Mây khổng lồ chứa vi hạt mang tích điện sắp đến Trái Đất
Một vụ cháy mạnh nhất 5 năm qua vừa bùng lên từ bề mặt Mặt Trời, gây ra một đám mây khổng lồ những hạt nhỏ mang tích điện. Đám mây đang tiến về phía Trái Đất, có thể gây nhiễu sóng radio và xuất hiện những ánh hào quanh trên trời.
Mặt trời bùng cháy, phát ra những vi hạt nhỏ mang tích điện về phía Trái Đất.
Cơ quan khí tượng quốc gia Mỹ nói đám mây khổng lồ những hạt nhỏ mang tích điện (còn gọi là CME) được phát hiện hôm 7/6 và có thể đến Trái Đất vào lúc 12h (giờ GMT) ngày 9/6 (tức 19h giờ Việt Nam).
Tuy nhiên, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trấn an rằng những vi hạt trong đám mây sẽ trượt qua từ trường của Trái Đất và có thể không là mối đe dọa cho hành tinh hoặc cho những phi hành gia đang bay trên quỹ đạo, những vệ tinh điện tử nhạy cảm hay truyền tin trên mặt đất.
Video đang HOT
Các nhà khoa học nói khi CME phóng ra những tia sáng như vậy vào từ trường Trái Đất, sẽ tạo nên vùng hào quang sáng chói và nhiều màu sắc trên bầu trời đêm trên những đường vĩ tuyến cực Nam và cực Bắc.
Các nhà thiên văn cho biết là thêm vào CME, sự bùng cháy của Mặt Trời hôm 7/6 cũng gây nên những dòng khí nóng trải rộng trên thượng tầng khí quyển Mặt Trời và rơi xuống trở lại bao phủ gần hết một nửa bề mặt Mặt Trời.
Trước đó, các nhà thiên văn đã cho rằng Mặt Trời đang đi vào thời kỳ bùng cháy dữ dội trong chu kỳ 11 năm thường lệ. Thời kỳ mới Mặt Trời có hoạt động tối đa sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm 2013.
Theo Dân Trí
Việt Nam có mưa sao băng vào đêm mai
Đêm mai, người dân Việt Nam sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Eta Aquarids có nguồn gốc từ sao chổi nổi tiếng Halley.
Sao chổi Halley. Ảnh: NASA.
Theo NASA, đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6, sẽ xuất hiện trận mưa sao băng Eta Aquarids, có nguồn gốc từ sao chổi Halley. Với điều kiện thời tiết lý lưởng, người quan sát có thể thấy từ 40 đến 60 sao băng/giờ trong trận mưa đặc biệt này.
Chủ nhiệm câu lạc bộ thiên văn Việt Nam, Đặng Vũ Tuấn Sơn cho biết, trận mưa sao băng lần này chỉ ở mức trung bình. Thời điểm lý tưởng để quan sát mưa sao băng Eta Aquarids là khoảng từ 3 giờ đến 4 giờ sáng ngày 6/5, khi trời chưa sáng và chòm sao Aquarius (Bảo Bình) đã lên đủ cao so với chân trời phía Đông.
Theo ông Sơn, thời tiết ít mây trong những ngày đầu mùa hè cùng với thời gian đầu tháng âm lịch, gần như không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng của Mặt Trăng, do đó người yêu thiên văn vẫn có nhiều khả năng quan sát được một số sao băng của trận này. Ông cũng lưu ý cần theo dõi thời tiết trước khi quyết định quan sát, chọn địa điểm có góc rộng và không bị ánh đèn chiếu thẳng vào mắt.
Ông Nguyễn Đức Phường, hội viên Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam khuyên người quan sát không cần kính thiên văn hay ống nhóm để quan sát mưa sao băng, mà chỉ cần theo dõi bằng mắt thường, vì tốc độ của mỗi sao băng lên tới hơn 30km/s ở độ phóng đại của kính thiên văn và ống nhòm.
Mưa sao băng xuất hiện do trái đất đi vào vùng bụi vốn là tàn dư của những sao chổi. Những hạt bụi có kích thước khác nhau lao vao bâu khi quyên với vận tốc rất lớn tao ra cac song xung kich. Sóng xung kích nen cac phân tư không khi phia trươc lam cho nhiêt đô cao đên hang nghin đô C va bốc cháy, tạo ra những vệt sáng ở độ cao 60 -100 km (tính từ mặt đất lên). Người ta gọi những vệt sáng nhỏ ấy là sao băng.
Hằng năm vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, người quan sát thiên văn sẽ thấy các sao băng ở vùng trời lân cận chòm sao Aquarius (Bảo Bình), đó là các sao băng mang tên Eta Aquarids.
Theo VNExpress
Ngắm "siêu mặt trăng" trên bầu trời Hà Nội Đúng 18h chiều 19/3, hiện tượng "siêu mặt trăng" đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. Hình ảnh mặt trăng khi gần trái đất đã rõ và sáng hơn bình thường. Mời quý độc giả cùng ngắm những hình ảnh kỳ thú của hiện tượng "siêu mặt trăng": Theo VTC News