Máy gặt liên hợp về đồng ruộng ven đô giúp dân ‘giải phóng’ cái liềm
Máy gặt lúa liên hợp đã không còn xa lạ với nhiều vùng trồng lúa tại Việt Nam. Tuy nhiên, với xã Lại Yên – Hoài Đức – Hà Nội, thu hoạch bằng cơ giới hóa vẫn là điều mới mẻ …
Là một làng ven đô, cách trung tâm thành phố Hà Nội trên dưới 10km và có một khu công nghiệp đặt tại đây, ít ai biết xã Lại Yên vẫn còn canh tác lúa với phương thức truyền thống.
Người dân vẫn chủ yếu sản xuất lúa bằng tay trong tất cả các công đoạn. Trong năm 2016, HTX Nông nghiệp xã Lại Yên đã thuê máy gặt liên hợp giúp dân.
Máy gặt chỉ cần 1 người điều khiển và một người thay bao tải chứa thóc
Máy gặt liên hợp không chỉ tiết kiệm tối đa sức người mà còn giảm thiểu chi phí, tiện lợi. Trước đây, giá thuê hai nhân công gặt 1 sào ruộng (360m) dao động từ 250 000 – 350 000 đồng và làm việc liên tục trong 4 tiếng đồng hồ.
Nông dân ngồi chờ đến lượt mình gặt lúa
Video đang HOT
Người dân không còn phải gặt bằng tay
Sau đó người nông dân tiếp tục phải gánh lúa đi tuốt, giá khoảng 70 000 đồng/sào mới có hạt thóc thành phẩm. Với máy gặt liên hoàn, chi phí giảm xuống còn 120 000 – 160 000 đồng /sào và chỉ trong 10 phút là xong.
Anh Nguyễn Đăng Luân (nhân viên HTX Nông nghiệp xã Lại Yên) cho biết: ” Xã thuê 3 máy gặt giúp dân. Máy gặt mới về xã một năm nay và hiện tại gần 100% các hộ canh tác đều đăng ký gặt máy”.
Gặp lúa kiểu tiên tiến không cần liềm, đi gặt chỉ cần mang bao tải và… chờ
Máy gặt chạy những đường thẳng tắp kết hợp cày ruộng
Mảnh ruộng được gặt thủ công sẽ phải trải qua nhiều công đoạn mới có thể tiếp tục canh tác vào vụ sau
Bác Xuyến chia sẻ về ấn tượng với máy gặt liên hoàn
Bác Tăng (thôn 2, xã Lại Yên) vui vẻ nhận thóc thành phẩm
Bác Vũ Thị Bính – một “lão nông chi điền” tại thôn 1, xã Lại Yên rất vui mừng vì có máy gặt giúp đỡ. Bác đã lớn tuổi và những ngày mùa gặt hái cũng là những ngày sức khỏe bác giảm sút. Bác nói: “Từ ngày có máy gặt về là tôi đỡ đau khớp hẳn lên”. (Trong ảnh: Nụ cười của bác Vũ Thị Bính)
Bác Bính có thể ung dung chờ máy gặt thay vì tự gặt thủ công như những năm trước đây
Lúa mùa năm nay năng suất giảm do ảnh hưởng thời tiết cũng như sâu bệnh
Sau mưa bão, lúa bị ngã rạp. Nếu gặt theo phương pháp thủ công sẽ vô cùng vất vả
Theo Thu Trang (Nông nghiệp Việt Nam)
Hỗ trợ cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp
Bộ NNPTNT đang đề xuất chính sách hỗ trợ cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định về chính sách hỗ trợ cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp, sẽ hỗ trợ trực tiếp một phần giá trị máy, thiết bị cho người mua máy. Mức hỗ trợ đến 30% giá trị máy, thiết bị nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng.
Nông dân có thể được hỗ trợ đến 30% giá trị máy nông nghiệp. Ảnh: T.L
Các loại máy, thiết bị gồm: Các loại máy làm đất, san phẳng đồng ruộng, gieo cấy, trồng, chăm sóc, thu hoạch trong nông nghiệp; máy sấy nông sản, lâm sản, thủy sản; máy, thiết bị sản xuất muối sạch; máy, thiết bị sử dụng trong chăn nuôi; phà (chẹt) chở máy nông nghiệp; Hệ thống thiết bị tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp. Máy, thiết bị sản xuất giống, nuôi trồng, thu hoạch thủy sản; máy, thiết bị thông tin liên lạc; ngư lưới cụ; bảo quản trên tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ; máy, thiết bị sơ chế từ phế phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản, chăn nuôi...
Điều kiện được hưởng hỗ trợ: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân được UBND cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp; sơ chế nông sản, lâm sản, thủy sản, chăn nuôi; dịch vụ cơ giới nông nghiệp. Các doanh nghiệp có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân. Các loại máy, thiết bị phải là máy, thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Bộ NNPTNT cũng đề xuất ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất 3%/năm đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn tại các ngân hàng thương mại trước ngày 31.12.2020 để thực hiện các dự án đầu tư. Mức vay tối đa được hỗ trợ lãi suất bằng 70% giá trị của dự án. Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng tối đa không quá 12 năm.
Các dự án đầu tư gồm: Kho silô dự trữ nông sản; kho chứa và bảo quản muối; dây chuyền máy, thiết bị xay xát, đánh bóng, phân loại gạo; kho lạnh thủy sản, rau quả; hệ thống nhà kính, nhà lưới phục vụ sản xuất nông nghiệp; máy, thiết bị sơ chế, chế biến rau, hoa, quả; dây chuyền máy, thiết bị bảo quản, giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp; chế biến thủy sản (thiết bị làm lạnh, cấp đông, tái đông; sản xuất nước đá, đá vảy; thiết bị hấp sấy...); dây chuyền máy, thiết bị sơ chế, chế biến: Cà phê, chè, nhân điều, hồ tiêu...
Theo Danviet
Kiên Giang xây dựng 81 cánh đồng lớn Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, hiện các địa phương trong tỉnh đã xây dựng và duy trì được 81 cánh đồng lớn (CĐL), với tổng diện tích 17.448 ha, tập trung ở các huyện trọng điểm về sản xuất lúa là Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất... Xây dựng CĐL tạo thuận lợi áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất...