Máy làm biếng “thần thánh”: Chỉ 8 phút bóc hết 12kg ngô, trong khi đó 1 người giã tay mất 4h
Sau nhiều lần thất bại, đến năm 2015, ông Thái Văn Âu (ở huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) đã sáng chế thành công chiếc máy bóc, tách vỏ lụa và mày hạt ngô.
Với những công năng đặc biệt của chiếc máy, người dân địa phương đã đặt tên cho nó là “ cỗ máy làm biếng”.
6 lần thất bại
Nói về ý tưởng sáng chế chiếc máy, ông Thái Văn Âu (thôn Ú, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) cho biết: “Ở miền núi, ngô là nguồn lương thực quan trọng thứ hai của bà con đồng bào dân tộc người Raglai. Trước đây, nông dân chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công để giã ngô bằng tay nên rất vất vả và tốn nhiều thời gian. Từ đây, tôi nảy sinh ý tưởng làm ra một chiếc máy gì đó để giúp cho người dân địa phương giảm bớt khó khăn vất vả, dành thời gian làm các công việc khác”.
Sau nhiều lần thất bại, đến nay ông Thái Văn Âu đã nghiên cứu thành công chiếc máy bóc tách, giã ngô. Ảnh: C.T
Với diện tích 2ha đất sản xuất, ông Thái Văn Âu đã tìm hiểu, học hỏi để gieo trồng các loại cây thích hợp với khí hậu khắc nghiệt của địa phương. Theo đó, ông chọn thực hiện theo mô hình “vườn, cỏ, chuồng” khép kín. Ngoài ra, gia đình ông cũng kinh doanh, buôn bán tạp hóa phục vụ người dân tại địa phương. Cộng các khoản thu từ xay ngô, lúa, trồng trọt, chăn nuôi, mỗi tháng gia đình ông Âu thu nhập từ 15-18 triệu đồng.
Qua thời gian nghiên cứu tài liệu từ sách báo, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, ông Âu đã tìm tòi ra cách để sáng chế ra chiếc máy. Tuy nhiên, ông Âu cũng cho biết, để máy vận hành thành công trơn tru như ngày hôm nay, ông đã trải qua 6 lần thất bại.
Video đang HOT
“Những ngày đầu nghiên cứu chiếc máy rất gian nan, bởi tôi chỉ học hết lớp 7, trình độ hạn chế, nhất là kinh tế gia đình eo hẹp nên phần nào đã ảnh hưởng đến việc nghiên cứu chế tạo máy. Thấy nhiều đêm tôi mày mò vẽ bản thiết kế, tìm các vật dụng lắp ráp, vợ con tôi cũng phản đối, cho là viển vông. Thế nhưng, tôi bỏ chuyện ngoài tai để cố gắng làm chiếc máy và rất may mắn chiếc máy này không phụ công sức của tôi. Thực tế cho thấy, chiếc máy đem lại hiệu quả thiết thực, máy chạy êm vượt ngoài mong đợi và thay thế được sức lao động của con người” – ông Âu kể.
Ông Thái Văn Âu đang vận hành chiếc máy phục vụ người dân địa phương. Ảnh: C.T
“Chỉ trong vòng 8 phút, máy bóc hết 12kg ngô, trong khi đó một người giã tay phải mất hết 4 tiếng đồng hồ. Nếu máy chạy một ngày thì năng suất làm việc sẽ cao gấp 30 lần so với 1 người lao động”.
Ông Thái Văn Âu
Chia sẻ kỹ hơn về cỗ máy “làm biếng” của mình, ông Thái Văn Âu cho biết: “Chỉ trong vòng 8 phút máy bóc hết 12kg ngô, trong khi đó một người giã tay phải mất hết 4 tiếng đồng hồ. Nếu máy chạy một ngày thì năng suất làm việc sẽ cao gấp 30 lần so với 1 người lao động”.
Được biết, chiếc máy bóc vỏ lụa hạt ngô của ông Âu chạy bằng điện thông qua motor điện truyền động các trục quay, gồm 10 bộ phận: Khung máy, toa chứa ngô, thùng bóc tách, hộp truyền động, quạt gió, sàng đãi, trục lắc, puly truyền động, dao đánh vỏ lụa và động cơ 3 pha. Khi máy hoạt động, người điều khiển tiến hành đưa ngô vào toa chứa, hạt ngô rớt xuống thông qua dao đánh bóc tách. Tiếp tục qua bộ phận sàng, sản phẩm một bên sẽ cho ra hạt ngô đã tách vỏ và một bên là mày cám.
Ấp ủ nhiều ý tưởng mới
Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, ông Âu cho biết, mình đang ấp ủ nhiều ý tưởng khác và tiếp tục tìm kiếm phương pháp để làm ra các loại máy cắt cỏ, máy quạt lúa, máy vặt lông gà, lông vịt… nhằm giúp người dân địa phương tiết kiệm thời gian lao động và giảm chi phí. Với chiếc máy “làm biếng” trên, nếu làm dịch vụ cho thuê thì bình quân mỗi ngày cho thu 720.000 đồng, trừ chi phí chủ máy có thể lãi khoảng 650.000 đồng/ngày.
Ông Katơr Thuận – một người dân địa phương cho hay, gia đình ông đông con nên cuộc sống hàng ngày rất vất vả, phải lên nương rẫy để kiếm kế mưu sinh. Sau một ngày làm việc quần quật, chiều tối về nhà mọi người lại xoay trần giã ngô nên rất mệt mỏi. Nhờ có chiếc máy của ông Âu nên giờ gia đình chỉ cần mang ngô đến thuê bóc tách, chỉ trong một thời gian ngắn là máy hoàn thành các công việc trên.
Theo ông Kiều Thành Dàng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ma Nới, đây là chiếc máy có công dụng thực tế, góp phần giải phóng sức lao động cho đồng bào ở địa phương. Với ứng dụng thiết thực, chiếc máy tách vỏ hạt ngô của ông Thái Văn Âu đã đoạt giải Nhất tại Hội thi Khoa học Kỹ thuật tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV và giải Khuyến khích sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2016 – 2017. Mới đây, ông Âu đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế với hy vọng mở rộng sản xuất, bán ra thị trường phục vụ bà con ở những địa phương khác đang có nhu cầu.
Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Ninh Sơn cho biết thêm, bản thân ông Âu luôn tích cực chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Thường xuyên khuyến khích, hướng dẫn các hội viên trong chi hội, gia đình tham gia các lớp tập huấn kiến thức trồng trọt, chăn nuôi để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tăng năng suất và sản lượng nông sản.
Ngoài ra, ông Âu còn thường xuyên nêu gương sáng, tích cực vận động, giáo dục con cái chấp hành tốt pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội, như tích cực học tập để sau này giúp ích cho gia đình, xã hội. Bản thân ông luôn đi đầu trong phong trào “Con cháu hiếu thảo, ông bà, cha mẹ mẫu mực”. Trong nhiều năm liền, ông Âu được các cấp, ngành biểu dương, khen thưởng, là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần vượt khó khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất kinh doanh giỏi, gia đình ông nhiều năm liền đạt tiêu gia đình văn hóa, gia đình gương mẫu.
Nông dân Tuyên Quang thoát nghèo, thu nhập tăng nhờ trồng bưởi đặc sản
Gia đình anh Phạm Đình Thắng (ở xã Lực Hành, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và cấp T.Ư.
Với mô hình trồng hơn 2ha bưởi đặc sản VietGAP, sản xuất và chế biến miến dong với thương hiệu "Miến dong sạch Hợp Thành", gia đình anh đạt thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Anh Thắng cho biết, cùng giúp nhau có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững là trách nhiệm của hội viên nông dân. Thời gian qua, mỗi năm anh đã tạo việc làm thường xuyên cho 6 - 7 hội viên nghèo với thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, giúp nhiều hội viên nông dân thoát nghèo bền vững.
Cán bộ Hội ND huyện Yên Sơn thăm mô hình trồng bưởi VietGAP của nông dân giỏi Phạm Đình Thắng. Ảnh: Đức Thịnh
Ông Nguyễn Đức Hiền - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Yên Sơn cho biết: Hội ND huyện Yên Sơn hiện có trên 20.000 hội viên, sinh hoạt ở 30 cơ sở Hội và 458 chi Hội (tỷ lệ hội viên chiếm 91,4% số hộ làm nông nghiệp).
Những năm qua, Hội ND Yên Sơn đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ hội viên nông dân; đồng thời tích cực vận động hội viên nông dân tham gia các phong trào thi đua do Hội phát động. Trong đó, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" được xác định là phong trào trọng tâm, xuyên suốt.
Năm 2019, các cơ sở Hội tổ chức cho 16.780 hộ hội viên nông dân đăng ký hộ SXKD giỏi các cấp, qua bình xét có 8.334 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp. Thông qua phong trào SXKD giỏi đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế... Thông qua phong trào, Hội đã trực tiếp giúp đỡ 368 hộ hội viên nông dân nghèo vươn lên thoát nghèo ổn định cuộc sống.
Các cấp Hội cũng tăng cường các giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao trình độ, tay nghề và nâng cao thu nhập. Trong năm qua, các cấp Hội ND Yên Sơn đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 17 lớp dạy nghề về kỹ thuật chăn nuôi cá, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật trồng nấm, sửa chữa máy nông nghiệp cho 595 học viên.
Hội ND huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) hiện có trên 20.000 hội viên, sinh hoạt ở 30 cơ sở Hội và 458 chi Hội. Những năm qua, Hội ND huyện đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế, nhân rộng nhiều mô hình hiệu quả.
Ninh Thuận: Trồng hành tím dùng công nghệ tưới nhỏ giọt, cây vẫn xanh tốt dù nắng hạn gay gắt Ngày 29/6, ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác Trung ương Hội đã có buổi làm việc với Hội Nông dân xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) và thăm quan mô hình trồng hành tím áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã này....