Máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới có nguy cơ ngừng hoạt động để tiết kiệm điện
Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu đang đe dọa ảnh hưởng đến máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới Large Hadron Collider (LHC).
Máy gia tốc hạt LHC. Ảnh: Popsci
Theo tờ Wall Street Journal ngày 4/9, thông tin trên do ông Serge Claudet, Giám đốc Ban quản lý năng lượng của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), đưa ra.
Cơ quan này đang nghiên cứu các kế hoạch dự phòng mà theo đó, LHC có thể bị ngừng hoạt động để giảm tiêu thụ năng lượng vào thời gian cao điểm.
Ông Claudet nói: “Mối quan tâm của chúng tôi là sự ổn định của lưới điện, bởi vì chúng tôi làm tất cả những gì có thể để ngăn mất điện trong khu vực của chúng tôi”. Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ tìm cách duy trì hoạt động của LHC và cố gắng tránh đóng đột ngột cỗ máy trị giá 4,4 tỷ USD này.
LHC là một trong 8 máy gia tốc hạt nằm tại khu phức hợp rộng lớn của CERN trên biên giới giữa Pháp và Thụy Sĩ. Đây cũng là một trong những cơ sở tiêu thụ điện lớn nhất của Pháp khi cần khoảng 200 megawatt điện trong thời gian hoạt động cao điểm. Toàn bộ thành phố Geneva gần đó chỉ tiêu thụ khoảng gấp ba lần số điện đó.
Video đang HOT
CERN đang hy vọng đạt được thỏa thuận với nhà cung cấp điện là tập đoàn điện lực nhà nước Pháp EDF SA và muốn được thông báo trước ít nhất một ngày trong trường hợp họ phải giảm mức tiêu thụ điện.
Theo chiến lược hiện tại, CERN sẽ đóng các máy gia tốc khác để giảm mức tiêu thụ 25% nhưng vẫn giữ cho LHC hoạt động.
Tắt LHC sẽ tiết kiệm thêm 25% điện nữa. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ làm chậm các thử nghiệm liên quan máy gia tốc hạt vài tuần, vì hoạt động này đòi hỏi một lượng lớn điện ngay cả khi máy không được sử dụng.
Châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng do loại bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga. Nga cũng đã giảm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu với lý do các vấn đề kỹ thuật liên quan đến các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt.
Pháp đang gặp những trở ngại về nguồn cung cấp điện bổ sung sau khi xảy ra sự cố tại các lò phản ứng hạt nhân tại các nhà máy điện hạt nhân. 12 trong số này đã ngừng hoạt động để sửa chữa, tiếp tục làm giảm nguồn cung cấp điện của Pháp.
EU lo khủng hoảng năng lượng gia tăng sau khi Nga đóng đường ống Nord Stream 1
Nỗi lo châu Âu có thể bị nhấn chìm trong cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa đông đã tăng lên một mức độ mới sau khi tập đoàn Nga Gazprom ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1.
Cơ sở nhận và chuyển khí đốt thuộc dự án Nord Stream 1 ở Lubmin, Đức ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Guardian, tình hình trên nghiêm trọng vì trước đây ở thời kỳ đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh, Nga vẫn cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Trong khi đó, hiện nay, đường ống Nord Stream 1 đã bị đóng cửa hai lần từ khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine. Nord Stream 1 bị đóng lần đầu tiên trong 10 ngày vào tháng 7 và lần ngừng hoạt động từ ngày 2/9 là vô thời hạn.
Gazprom cho biết sẽ ngừng cung cấp khí đốt qua Nord Stream 1 vô thời hạn sau khi phát hiện rò rỉ trong đường ống và sẽ chỉ khởi động lại khi hoàn thành xong sửa chữa. Động thái này diễn ra vài giờ sau khi các quốc gia Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đồng ý áp đặt giá trần đối với dầu Nga.
Đường ống Nord Stream 1 có thể cung cấp tới 170 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày. Tuy nhiên, đường ống này đã không hoạt động trở lại sau khi bị phía Nga đóng trong ba ngày để bảo trì.
Vài giờ trước khi lẽ ra khí đốt được cung cấp trở lại, Gazprom đã công bố một bức ảnh về vị trí rò rỉ dầu trên một thiết bị của Nord Stream 1.
Các nhà phân tích cho rằng động thái Nga kéo dài thời gian đóng cửa đường ống được đưa ra không lâu sau khi Đức tiết lộ kho dự trữ khí đốt cho mùa đông đang đầy lên nhanh hơn dự kiến. Điều này cho thấy động thái của Nga có thể là để siết chặt nguồn cung và gây ra thiệt hại tối đa cho châu Âu trong mùa đông.
Cơ quan quản lý mạng lưới của Đức cho biết nguồn cung cấp khí đốt của nước này đã được đảm bảo nhưng cảnh báo rằng tình hình đang căng thẳng và không thể loại trừ tình hình sẽ xấu đi.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các biện pháp của chính phủ nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt trong mùa đông đã được chuẩn bị để Đức có thể đối phó với nguy cơ bị cắt hoàn toàn nguồn cung năng lượng từ Nga. Ông Scholz khẳng định việc đảm bảo được nguồn dự trữ khí đốt có nghĩa là Đức đang ở vị thế tốt hơn nhiều về mặt an ninh nguồn cung so với dự báo cách đây vài tháng.
Bà Angela Knight, cựu Giám đốc điều hành hiệp hội thương mại Energy UK, cảnh báo rằng chiến thuật của Nga đã khiến Anh và Liên minh châu Âu (EU) hoảng sợ. Bà nói Anh và châu Âu quá phụ thuộc nguồn cung năng lượng từ các quốc gia mà không phải tất cả đều thân thiện. Bà nói: "Chúng ta đã sai lầm về chính sách năng lượng trong một thời gian dài".
Tuy nhiên, bà Knight khẳng định Anh có thể vượt qua mùa đông này. Bà nói: "Sẽ khó khăn, sẽ tốn kém và sẽ phải có một số hỗ trợ dành cho các nhóm người và một số hỗ trợ cho ngành".
Trước đó, kể từ tháng 7, đường ống Nord Stream 1 giảm công suất do một số tuabin ngừng hoạt động. Một số tuabin được gửi đến Canada để sửa chữa và kẹt lại ở đó do các lệnh trừng phạt của Canada đối với Nga.
Trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm và đề phòng đường ống dẫn khí đốt ngừng hoạt động, EU bắt đầu tích cực dự trữ khí đốt. Tới ngày 30/8, khối này đã đạt được mục tiêu dự trữ khí đốt trước thời hạn 2 tháng. Các quốc gia thành viên EU quyết định tích đầy các cơ sở dự trữ khí đốt dưới lòng đất ở mức 80% vào ngày 1/11, nhưng đến ngày 28/8, mức lấp đầy đã đạt 79,94%.
Giá khí đốt bán buôn tăng vọt đang làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp và các hộ gia đình châu Âu khi nhu cầu phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19 gia tăng và cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài.
Điện hạt nhân chờ trỗi dậy giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu Đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có, các chính phủ ở phương Tây đang cân nhắc lại quan điểm lâu nay về vai trò của sản xuất điện hạt nhân, tạo tiền đề để điện hạt nhân trở lại. Các tháp làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Saint-Laurent-des-Eaux ở Saint-Laurent-Nouan, miền Trung Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang...