Máy hút bụi làm nhiễm bụi không khí
Các loại máy hút bụi phổ biến chỉ dọn dẹp những dạng bụi lớn, còn những hạt bụi nhỏ li ti sẽ bay xuyên qua chiếc túi đựng bụi trong máy, lẫn vào không khí, mắt thường không nhìn thấy được
1. Miếng bọt biển
Căn phòng dơ nhất trong nhà thường là bếp, vì ở đó chúng ta phải xử lý thức ăn sống, đôi khi là chén đĩa để qua đêm vốn chứa rất nhiều vi khuẩn. Miếng bọt biển là một dụng cụ có thể tìm thấy ở tất cả các nhà bếp, vì hầu như bà nội trợ nào cũng dùng nó để lau dọn. Tuy tiện dụng nhưng bạn cần thận trọng với miếng bọt biển, vì nó chứa rất nhiều vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy, vi khuẩn gây bệnh tả và vô số vi trùng. Nói cách khác, miếng bọt biển là vật dụng dơ nhất trong nhà bếp, là vật có thể gieo rắc vi khuẩn khắp nhà trong quá trình lau dọn.
Lời khuyên của các chuyên gia vệ sinh là bạn nên ngâm miếng bọt biển trong thuốc tẩy, trước khi lau chùi. Đây là cách tốt nhất và tiết kiệm nhất. Sau mỗi lần dùng miếng bọt biển, bạn phải để chúng thật khô, vì đó là cách để diệt bớt vi khuẩn. Một cách nhanh gọn khác để diệt vi khuẩn là mỗi tuần, nên bỏ miếng bọt biển cùng một chút nước vào lò vi sóng khoảng một phút để diệt khuẩn.
Nên bỏ miếng bọt biển cùng một chút nước vào lò vi sóng khoảng một phút để diệt khuẩn (ảnh minh họa)
2. Máy hút bụi
Video đang HOT
Khi bạn sử dụng máy hút bụi, các mặt sàn sẽ trở nên sạch sẽ hơn, nhưng không khí trong nhà bạn chắc chắn sẽ bị nhiễm bụi, có thể ảnh hưởng không tốt cho các bệnh như dị ứng hoặc hen suyễn. Nguyên do là các loại máy hút bụi phổ biến chỉ có thể dọn dẹp những dạng bụi lớn, trong khi những hạt bụi nhỏ li ti sẽ bay xuyên qua chiếc túi đựng bụi trong máy, lẫn vào không khí, mắt thường không nhìn thấy được.
Vì vậy, thói quen dọn dẹp nhà bằng máy hút bụi sẽ khiến không khí trong nhà bị nhiễm bụi, chỉ đánh lừa được đôi mắt vì mọi thứ đều có vẻ “sạch sẽ”. Nếu đã quen dùng máy hút bụi để vệ sinh nhà cửa, bạn nên dùng loại có đầu lọc HEPA (high efficiency particulate air filter). Loại này có khả năng giữ lại những hạt bụi nhỏ, không để chúng bay vào không khí.
3. Thận trọng với gối và chăn
Trung bình, mỗi người thải khoảng 1,5 triệu tế bào da mỗi giờ, những tế bào này sẽ được giữ lại trên gối và nệm của bạn cùng các loại bụi khác. Chưa hết, ta còn có thể tìm thấy tóc, mồ hôi, lông động vật và rất nhiều vi khuẩn trên cơ thể người lang thang đâu đó ở gối và nệm. Tất cả đều là mầm mống gây bệnh. Sau khoảng 5 năm, nếu không giặt giũ, 10% cân nặng của chiếc gối bạn nằm là trọng lượng tích lũy của những thứ trên. Đáng sợ hơn, đó chính là những gì bạn hít vào mỗi đêm trong giấc ngủ, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh dị ứng và suyễn.
Để khắc phục một phần nguy cơ nhiễm khuẩn từ gối và nệm, bạn phải luôn sử dụng bọc nệm và gối. Bọc gối, nệm sẽ ngăn cản bạn hít phải bụi vào phổi. Ngoài ra, bạn cần giặt bao gối và drap trải giường bằng nước nóng (54-57 độ C) ít nhất mỗi tuần một lần.
4. Nướng thịt bằng than
Quá nhiều thịt nướng trong bữa ăn là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư (nguồn ảnh: internet)
Quá nhiều thịt nướng trong bữa ăn là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư, bởi sự xuất hiện của polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và heterocyclic amines (HCAs).
Khi mỡ từ thịt rơi xuống lò nướng, bắt lửa, và tạo ra khói – đó là một dạng của PHAs. Thế nhưng, điều đó lại tạo nên mùi thơm và sức hấp dẫn khó cưỡng lại của các món nướng. Chưa kể, khi thịt được nướng ở nhiệt độ cao, những phần bị cháy sém sẽ tạo nên một dạng của HCAs.
Vì thế bạn hãy hạn chế nướng thực phẩm trực tiếp trên lửa than, thay vào đó nên dùng giấy bạc bọc lại trước khi nướng hoặc bỏ chúng vào lò vi sóng. Bọc thịt bằng giấy bạc sẽ giữ cho mỡ không bị nhỏ xuống, tạo khói và miếng thịt không bị cháy sém.
5. Ngồi lì trước tivi, máy tính
Ngồi lì trước màn hình tivi hay máy tính là một thói quen không tốt cho sức khỏe, vì không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà đó còn là lúc bạn tiêu thụ nhiều thức ăn vặt nhất, nạp thêm vô số calorie thừa vào cơ thể, dẫn đến nguy cơ béo phì. Những nạn nhân của căn bệnh thừa cân có nhiều khả năng sẽ mắc bệnh tim mạch, ung thư, viêm khớp và nhiều loại bệnh khác. Giải pháp đơn giản nhất là bạn hãy tắt tivi, cất thức ăn vặt vào một chỗ và chuẩn bị cho một buổi đi dạo.
(Theo Phụ nữ online/webmd.com)
Cách chọn chè và cách dùng hành hoa trị bệnh
Theo y học cổ truyền, hành hoa có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn, hành làm thông khí, điều hòa kinh mạch và tạng phủ.
Dùng hành hoa để chữa cảm cúm di lạnh rất tốt. Hành hoa, lá tía tô, mỗi vị 10g, hai vị thuốc trên rửa sạch, để ráo, thái nhỏ; lòng đỏ trứng hai quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi nhanh.
Dùng hành hoa để chữa cảm cúm di lạnh rất tốt (nguồn ảnh: internet)
Bạn biết gì về nước trà?
Theo Đông y, cơ thể chúng ta có háo, nhiệt hay hư hàn khác nhau. Lá chè cũng có phân loại tính lương (mát) và tính ôn (nóng) khác nhau. Người có thể chất nóng, háo thì uống trà xanh, trà tươi có tính lương là phù hợp; người có thể chất hư hàn nên uống hồng trà có tính ôn.
Để xem loại trà nào phù hợp với mình, bạn hãy tự quan sát cơ thể có xuất hiện triệu chứng gì lạ sau khi uống trà hay không. Sau khi uống trà nếu xuất hiện đau quặn, mất ngủ, nhức đầu, chân tay tê mỏi hoặc nhạt mồm nhạt miệng... thì không nên uống.
Uống nước rau mùi tươi đun sôi, giúp cho bệnh sởi mau lành (nguồn ảnh: internet)
Để bệnh sởi mau lành
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, phát sinh và lây lan, thường gặp ở trẻ em từ 1 - 5 tuổi. Khi bị bệnh ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể lấy: rau mùi tươi 25g, rau tươi cả rễ rửa sạch cắt nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước, đun sôi kỹ 1 - 2 phút, chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, chỉ uống 1 - 2 ngày đầu khi mới mắc bệnh.
(Theo Thời trang Trẻ)
Nguy cơ lây bệnh từ đồ siđa Đồ đạc đã qua sử dụng (còn gọi đồ siđa) có ưu thế rẻ, tiện dụng... nhưng nếu mua phải những sản phẩm chưa qua xử lý diệt khuẩn, nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm rất cao. Ai sử dụng đồ siđa? Với những người lao động, công nhân nghèo,... sử dụng một bộ quần áo trị giá vài trăm ngàn...