Mây có hình đĩa bay
Đám mây này đã đón những tia nắng màu vàng cam đầu tiên, thậm chí trước khi mặt đất được chiếu sáng.
Mới đây, tại Mỹ, đã xuất hiện một đám mây thấu kính có màu sắc độc đáo nhờ đón ánh nắng Mặt Trời. Nó được Paul Zerr chụp lại gần núi Shasta, bang California khi đang lái xe. Đây là một đám mây dạng thấu kính với độ cao 5.500 – 7.600 mét. Mặt Trời hôm đó mọc lúc khoảng 7 giờ.
Đám mây này đã đón những tia nắng màu vàng cam đầu tiên, thậm chí trước khi mặt đất được chiếu sáng. Mây thấu kính hình thành khi không khí ẩm di chuyển lên đỉnh núi, tiến vào vùng không khí lạnh hơn trên cao. Khi nhiệt độ hạ xuống đủ thấp, khối khí có thể ngưng tụ và tạo thành mây. Chúng thường xuất hiện ở những khu vực có nhiều núi, khi khí quyển trong trạng thái ổn định.
Video đang HOT
Với hình dạng độc đáo, mây thấu kính thường xuyên bị nhầm lẫn với đĩa bay. Chúng không chuyển động theo gió như mây bình thường mà chỉ đứng yên. Dù trông như bất động, thực chất hơi nước bên trong đám mây liên tục ngưng tụ và tan đi.
N.Mai
Đứng trên Tokyo Skytree cao 450 mét thời gian trôi nhanh hơn?
Các nhà khoa học Nhật Bản công bố nghiêm cứu cho thấy thời gian trên tháp truyền hình cao nhất thế giới Tokyo Skytree trôi nhanh hơn dưới mặt đất.
Tháp truyền hình cao nhất thế giới Tokyo Skytree
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo đã tiến hành thí nghiệm và đưa đến kết luận về sự liên quan giữa thời gian và độ cao, lực hấp dẫn.
Theo đó, nếu bạn đứng trên tòa tháp truyền hình cao nhất thế giới Tokyo Skytree, nơi có độ cao lớn 450 mét và lực hấp dẫn yếu hơn so với mặt đất, bạn sẽ thấy thời gian trôi nhanh hơn.
Theo tờ Mannichi, các nhà khoa học tiến hành thực hiện thí nghiệm bằng cách sử dụng đồng hồ quang cầm tay có khả năng đo thời gian chính xác cao, có thể đo khoảng thời gian dưới một giây bằng tối đa 18 số thập phân.
Đặt một trong những chiếc đồng hồ ở độ cao 450 mét so với mặt đất trên tầng quan sát của tòa tháp, nhóm nghiên cứu có thể xác nhận rằng mỗi giây trên đỉnh Tokyo Skytree nhanh hơn so với dưới mặt đất.
Mỗi giây trôi qua ở mặt đất, thời gian trên đỉnh tháp sẽ nhanh hơn năm phần nghìn tỉ của một giây. Mỗi ngày 24 giờ, thời gian trên đỉnh tháp cao hơn khoảng bốn phần tỉ của một giây.
Giáo sư Hidetoshi Katori cùng các cộng sự tại trường Đại học Tokyo nghiên cứu năm 2002 nhưng mới đây kết quả mới được công bố rộng rãi trên tạp chí khoa học quốc tế Nature Photonics.
Thực ra, sự thay đổi thời gian rất nhỏ khó có thể nhận ra và tất nhiên cũng không thể khiến bạn già đi nếu bước chân lên tham quan tháp truyền hình cao nhất thế giới này.
Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng kết quả này sẽ đem lại những ứng dụng thực tế trong tương lai như cách sử dụng đồng hồ quang trên núi và dưới đáy đại dương để thực hiện các phép đo chi tiết về những thay đổi trong lớp vỏ Trái đất. Hy vọng rằng đồng hồ quang học có thể giúp mang lại một hệ thống đo lường mới.
Hoàng Dung (lược dịch)
Thiên nhiên kỳ lạ qua đôi mắt của người dân 'Đảo Mù màu': Rừng màu hồng, biển màu xám Đối với người dân sống tại "thiên đường nhiệt đới" này, màu sắc là khái niệm chỉ tồn tại trong ngôn ngữ, còn ánh nắng là thứ khiến vạn vật như bị đốt cháy. Hòn đảo của những người mù màu Pingelap - một hòn đảo san hô nhỏ thuộc Liên bang Micronesia, đảo quốc có diện tích 720 km vuông ở Thái...