May có cô dám BÓC mấy shop Chanel, Dior Vip Gift đang nhan nhản: “Lấy đâu ra người ta sản xuất hàng loạt, tuồn cả trăm cái như thế!”
Nếu muốn “đu” hàng hiệu với khởi điểm là những mặt hàng Dior hay Chanel Vip Gift được bán đầy trên mạng, hẳn bạn sẽ phải ngẫm lại đấy!
Nếu mới nhập môn vào cuộc chơi hàng hiệu, hẳn ai ai trong chúng ta cũng từng nghe tới Dior hay Chanel Vip Gift (hay còn gọi là Authentic Gift). Dân tình kháo nhau rằng chúng là quà mà các thương hiệu xa xỉ dành riêng cho giới khách hàng không ngại móc hầu bao hơn 10.000 đô cho 1 lần mua sắm, tức là chỉ tặng chứ không bán. Các món Chanel Vip Gift thường be bé xinh xinh với thiết kế nhìn-vào-là-biết đến từ đâu, số lượng có hạn (limited), thường là bảo chứng cho độ trung thành của người mua đối với thương hiệu nên được săn đón rất nhiệt tình.
Tuy nhiên, một thời gian ngắn đổ lại đây, trên MXH bắt đầu nảy nòi ra hàng loạt shop bán hàng online kèm theo xu thế mua sắm mới: săn lùng các mặt hàng Vip Gift của Chanel, Dior. Từ chiếc xắc nhỏ xinh cho tới shopping bag, case điện thoại… đều được rao bán nhan nhản khắp các trang thương mại điện tử, chạy quảng cáo ầm ầm trên Facebook và Instagram; dưới danh nghĩa Vip Gift của các nhà mốt cao cấp. Chúng có giá vài ba triệu đồng, rẻ chỉ bằng… 1/20 cho tới 1/40 so với giá trị của túi xách Chanel, Dior trong store nên được dân tình đổ xô đi mua không ngớt. Chẳng mấy ai thèm ngẫm nghĩ về nguồn gốc thật sự của mớ đồ Vip Gift này, cho tới khi cô nàng Tiktoker dưới đây lên tiếng chỉ ra vô số điều bất cập:
00:02:54
Tiktoker 1900.6996 lên tiếng “bóc” các shop bán Chanel Vip Gift nhan nhản trên MXH
Quả thật các nhà mốt cao cấp thường Vip Gift cho khách sộp, và trên hình là mẫu túi quà tặng trứ danh của Chanel
Còn chiếc xắc nhỏ xinh này thì được Dior tặng cho những vị khách không ngại quẹt thẻ hơn 10.000 đô mỗi lần mua sắm tại cửa hàng mỹ phẩm của hãng
Để “ăn theo” và nhắm đến nhóm khách hàng chưa dư dả tài chính nhưng vẫn muốn chơi bời hàng hiệu, vô số shop online đã quảng bá rằng họ sở hữu lượng lớn Chanel Vip Gift cùng lời cam đoan KHÔNG PHẢI HÀNG FAKE hay BẠN KHÔNG CẦN PHẢI LÀ THÀNH VIÊN CHANEL ĐỂ CÓ ĐƯỢC CHÚNG
Video đang HOT
Giá của mỗi item được bày bán dưới danh nghĩa “Chanel Vip Gift” chỉ dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng – mức giá mà Coco Chanel có đội mồ sống dậy cũng phải thất kinh! Và tất nhiên, chẳng cần phải quá tinh tế hay đủ đầy kinh nghiệm thì bạn cũng nhận ra độ xộc xệch trong phom dáng cũng như chất liệu thô kệch của loạt item này
Chiếc xắc Vip Gift của Dior cũng được bày bán với mức giá 1tr8 một chiếc…
… kèm lời quảng bá không thể “uy tín” hơn, nhấn mạnh vào khúc KHÔNG SO SÁNH VỚI HÀNG MẤY NGHÌN ĐÔ Ở STORE vì đây chỉ là SẢN XUẤT RIÊNG ĐỂ TRI ÂN. Nghe bùi tai chết đi được!
Thậm chí, theo lời của TikToker 1900.9669 thì giờ đây các shop còn táo tợn đến mức mang hẳn các mẫu túi mới ra để bán dưới vỏ bọc Chanel Vip Gift. Cô nàng nhấn mạnh rằng những item đều ” xấu tệ hại“, ” không hiểu sao có thể bán ra với giá 3-4 triệu“, ” thà nói ra là bán hàng Quảng Châu còn thấy trân trọng hơn“…
Không chỉ đưa ra những dẫn chứng cho thấy đống túi mạo danh Chanel Vip Gift đều có vẻ ngoài “ô dề” mà bán giá đắt, nàng Tiktoker còn chốt hạ “Lấy đâu ra người ta sản xuất hàng loạt, tuồn cả trăm cái để buôn bán như thế!”
Chung quy là nếu muốn chơi hàng hiệu chân chính, chúng ta hãy trang bị vài kiến thức nhất định và nhất định đừng tham mấy món được bày bán nhan nhản với đủ lời câu dẫn chắc nịch nhưng càng ngẫm, càng thấy vô lý. Chí ít sự cẩn trọng này sẽ giúp chúng ta tránh khỏi tình trạng bản thân bị mua hớ, hoặc chí ít không trở thành tay chơi “nửa mùa” trong mắt chúng bạn xung quanh.
Khi việc sở hữu túi Hermès và đồng hồ Rolex trở nên dễ dàng
Nếu đang mơ sở hữu túi xách Chanel hay Hermès, hoặc một chiếc đồng hồ Rolex đẳng cấp, giới trẻ có thể thử vận may ở tiệm cầm đồ.
Theo CNA, chưa bao giờ việc sở hữu hàng hiệu dễ dàng đến vậy. Bên cạnh nền tảng bán lại, mô hình thanh lý và ký gửi, dịch vụ cho thuê, người yêu thời trang còn chờ chực trước hiệu cầm đồ để chớp lấy cơ hội tậu túi Hermès, đồng hồ Rolex với mức giá vừa túi tiền.
Dịch vụ cầm đồ hiện đại không gói gọn ở trang sức vàng, cầm cố giấy tờ, nhà đất. Những năm gần đây, nhiều cửa hàng cầm đồ tại Singapore đã trở thành điểm đến yêu thích của tay chơi hàng hiệu có "đôi mắt đại bàng".
Đồ hiệu tại cửa hàng cầm đồ được ưa chuộng
Tại một cửa hàng cầm đồ, những chiếc túi có vẻ ngoài nguyên sơ từ các thương hiệu cao cấp như Louis Vuitton, Chanel, Gucci, Prada... được trưng bày bên cạnh hộp đựng trang sức, đồng hồ lấp lánh để khách hàng dễ ngắm nghía và mang về.
Giá trị của món đồ dao động tùy vào độ cũ mới, nhu cầu thị trường và xu hướng thời trang. Nhưng nhìn chung, sản phẩm được thanh lý rẻ hơn 20-30% so với giá gốc và nếu may mắn thì người bán còn được nguồn hàng chiết khấu đến 70%.
Elim Lau - chủ công ty MoneyMax chuyên dịch vụ cầm đồ, bán và kinh doanh túi xách cao cấp - cho biết người Singapore ngày càng ưa chuộng việc mua hàng xa xỉ đã sang tay. Nhu cầu này tăng cao từ năm 2016.
Lau nói nhiều khách hàng lẻ đến chỗ cô để thanh lý túi, phụ kiện. Về cơ bản, họ tìm cách tối đa hóa giá trị bán lại của món đồ hiệu. Tuy nhiên, đây là giải pháp kinh doanh không tối ưu đối với công ty của Lau.
Từ đó, dịch vụ cầm đồ mới trở thành chọn lựa hấp dẫn cho dân chuyên săn túi hiệu vì loại hình này có tính linh hoạt cao.
"Người ta có thể mua lại món hàng mà họ thế chấp khi đã thanh toán khoản tiền vay và lãi trong thời hạn quy định. Sau kỳ hạn ấn định sẵn mà khách hàng không đến chuộc đồ thì xem như đồ cầm cố thuộc về chủ tiệm. Lúc này, cửa hàng sẽ thanh lý nó cho khách khác có nhu cầu", Yeah Lee Ching, Giám đốc điều hành của ValueMax, giải thích.
Những chiếc túi hiệu được trưng bày tại showroom MoneyMax. Ảnh: CNA.
Cửa hàng ValueMax chỉ nhận cầm túi Chanel và Hermès vì giá trị cao và dễ giao dịch. Tất cả dòng túi của hai thương hiệu châu Âu từ chất liệu da cá sấu, đà điểu, đến những mẫu hiếm và được săn lùng nhiều, đều được chấp nhận.
Theo Lee Ching chia sẻ, người đam mê túi Birkin có thể bỏ lỡ nhiều đợt Hermès tung màu mới chỉ để tậu ngay item ở ValueMax với giá hời hơn. Dòng túi Kelly và Plume được tiêu thụ mạnh vì chúng chất lượng nhưng giá chỉ bằng một phần của Birkin.
ValueMax chốt giá Hermès Birkin 32 Ostrich Hac màu xám đen ở mức 20.000 USD và Hermès Birkin 30 Porosus da cá sấu màu xanh lam là 58.000 USD. Trong khi đó, trên web bán lẻ trực tuyến FarFetch, chiếc Hermès Birkin 30 Ostrich tương tự có giá 50.000 USD và giá của Hermès Birkin 30 màu hồng đỏ tươi bằng da cá sấu rơi vào khoảng 128.000 USD.
Hai mặt hàng xa xỉ chủ lực
Những cửa hàng khác, chẳng hạn Maxi-Cash Group, cho cầm túi xách hoặc thu mua hàng từ các nguồn lớn. Họ chỉ chấp nhận cầm túi Chanel, Hermès và Louis Vuitton nhưng sẽ mua các mẫu chọn lọc hiệu Gucci, Prada để bán lại.
Theo CNA, tay săn hàng hiệu giá rẻ đứng chật cứng ở tiệm cầm đồ với hy vọng tìm được đồng hồ và trang sức của Cartier, Bvlgari và Rolex. Đồng hồ và túi xách là hai mặt hàng chủ lực của các hiệu cầm đồ tại đảo quốc sư tử vì chúng thu hút nhiều người tiêu dùng hơn cả.
Giám đốc điều hành của ValueMax - Yeah Lee Ching - phát biểu: "Trang sức vàng hoặc kim cương không mất giá nên đây là khoản đầu tư thông minh. Đồng hồ cũng trở nên phổ biến vì sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu do đại dịch Covid-19 khiến giá trị của chúng tăng nhanh", Yeah nhận định.
Tương tự túi, đồng hồ và nữ trang của thương hiệu cao cấp được trưng bày ở tiệm cầm đồ có giá thấp hơn 20-40% giá bán lẻ. Ví dụ tại MoneyMax, chiếc vòng tay Bvlgari B.Zero1 bằng vàng 18K được niêm yết giá 2.700 USD, thấp hơn 40% giá bán chính thức của hãng.
Việc sắm đồng hồ, túi xách hàng hiệu không còn là điều quá khó đối với giới trẻ. Ảnh: Luxurylaunches.
Không phải mọi thứ trong tiệm cầm đồ đều được thanh lý với giá rẻ. Mặt hàng phiên bản giới hạn hoặc đã ngừng sản xuất chắc chắn có giá bán cao, thậm chí cao hơn giá trước đó mà hãng công bố trên web.
"Giá trị hàng hóa phụ thuộc vào thương hiệu và quy trình sản xuất có phổ biến hay không. Nhiều mặt hàng được tung ra với số lượng cực kỳ hạn chế. Nên tất nhiên, chúng được xếp vào loại hàng hiếm, giá trên trời dù còn mới hay cũ", Ng Kean Seen, Phó giám đốc điều hành của Maxi-Cash Group, phân tích.
Theo CNA, một bí mật khác ít được biết đến là không phải tất cả hàng xa xỉ ở hiệu cầm đồ đều đã qua sử dụng. Nhiều món còn mới tinh, không một vết trầy xước.
Với những ưu điểm trên, mô hình kinh doanh sản phẩm cao cấp kết hợp dịch vụ cầm cố ngày càng có sức hút với khách hàng hiện đại. Nếu may mắn, giới trẻ, người đi làm chưa khá tài chính vẫn có thể sở hữu những chiếc túi Hermès Birkin hay đồng hồ Rolex đẳng cấp nhờ hình thức kinh doanh này.
Chanel: Bậc thầy trong lĩnh vực vải tweed Từ những bộ sưu tập ban đầu của Coco Chanel trong cửa hàng ở Paris của bà cho đến những bộ đồ ready to wear của Karl Lagerfeld cho It Girls những năm 2010, vải tweed là một dấu ấn đặc trưng của nhà mốt. Chanel luôn là một bậc thầy trong lĩnh vực vải tweed. Từ những bộ sưu tập ban đầu...