Máy lọc máu nằm băng ca vượt 500km cứu tân binh “từ cõi chết trở về”
Để cứu mạng tân binh 21 tuổi mười phần chết chín, máy lọc máu được cho lên băng ca cùng kíp bác sĩ “xịn” vượt 500km từ Sài Gòn lên Gia Lai trong đêm.
Sau 3 tháng nhập ngũ, vào buổi tối đầu tháng 6, tân binh Lê Hữu Th. (21 tuổi, quê Đắk Lắk) thấy đau đầu, sốt cao nên tới y tế trong đơn vị thuộc quân đoàn 3 (đóng quân ở Tây Nguyên) thăm khám.
Tới hôm sau, sức khỏe Th. diễn tiến xấu, tình trạng sốt nặng lên, da xuất hiện các tử ban. Nhận định nam tân binh có khả năng cao bị viêm não mô cầu, bác sĩ đã chuyển người bệnh tới bệnh viện Quân y 211 (TP Pleiku, Gia Lai) chữa trị.
Bs thăm khám cho nam tân binh
Trước việc tân binh Th. bị sốc nhiễm khuẩn, rơi vào tình trạng nguy kịch, bệnh viện đã thành lập tổ đặc biệt điều trị cho bệnh nhân. Một kíp bác sĩ từ bệnh viện Quân y 175 được điều động lên hỗ trợ.
BS Vũ Đình Ân – Phó chủ nhiệm khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Quân y 175 cho hay, qua hội chẩn, bác sĩ xác định tân binh bị viêm não mô cầu, suy đa cơ quan, rối loạn đông máu, tiên lượng tử vong.
Với nỗ lực “còn nước còn tát”, ê-kíp bác sĩ sử dụng thuốc vận mạch, giữ cho huyết áp người bệnh ổn định và quyết định phải lọc máu cứu tân binh.
Liên hệ bệnh viện 4 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên nhưng không nơi nào có máy lọc máy. Chúng tôi quyết định cần phải đưa máy từ TP.HCM lên mới có cơ hội cứu tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc” của người bệnh – BS Ân chia sẻ.
Tuy nhiên, việc vận chuyển máy lọc máu với quãng đường 500km là chưa từng có, nhất là với máy đã sử dụng, không có thùng bảo vệ, dễ hư hỏng trong khi di chuyển.
Máy lọc máu được cho lên băng ca cấp cứu, cố định như khi vận chuyển bệnh nhân để giảm xóc, tránh hư hỏng. Cùng với đó là kíp bác sĩ “xịn” và một kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm để xử lý sự cố nếu có – BS Ân nhớ lại sáng kiến khi vận chuyển thiết bị từ BV Quân y 175.
22h xe cứu thương lăn bánh, di chuyển liên tục, tới 6h30 sáng hôm sau có mặt ở bệnh viện Quân y 211. Chỉ sau 6 giờ lọc máu liên tục, bệnh nhân có dấu hiệu tốt lên, tình trạng rối loạn đông máu giảm dần.
Bác sĩ Ân bên nam tân binh may mắn được cứu sống
Nam tân binh tiếp tục được lọc máu suốt 80 giờ và truyền đơn vị hồng cầu lắng toàn phần và 4 đơn vị huyết tương tươi ngay tại chỗ.
Sau 21 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt. Để xử lý dứt điểm di chứng do viêm não mô cầu, người bệnh được chuyển về bệnh viện Quân y 175 tiếp tục điều trị.
Tới sáng nay, nam tân binh đã hoàn toàn tỉnh táo, vận động tốt và dự kiến sẽ xuất viện sớm.
Cứu sống được người bệnh là cả quá trình nỗ lực không biết mệt mỏi của ê-kíp bác sĩ. Tân binh Th. thực sự là người may mắn, khi “từ cõi chết trở về” – BS Vũ Đình Ân chia sẻ.
Theo vietnamnet.vn
Cháu bé bị ong vò vẽ đốt 100 nốt dẫn tới suy đa tạng
Bệnh nhân B.X.T. (11 tuổi, ở Quỳnh Hoa, Quỳnh Long, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, niêm mạc nhợt, khó thở, nước tiểu đỏ, suy đa tạng, men gan tăng, rối loạn đông máu do bị bầy ong đốt khoảng hơn 100 nốt.
Theo người nhà bệnh nhi chia sẻ, bé B.X.T. trèo lên nhà tắm kiểm tra đường nước thì dẫm phải tổ ong vò vẽ, bị đốt nhiều nốt, sưng tấy toàn thân.
Sau hội chẩn, các bác sĩ của khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã tiến hành hồi sức tích cực, lọc máu liên tục nhiều giờ. Đến nay bệnh nhân đã tỉnh, thoát sốc, chức năng gan, thận đang hồi phục.
Bệnh nhân B.X.T đang được lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
BSCKI Nguyễn Hùng Mạnh, Trưởng khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, lọc máu liên tục sử dụng hiệu quả cho các trường hợp bệnh nhân suy đa phủ tạng, suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn, suy gan cấp, suy tim kháng trị, viêm tụy cấp, ngộ độc nặng...
Bác sĩ khuyến cáo, khi bị ong đốt, cần lưu ý sơ cứu kịp thời:
- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi khu vực có ong, đặt người bị ong đốt nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể.
- Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn ép lấy ngòi vì có thể làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng, uống nhiều nước để loại thải các độc tố.
- Đưa người bị đốt tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Mùa hè là thời điểm tai nạn do ong đốt gia tăng. Vì vậy, người dân cần lưu ý:
- Tránh tiếp xúc với ong, không kích động hoặc chọc phá tổ ong. Khi ong bay đến, không chạy, nên đứng hoặc ngồi im không cử động.
- Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà. Khi ong vào nhà làm tổ cần phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ mới xây (thường tháng 3 - 4).
- Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, mỹ phẩm... có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Nên đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.
- Để loại bỏ tổ ong nên dùng khói, bình xịt côn trùng xua ong đi hết sau đó dùng lưới mắt nhỏ hoặc màn bọc tổ ong gỡ đi. Người thực hiện cần mặc quần áo dày, áo mưa (loại nhựa dày), đi găng và đầu đội mũ kín.
Theo www.giadinhmoi.vn
Bé 7 tháng tuổi tử vong sau nhiều ngày nằm viện mà không ra bệnh Được đưa đến bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc (Nghệ An) điều trị nhưng sau 9 ngày nằm viện không tìm ra nguyên nhân, gia đình đã chuyển cháu Kiệt lên tuyến trên và được thông báo đã quá muộn. Mẹ cháu Kiệt đem bức xúc phản ánh lên mạng xã hội mong cộng đồng chia sẻ. Chị Bùi Thị Vân (mẹ...