“Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”
Người ta cứ nói “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”, nhưng với tôi, tôi thấy điều ấy chẳng đúng chút nào.
Ảnh minh họa
Hôm nay, khi ngồi viết những dòng tâm sự này, trong lòng tôi đang ăm ắp rất nhiều những cảm xúc không gọi thành tên.
Tôi là đứa trẻ thiệt thòi, sinh ra đã mất mẹ. Bà nội nói, mẹ bị băng huyết mất ngay sau khi sinh tôi. Tôi chưa từng bao giờ biết đến mùi sữa mẹ. Cũng may mắn vì bà nội sống cùng với nhà tôi, chính vì vậy, bà là người chăm bẵm tôi suốt thời thơ ấu. Bố thương tôi, nhưng bố còn phải đi làm lo kinh tế, hơn nữa, dù sao bố tôi là đàn ông, việc chăm con đỏ cũng là việc rất khó khăn.
Năm tôi 6 tuổi, bà tôi bị tai biến, không đi lại được nữa, bà yếu đi trông thấy. Mọi sinh hoạt ăn uống đều tại chỗ, rất khó khăn. Lúc đấy, dù còn rất nhỏ, nhưng tôi đã trở thành người chăm sóc chính cho bà, những chuyện tắm giặt, ăn uống, vệ sinh, đều 1 tay tôi lo lắng. Nhà neo người, bố tôi thì không thể làm được những việc như thế. 6 tuổi, tôi trưởng thành, già dặn và biết nghĩ hơn rất nhiều những đứa bạn đồng trang lứa.
Thời điểm đó, một người chú họ hàng xa với nhà tôi đến nhà, tỏ ý muốn mai mối bố tôi cho một người hàng xóm muộn chồng gần nhà chú. Tôi chỉ nhớ, bố và chú nói chuyện rất lâu, chú nói nhiều, bố tôi thỉnh thoảng gật gù, hình như còn khóc nữa…
Rồi không lâu sau đó, nhà tôi bỗng dưng đông người lắm, bắc cả rạp, cỗ bàn, mấy người hàng xóm nói với tôi, thích nhé, sắp có mẹ rồi.
Video đang HOT
Tin đó đối với tôi lúc ấy là một sự kiện gì đó lớn lao lắm. Tôi nghe xong mà khóc nức nở. Tôi ghét người phụ nữ đó, kể cả khi người đó chuyển đến ở hẳn nhà tôi. Bố tôi bắt tôi gọi là mẹ, nhưng tôi không nghe, cuối cùng, tôi vẫn phải gọi người phụ nữ đó là dì. Tôi thấy ghét cay ghét đắng, tôi chỉ có 1 mẹ mà thôi.
Tôi làm đủ mọi chuyện để chống đối lại dì. Từ chuyện ăn uống, học hành, dì nói thế này tôi sẽ làm thế kia. Tôi nhớ mãi một lần, trong bữa cơm, dì gắp cho tôi miếng cá. Tôi lập tức hắt tung cả bát lên, tôi quát to: “Dì về nhà dì đi, tôi ghét dì, đây là nhà của tôi”. Dì lập tức ôm mặt khóc, bố tôi lôi thốc tôi dậy, cho tôi cái tát không thương tiếc. Tôi bỏ chạy, vừa chạy vừa gọi mẹ, lúc đấy tôi thấy mình bất hạnh vô cùng.
Còn nhớ lần đó, tôi ra ngoài xóm chơi với lũ trẻ con. Chẳng có đứa nào chơi với tôi, chúng gọi tôi là đồ không có mẹ, là cái đồ ra rìa. Chúng nó bảo, dì mày đẻ em bé rồi, chẳng mấy mà mày bị đuổi ra đường đâu. Tôi phát khùng lao vào đánh chúng nó, nhưng tôi chỉ có 1 mình. Tôi bị chúng nó đánh cho một trận tơi tả, đúng lúc ấy, dì từ đâu chạy đến, cầm roi đuổi hết lũ kia về. Dì ôm lấy tôi, tôi căm tức gì nên đẩy dì ngã xuống mà vùng chạy.Năm tôi gần 9 tuổi, dì tôi sinh em bé, là em trai kháu khỉnh, rất xinh. Tôi thích em lắm, nhưng vẫn ghét dì nên không thèm chơi với em. Mỗi lần nhìn thấy bố bế em, là tôi thấy tủi thân vô cùng, cảm giác như mình bị hắt hủi, bố không còn thương tôi nửa rồi.
Hôm đó về, tôi bị ốm sốt một trận ly bì. Người nóng như hòn than, nằm thiêm thiếp. Dì một tay chăm bà, một tay chăm tôi. Dì nấu cháo, ép tôi ăn. Tôi không ăn, dì khóc, bảo con có thương bà thương bố thì con ăn đi. Lúc đó, tôi ứa nước mắt, tự dưng không còn thấy dì đáng ghét nữa.
Tôi bỗng nhớ lại, từ ngày dì về, tôi không còn vất vả chăm bà nữa, bởi một tay dì lo liệu, ngày nào đi học về, tôi cũng có sẵn cơm ăn. Có đêm mất điện, trời nóng hầm hập, mở mắt ra, tôi thấy dì đang quạt tay cho tôi và em trai ngủ. Bữa ăn có gì ngon, dì cũng gắp cho bà, cho bố, cho tôi, rồi mới gắp cho mình… Có phải tôi đã quá ích kỷ với dì hay không?…
Sau lần đấy, tôi bớt ương bướng với dì hơn, chịu chơi với em, không tỏ ra chống đối dì nữa. Bố và dì đều tỏ ra vui mừng, bởi mấy năm dì về đây, lần đầu tiên tôi tỏ ra ngoan ngoãn.
Thời gian thấm thoắt trôi, tôi chuyển sang gọi dì là mẹ. Bởi trong lòng tôi lúc đấy, đã âm thầm coi dì là mẹ từ rất lâu rồi. Nhiều năm trôi qua, tôi lớn lên, em trai đã chuẩn bị vào cấp 2. Bà nội tôi đã qua đời, bố và dì tóc đều đã 2 màu… Tôi đi học đại học, hàng tháng vẫn nhận được tiền dì gửi lên, nuôi tôi ăn học, ngày nào cũng gọi điện hỏi tôi ăn uống chưa, dì ân cần, hỏi thăm tôi từng li từng tí.
Tôi ra trường, đi làm chuẩn bị lập gia đình. Bây giờ tôi mới hiểu, ngày xưa dì đã hy sinh vì gia đình tôi thế nào, chấp nhận lấy một người mất vợ, có con riêng, lại có mẹ già ốm yếu… dì đã hy sinh nhiều như thế, tại sao tôi không sớm nhận ra. Người ta cứ nói “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”, nhưng với tôi, tôi thấy điều ấy chẳng đúng chút nào. Nếu không nhờ có dì, có lẽ tôi đã không khôn lớn được đến ngày hôm nay. Dì là người mẹ thứ 2 vĩ đại nhất của tôi.
Theo Phunutoday
Chẳng phải tự dưng mà có nhiều phụ nữ độc thân đến thế!
Nếp nhăn trên mặt cô ngày một nhiều, mái tóc có sợi bạc, đôi bàn tay thô ráp và những tiếng thở dài ngày này qua ngày khác. Cô chẳng còn là cô, cô gái tự tin, mạnh mẽ và đầy sức sống ngày nào.
Anh và cô cũng giống bao đôi tình nhân khác, gặp nhau, yêu nhau và đều cảm thấy không thể sống thiếu nhau nên quyết định dọn về chung một chỗ. (ảnh minh họa)
Anh và cô cũng giống bao đôi tình nhân khác, gặp nhau, yêu nhau và đều cảm thấy không thể sống thiếu nhau nên quyết định dọn về chung một chỗ. Yêu nhau đến 7 năm mới cưới vậy mà chỉ không đầy 2 năm sau họ đường ai nấy đi. Những ai quen biết họ đều sửng sốt, 2 người đó nổi tiếng là yêu nhau, nổi tiếng là quan tâm, chăm lo chu đáo, cớ làm sao mà có thể ly hôn chỉ sau thời gian ngắn ngủi như vậy?
Để rồi khi nhìn thấy cô, khi vừa ly hôn 3 ngày và lại là cô, sau đó 3 tháng, họ mới vỡ lẽ ra, à, hóa ra là vậy, chẳng phải tự dưng mà có nhiều phụ nữ độc thân đến thế.
Sau khi kết hôn, anh và cô đều có công việc ổn định của mình. Ngày ngày sau giờ làm, cô phải phóng ra chợ mua thức ăn, rồi cả tối quanh quẩn với việc bếp núc, dọn dẹp, giặt quần áo, lau nhà. Còn anh, cũng là sau giờ làm nhưng anh có hẹn với vài người bạn, túm tụm chén lên chén xuống tới gần 10 giờ đêm mới về, khi ấy, việc nhà đã xong, vợ nằm ngủ thiêm thiếp.
Nếu chỉ có dăm ba hôm như thế cô sẽ chẳng phàn nàn, cau có nhưng việc anh vô tâm với cô, với gia đình cứ kéo dài như thể thói quen. Mới chỉ vài tháng trước, khi còn yêu nhau, anh đâu có trăm công ngàn việc bên ngoài như vậy. Cô hắt hơi một chút, anh đã lỉnh kỉnh tay xách nách mang nào bánh nào trái cô thích tới thăm. Yêu nhau 7 năm, chưa lần nào anh quên ngày kỷ niệm, chưa lần nào anh quên những bất ngờ nho nhỏ và những hành động quan tâm dịu dàng. Vậy mà mới cưới chỉ vài tháng, anh như thành người khác hẳn.
Cô cũng thế, cô khác hẳn. Nếp nhăn trên mặt cô ngày một nhiều, mái tóc có sợi bạc, đôi bàn tay thô ráp và những tiếng thở dài ngày này qua ngày khác. Cô chẳng còn là cô, cô gái tự tin, mạnh mẽ và đầy sức sống ngày nào. Cô thấy mình già đi cả chục tuổi, khi mới chỉ làm vợ anh chục tháng. Cô thấy mình bị bóp nghẹt trong những ấm ức, tủi hờn không biết ngỏ cùng ai. Mẹ cô khuyên nhủ làm vợ thì phải biết nhẫn nhịn, đàn ông ai cũng vô tâm như thế cả. Nhưng không, cô không muốn chấp nhận điều đó. Vì sao phụ nữ phải gánh trên lưng bổn phận và nghĩa vụ còn đàn ông thì vô tư, vô lo sống sao tùy ý?
Vì sao phụ nữ phải gánh trên lưng bổn phận và nghĩa vụ còn đàn ông thì vô tư, vô lo sống sao tùy ý? (ảnh minh họa)
Cô nhận ra, là vợ rồi mình chẳng được nâng niu, quan tâm chu đáo như người yêu, anh không cần phải dỗ dành, cũng không cần phải chiều chuộng. Có vẻ như anh nghĩ rằng chiếc nhẫn lồng vào tay cô, tờ đăng ký kết hôn cả anh cùng cô đều ký là đủ để cô không thể rời xa anh, để anh mặc sức vô tâm, mỗi khi về nhà vẫn thấy cô ở đó. Nhiều lần trách cứ, cô hỏi anh: "Vì sao anh khác hẳn với hồi còn yêu nhau?". Anh nhún vai: "Khi đó em chưa phải vợ anh.". Đấy, anh nói thẳng toẹt với cô như thế!
Cô cương quyết ly hôn, cô xách đồ bỏ đi và bỏ ngoài tai mọi lời van xin của anh và can ngăn của người khác. Người ngoài đâu hiểu, họ chỉ biết chuyện tình 7 năm đẹp như mơ nhưng đâu biết gần 2 năm cô sống tiều tụy, khô xác trong căn nhà cứ ngỡ là mái ấm.
Bỏ anh xong, cô sống cho bản thân mình. Cuộc sống của một người phụ nữ độc thân hóa ra lại thật đơn giản, được nuông chiều chính mình, quan tâm chính mình và yêu thương chính mình. Cô bắt đầu hẹn hò lại, cũng nhắn tin yêu thương tán tỉnh, cũng váy áo xúng xính trước khi ra ngoài. Nhưng cô không còn như cô của những năm về trước nữa.
Theo blogtamsu
Anh đang ở đâu...? Thành phố náo nức này lại chẳng thể làm lòng em bận rộn theo, lại chẳng thể đủ khiến em ngừng nhớ về anh. Rõ ràng là anh và em đang cùng chung nhịp thở trong cái thành phố này, đang cùng chung nhịp sống rộn ràng ở đây... nhưng sao... em lại thấy chúng ta xa cách đến vô định. Hôm nay...