May mắn chạy khỏi căn nhà cổ 5 phút trước khi sập
“Sau tiếng động như bom, bụi trắng nghi ngút, ngôi nhà sập xuống khiến hàng chục người hốt hoảng, nháo nhào tháo chạy thoát thân”, bà Thu – người chứng kiến ngôi nhà cổ sập trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) kể lại.
Khuôn mặt vẫn còn hốt hoảng, tay run run, đứng ngoài hiện trường vụ sập nhà cổ ở 107 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), bà Nguyễn Thị Thu tự nhận mình là người may mắn. Vừa ra khỏi nhà, ngồi xuống quán nước cách hiện trường vài chục mét, bà nghe “một tiếng động lớn như bom vang lên”. Quay lại nhìn, bà thấy “hàng chục người nháo nhào tháo chạy, phía sau khói bụi bốc lên nghi ngút”.
Nhìn về ngôi nhà trọ bị sụp do mảnh vỡ từ căn nhà cổ rơi xuống, bà Thu buồn rầu bảo, “chắc không còn đồ đạc gì, vì đống gạch đã vùi lấp kín phòng trọ, nhiều đồ đạc đáng giá như tiền bạc cũng không kịp mang theo”.
Người phụ nữ ở tuổi ngũ tuần cho biết thuê căn nhà trọ ở tầng 1, cạnh khu nhà vệ sinh nơi tìm thấy nạn nhân nữ bị mắc kẹt. Khu nhà này bị một phần bức tường đổ xuống vùi lấp.
“Giờ muốn vào xem đồ đạc trong nhà thiệt hại ra sao nhưng cũng không được vì công ăn chặn hết lối vào. Rồi còn ăn ở sinh hoạt, không biết sẽ ra sao”, bà Thu buồn rầu.
Người đàn ông này tìm thấy nữ nạn nhân Hường bị vùi lấp và huy động mọi người đào bới. Ảnh: Phương Sơn
Theo anh Quân, người sống ở khu tập thể sát ngôi nhà sập, lúc đó anh đang ở cầu thang tầng 2. Sau tiếng động lớn khiến mọi thứ rung chuyển, anh hốt hoảng chạy xuống dưới thì mọi thứ đổ sụp trước mắt. “Bụi nghi ngút, tường gạch đè lên kín khu chợ cóc nhỏ với nhiều vật dụng bị vùi lấp, không có tiếng ai kêu cứu”, anh Quân kể.
Video đang HOT
Nhìn thấy chiếc áo và phần lưng một người phụ nữ trong đống đổ nát, anh Quân và một số người cố bới gạch, vữa để lôi chị này ra. “Chị ấy bất động nhưng sờ vào người vẫn còn thấy ấm. Khi cứu hộ xuất hiện và đưa chị ấy ra ngoài, tôi mới nhận ra là Hường, bán rau trong chợ”, anh Quân kể. Chị Hường sau này được xác định tử vong trước khi được đưa tới bệnh viện.
Theo anh Quân, con ngõ nhỏ sát tòa nhà bị sập là nơi buôn bán rau quả và đồ ăn của hàng chục người. Phần mái và một phần bức tường cao vài mét của ngôi nhà cổ đổ xuống ngõ đúng vào buổi trưa, vắng cả người bán lẫn người mua nên thiệt hại giảm đáng kể.
Ngồi trong góc tối gần ngôi nhà bị sập, bà Phạm Thị Thắng (61 tuổi) vẫn còn “run run, tim cứ đập thình thịch”.
Khi sự việc xảy ra, bà Thắng đang ở trong nhà cùng cô con gái và một người bạn bán hàng, cách căn nhà cổ chừng 5 mét. “Tôi chỉ nghe một riếng rầm, sau đó bụi tường bay mù mịt, cứ tưởng là có gió lốc quét qua ai ngờ nhà sập. Hú hồn, suýt thì chết. Mẹ con tôi run rẩy, dìu nhau chạy ra ngoài”, bà Thắng cho hay.
“Lúc này, khung cảnh hết sức hỗn loạn, có người chạy, người bị thương, anh xe ôm ở đầu ngõ còn bị gẫy chân”, bà kể và nói thương nhất là chị Trần Thị Nga (36 tuổi), nạn nhân cuối cùng được tìm thấy trong đống đổ nát. Gia đình chị Nga vừa bán vừa sửa điện thoại, sống khá hòa thuận với người dân xung quanh. “Trước đó vài phút tôi còn trông thấy cô ấy. Con gái tôi trêu sao hôm nay trông chị buồn thế. Cô ấy quay lại cười với mẹ con tôi, nhưng chỉ ít phút sau thì nhà sập, người không thấy đâu nữa”, giọng bà Thắng run run.
Thi thể của chị Nga được tìm thấy sau gần 6 tiếng. Ảnh: Giang Huy.
Một số người dân cạnh hiện trường cho hay, vào buổi trưa, chị Nga sang mua chanh của chị Hường, rồi mang gửi ở tầng một cạnh chỗ nhà đổ để đi vệ sinh. Không lâu sau thì căn nhà bị sập. “Nhiều người đã cố gọi điện vào trong, tuy có đổ chuông nhưng không thấy Nga nhấc máy nên đã báo cho lực lượng chức năng để tìm kiếm”, một người dân cho biết. Mãi đến 18h chiều nay, người ta mới tìm thấy thi thể của chị Nga.
Một cán bộ xin giấu tên ở Ban quản lý dự án đường sắt khu vực 1 cho biết, lúc 12h30 phút, khi anh đang làm việc trong tòa nhà thì một nhân viên phát hiện cột trụ bị tróc vữa và sập xuống. Thấy vậy, nhân viên này đã hô những người khác tháo chạy khỏi ngôi nhà.
“Chúng tôi ra khỏi nhà chỉ 5 phút thì toàn bộ mái nhà sập đổ. Tôi cho rằng, nhà sập do cột bị ải lâu ngày nên tự tách gạch ra. Các cột này đã bị hư hỏng từ lâu song không được cải tạo, sửa chữa. Công trình này có thể thuộc diện phải bảo tồn”, vị cán bộ Ban dự án đường sắt cho biết.
Căn nhà cổ bị sập gây nhiều thiệt hại cho các hộ dân và người buôn bán xung quanh. Ảnh: Giang Huy.
Về nguyên nhân của vụ việc, theo ông Đoàn Quy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt, sau cơn mưa buổi sáng nay, ngôi nhà bị dột nặng nên các cán bộ của Ban quản lý đường sắt khu vực 1 đã phát lệnh di tản sang nơi khác. May mắn, 35 nhân viên làm việc tại đây đã lánh đi trước khi căn nhà đổ sụp.
Theo ông Hoạch, phần nhà bị sập thuộc một căn nhà có ba khối. Khối một hướng ra mặt đường Trần Hưng Đạo và khối 3 trong cùng không hề hấn gì. Phần bị sập là hội trường được xây theo kiểu vòm mái có chiều cao tương đương với nhà 3 tầng, trên diện tích khoảng 300m2. Hai bên hành lang của hội trường có bố trí phòng làm việc cho cán bộ Ban quản lý. Thời điểm xảy ra tai nạn, một phần cán bộ đã được di tản trước đó, phần khác rơi vào buổi trưa nên vắng người.
Ông Hoạch cho biết, khả năng trời mưa lâu ngày làm thấm dột và do ngôi nhà đã quá cũ nên đã bị sập phần mái và tường tầng 2. Khung nhà tầng 1 vẫn còn nguyên vẹn.
Vị Phó tổng giám đốc cũng cho biết thêm, ngôi nhà số 107 Trần Hưng Đạo đã được Tổng công ty Đường sắt sử dụng từ sau năm 1955, đã nhiều lần được sửa chữa, gia cố lắp mái tôn để chống dột.
Trước đó, gần 1h chiều 22/9, một phần căn nhà cổ ở 107 Trần Hưng Đạo đã bị sập, làm chết 2 người, bị thương 6 người và làm hư hỏng nhiều tài sản.
Nhóm phóng viên
Theo VNE
Sập nhà cổ ở Hà Nội: Nạn nhân tử vong đã tăng lên 2 người
Ngoài một trường hợp bị tử vong trước khi tới bệnh viện, đến thời điểm này lại có thêm một nạn nhân bị tử vong trong vụ sập nhà cổ ở Hà Nội.
Đến 18 giờ ngày 22.9, vụ sập nhà cổ ở số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội đã làm 2 người chết và 7 người bị thương.
Bác sĩ Ninh Việt Khải, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt Đức cho biết, ngoài một bệnh nhân tử vong trước khi vào viện, một trường hợp khác được các bác sĩ cấp cứu hơn 15 phút nhưng đã không qua khỏi là trường hợp của bệnh nhân Lê Thị Hường, 46 tuổi. Hiện bệnh viện Việt Đức đang để trống một bàn mổ cùng các kíp phẫu thuật trực 24/24 giờ sẵn sàng dành cho bệnh nhân cấp cứu mổ nếu có.
Căn nhà cổ bị sập thuộc sự quản lý và sử dụng của Ban quản lý dự án 1, Tổng công ty Đường sắt. Khi sập, 35 cán bộ và nhân viên của cơ quan này đều không có mặt ở đây. Người bị nạn đều là dân sinh sống quanh khu vực.
Liên Châu
Theo Thanhnien
Hiện trường sập nhà cổ ở trung tâm Hà Nội Căn nhà xây từ thời Pháp thuộc Ban quản lý đường săt khu vực 1 trong ngõ 107 Trần Hưng Đạo đã đổ sập một phần vào trưa nay. 12h45 trưa 22/9, căn nhà Pháp cổ ở số 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, bất ngờ đổ sập, tạo tiếng động rất lớn, khói bụi bay mù mịt. Ngôi nhà này cách...