hằng
Theo Telegraph/VNE
Nhật Bản giải thích lý do dùng cờ 'Mặt trời mọc' tại Olympic 2020
Trong thông báo trên trang web chính thức, Bộ Ngoại giao Nhật Bản giải thích rằng thiết kế của lá cờ tượng trưng cho hình ảnh Mặt trời mọc tương tự quốc kỳ Nhật Bản.
Olympic Tokyo 2020. (Nguồn: variety)
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 8/11 đã bổ sung thông báo bằng tiếng Hàn Quốc giải thích lý do Tokyo cho phép sử dụng lá cờ Mặt Trời mọc kiểu cũ trong dịp Olympic và Paralympic Tokyo 2020.
Trong thông báo trên trang web chính thức, Bộ Ngoại giao Nhật Bản giải thích rằng thiết kế của lá cờ tượng trưng cho hình ảnh Mặt trời mọc tương tự quốc kỳ Nhật Bản. Hình cờ này đã được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản trong một thời gian dài.
Trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đăng lời giải thích tương tự bằng tiếng Nhật và tiếng Anh trước khi bổ sung tiếng Hàn Quốc cùng với tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Quốc hội Hàn Quốc hồi cuối tháng 9 vừa qua đã thông qua nghị quyết hối thúc Nhật Bản ban hành lệnh cấm khán giả Olympic và Paralympic Tokyo mang lá cờ thời đế quốc hoặc mặc đồng phục có in hình này vào dự khán.
Người dân Hàn Quốc coi lá cờ này là biểu tượng quân phiệt của Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ 20.
Nghị quyết cũng kêu gọi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chủ động cùng cộng đồng quốc tế nâng cao hiểu biết về ý nghĩa của chủ nghĩa đế quốc trong lá cờ và dùng nỗ lực ngoại giao để ngăn việc sử dụng lá cờ này tại các sự kiện và thi đấu quốc tế chính thức.
Truyền thông Nhật Bản hồi đầu tháng 9 đưa tin Ban tổ chức Olympic Tokyo không có ý định hạn chế người dân sử dụng lá cờ trên trong giải đấu, với lý do hình cờ này đã được dùng rộng rãi tại Nhật Bản.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau đó đã ra tuyên bố kêu gọi Tokyo rút lại quan điểm như vậy, cho rằng lá cờ có thể biến sự kiện thể thao này thành công cụ truyền bá thông điệp chính trị.
Hình cờ trước đây gần giống quốc kỳ Nhật Bản hiện nay, cùng có một hình tròn đỏ ở giữa tượng trưng cho Mặt Trời, song điểm khác là cờ trước đây có những tia nắng tỏa ra xung quanh./.
Theo Phan An (TTXVN/Vietnam )
Virus Corona: Chuyên gia chỉ ra thói quen khiến nam giới có tỉ lệ nhiễm và tử vong cao Các chuyên gia y tế hàng đầu tại Anh đã đưa ra một trong những nguyên nhân lý giải vì sao nam giới lại có tỷ lệ nhiễm và tử vong vì virus Corona (COVID-19) cao hơn nữ giới. Đàn ông dễ nhiễm virus Corona hơn nữ giới là do thói quen hút thuốc (ảnh: Telegraph) Tờ Telegraph dẫn nghiên cứu mới nhất...