May chân váy cạp chun
Kiểu chân váy cơ bản nhất này có thể dành cho cả trẻ em và người lớn. Bạn hãy học cách tính vải, cách may cơ bản và học cả những mẹo nhỏ giúp váy trở nên sinh động, dễ thương nhé!
Bạn cần chuẩn bị các nguyên vật liệu như sau:
- Vải cotton hoặc vải thô
- Chun to làm cạp váy
- Ruy băng hay chỉ màu trang trí váy
- Kim, chỉ, kéo, kim ghim, bàn là, phấn vẽ vải, thước và máy khâu.
Bước 1: Cách cắt và tính vải:
Kiểu váy đơn giản này thực ra chỉ là một ống vải có chun ở một đầu ống, đầu kia xòe ra thành chân váy, vì thế khi cắt bạn chỉ cần cắt một hình chữ nhật, để sau đó may hai cạnh rộng vào nhau tạo thành một ống vải, rồi may cạp liền để luồn chun.
Bạn tính vải như sau:
Chiều dài của miếng vải bằng độ xòe rộng của váy cộng thêm đường biên may (khoảng 1cm – 2cm) – đường may mà bạn nối vòng vào thành một ống vải.
Độ xòe rộng của váy thường gấp rưỡi hoặc gấp đôi số đo vòng eo của bạn, tùy theo bạn thích váy xòe rộng hay không.
Chiều rộng của miếng vải bằng chiều dài của váy cộng thêm đường may của gấu váy và cạp váy (khoảng 5cm – 7cm). Chiều dài của váy thường đo từ chính eo tới đầu gối, bạn có thể đo ngắn hay dài hơn tùy ý. Cạp liền nên bạn chỉ cần thêm 5cm vải và gấu nhỏ thì chỉ cần thêm 1cm – 2cm vải.
Nếu bạn muốn may váy có cải màu vải thì chỉ việc cắt vải theo từng phần cần cải màu rồi may ráp lại, miễn sao cuối cùng bạn được một miếng vải hình chữ nhật với kích cỡ theo cách tính vải trên.
Bước 2: May ráp hai cạnh vải để được ống vải:
Đường may đầu tiên của loại váy này là may nối hai cạnh chiều rộng của miếng vải vào nhau. Đơn giản nhất là bạn dùng đường may liền vắt sổ và may hai mặt phải vải úp vào nhau.
Bạn cũng có thể dùng đường may lộn đơn giản: áp hai mặt trái vải vào nhau, may trên mặt phải với đường biên may nhỏ.
Sau đó lộn vải ra mặt trái, miết vải tại chính đường may, gập nếp vải bẹp xuống, dùng bàn là là phẳng.
Tiếp tục may thêm một đường may trên mặt trái vải, biên may chỉ rộng hơn biên may lần đầu một chút xíu.
May hai lần như vậy bạn sẽ không phải vắt sổ cho biên vải nữa vì biên vải đã được may lộn vào trong rồi.
Bước 3: May viền gấu váy:
Gập mép vải 2 lần liên tiếp, đường biên gập khoảng 0,3cm – 0,5cm, gập càng nhỏ càng đẹp.
Dùng kim ghim hoặc khâu lược để đường gập được ổn định.
Nếu chưa thạo may bạn có thể gập viền to hơn và nên là chết nếp cho dễ may.
Bước 4: May cạp váy:
Gập biên vải làm hai lần, lần đầu gập 0,3cm – 0,5cm, lần hai gập to hơn bản chun của bạn chừng nửa cm, ví dụ chun rộng bản 2cm thì bạn gập lần hai to hơn 2cm một chút xíu để chun luồn vào được dễ dàng.
Đường may sát với mép gập thứ nhất của cạp.
May cạp vòng quanh ống vải và chừa 3cm – 5cm làm khe hở để luồn chun. Dùng kim băng ghim đầu chun rồi luồn vào cạp vừa may.
Hai đầu chun được đặt sao cho thẳng mặt chun trong cạp, chú ý đừng để chun lộn xoắn, ghim nối 2cm – 3cm đầu chun với nhau.
Đoạn chun này vốn được bạn ướm trước trên eo sao cho vừa ý, hoặc lấy số đo vòng eo trừ đi 1/4 độ dài số đo (còn tùy vào chất lượng chun co giãn tốt hay không).
Video đang HOT
Dùng đường may zic zac để may chặn qua lại trên chỗ nối chun cho chắc chắn.
Dàn chun phẳng đều và nằm kín trong cạp, trên đoạn khe hở luồn chun bạn lại may liền phần cạp lại.
Đường may cũng thẳng với đường may cạp mà bạn đã may.
Bước 5: Trang trí váy:
Váy càng đơn giản như vậy càng dễ cho bạn trang trí váy. Có rất nhiều cách trang trí và đây là 3 cách hiệu quả nhất thường dùng:
Cách 1: Ruy băng rất hợp để trang trí chân váy. Bạn may ngay ở bước 1 sau khi cắt vải hoặc may sau khi váy hoàn thiện đường cơ bản rồi đều được.
Chọn ruy băng có tông màu hài hòa với màu váy rồi may một hoặc nhiều đường song song với đường gấu váy.
Cách 2: Với những váy trang trí nhờ ráp vải thế này thì bạn cần ráp vải ngay từ bước 1. Thường thì chân váy được ráp bằng vải một màu vải đậm hơn, có trong màu hoa văn của vải, rộng bản 5cm – 10cm.
Ghim hai mặt phải vải vào nhau và may sát mép trên mặt trái.
Dùng đường may liền vắt sổ, sau đó lật sang mặt phải vải miết phẳng tại đường may.
Dùng bàn là để là cho đường biên may phẳng bẹp sang một phía.
Rồi may một đường sát mép với đường may nối hai miếng vải. Đường may này nổi lộ ra bề ngoài váy nên bạn chọn chỉ cùng màu với vải nhé!
Cách 3: Bạn có thể thêu họa tiết trang trí chân váy, rất hợp với váy vải nền một màu.
Cách gấu váy 2cm, kẻ một đường thẳng, cách đường này 5cm – 10cm lại kẻ một đường song song với nó. Dùng vật đáy tròn như cốc thủy tinh chẳng hạn, đặt lên vải vẽ vòng quanh theo đáy cốc để có được hình tròn, hoặc bạn cắt bìa giấy hình tròn áp lên vải để vẽ. Nhiều hình tròn đan xen đều nhau và so le các hàng thì sẽ tạo ra hoa văn hoa thị đơn giản.
Dùng mũi khâu thường đơn giản để khâu theo đường vẽ. Đây là một kiểu tạo hoa văn đơn giản và đẹp của Nhật Bản. Bạn có thể dùng các hoa văn tùy chọn khác hoặc dùng cách thêu nào mà bạn biết đều được.
Dùng chỉ tương phản để họa tiết thêu đơn giản này được nổi bật. Trông rất đậm chất handmade phải không bạn?
Những chiếc váy thế này rất dễ may, tuy đơn giản nhưng không kém phần sinh động. Bạn hãy thỏa sức sáng tạo trong việc trang trí váy nhé:
Nếu muốn may cho người lớn thì chỉ cần dùng khổ vải to hơn thôi, mẹ hãy may đồng phục váy cho hai mẹ con cùng điệu hoặc thử may một seri váy sinh động cho bé chào đón mùa hè, váy rất đơn giản, chắc chắn các mẹ sẽ thành công!
Chúc các bạn may được những chân váy thật đẹp để diện hè này nhé!
Theo MASK
Túi xách năng động với khóa dây trang trí độc đáo
Vẻ bắt mắt, năng động của chiếc túi này được tạo bởi những đường khóa dây không dùng để khóa túi mà dùng để trang trí. Khá dễ dàng để bạn thực hiện một chiếc túi phong cách và đậm chất handmade!
Bạn cần chuẩn bị các nguyên vật liệu như sau:
- Vải thô hoặc cotton màu nhã nhặn, chọn vải vỏ túi với lót túi có màu sắc hài hòa, vải lót túi mỏng hơn.
- Khóa dây loại dài có màu hài hòa với vải, loại khóa này khá rẻ, bạn có thể mua từng cuộn nhiều mét khóa, không cần mua đầu khóa kéo, chỉ cần phần dây, nếu họ bán cả một dây khóa gồm hai bên song song thì bạn vẫn có thể sử dụng từng bên khóa theo ý muốn
- Chỉ có màu hài hòa với màu vải, cúc bấm, cúc trang trí.
Bước 1:
In mẫu giấy theo kích cỡ ghi chú hoặc theo kích cỡ tùy ý bạn. Nếu bạn thạo cắt thì có thể không cần in mẫu giấy mà chỉ cần gập đôi vải để cắt những đường đối xứng được đều nhau.
Cắt hai miếng vỏ ngoài túi hình bán nguyệt, cắt trên vải dày có họa tiết nhã nhặn.
Cắt 2 miếng lót túi hình bán nguyệt cùng kích cỡ với miếng vỏ túi, lót túi chọn vải một màu. Hoặc bạn có thể phối màu ngược lại: vỏ túi vải nền một màu còn lót túi họa tiết nhỏ như hoa nhí chẳng hạn.
Bước 2: May khóa trang trí:
Dùng thước đo từ đáy thẳng của hình bán nguyệt lên đến điểm bắt đầu của đường vòng cung, đánh dấu giới hạn thân túi tại điểm đó. Đoạn vải bạn vừa đánh dấu sẽ nằm ở thân túi chứ không phải miệng túi nên chúng không cần may khóa dây trang trí. Bạn dùng kích thước vừa đánh dấu, chẳng hạn đoạn đó là 12cm, để đánh dấu các điểm giới hạn thân túi trên các miếng vỏ túi và lót túi còn lại. Bạn đánh dấu như vậy để có thể ráp khóa trang trí được chính xác, cân đối.
Đặt mép khóa (phía không có răng cưa) trùng khít với mép vải túi, khóa nằm trên mặt phải vải, bắt đầu may từ điểm giới hạn thân túi mà bạn đã đánh dấu, ghim cho ổn định.
May khóa túi vào đường cung trên vỏ túi. May từ điểm đánh dấu bên này túi sang điểm đối diện bên kia túi thì dừng. May khóa trang trí trên cả hai miếng vỏ túi.
Bước 3: May quai túi:
Cắt một dải vải hình chữ nhật cỡ 12cm x 50cm làm quai túi.
Gập mép vải 1cm và là chết nếp.
Gập đôi theo dọc dải vải, ghim cho hai mép vải trùng nhau.
May sát mép bên mép vải đã ghim để có một ống vải quai túi.
May sát mép ở nếp vải đối diện đường vừa may để ống vải trở thành một quai túi hai lớp vải giống nhau.
Ghim quai túi vào chính giữa miếng vỏ túi (chính giữa đường cung), quai túi đè trên khóa trang trí.
Đầu kia của quai túi bạn ghim tương tự vào điểm chính giữa của miếng vỏ túi còn lại.
Bước 4: May lót túi:
Úp hai mặt phải của miếng vỏ túi và lót túi vào nhau, đặt trùng khít các đường biên vải, quai túi sẽ nằm ở giữa hai lớp vải này, ghim đường biên vải ổn định rồi may kín hết cả đường vòng cung và đoạn đáy túi liền đường vòng cung, chỉ trừ đường thẳng đáy dưới của hình bán nguyệt là bạn không may để còn lộn vải.
Sau khi may bạn lộn vải ra mặt phải và là chết nếp vải được phẳng phiu. Bạn có thể may nổi một đường sát mép khóa trang trí túi.
Bước 5: Ráp thân túi:
Đặt cạnh ngắn đáy túi của miếng thân túi này trùng lên đường dóng quai túi trên thân túi kia, sao cho cạnh ngắn đáy túi của miếng thân túi kia cũng trùng với đường dóng quai túi trên thân túi này. Trên hình cạnh đó được đánh dấu màu đỏ, nó chính là đoạn thân túi không có khóa trang trí. Ghim cho ổn định.
May nổi sát mép miếng thân túi, đường may sẽ đi qua 4 lớp vải của 2 miếng thân túi (nếu tính cả đường biên may được gập bên trong mỗi thân túi thì đường may sẽ đi qua 8 lớp vải). Sẽ có 4 đường may ráp nổi như thế.
Bạn có thể may thêm vài đường song song với 4 đường ráp nổi trên thân túi, nếu có phụ liệu dẻo bằng nhựa mỏng bạn có thể đặt chúng vào mặt lót túi, dùng đường may bọc để may các đoạn song song với đường ráp nổi thân túi để cho thân túi được đứng dáng.
Bước 6: May đáy túi:
Nắn phần túi vừa may theo đúng dáng túi có 1 quai nối hai bên và hai bên mặt túi được tạo dáng bởi phần chồng chéo của hai lớp thân túi. Cần nắn chính xác, cân đối để may đáy túi chuẩn. Bạn có thể dùng bút đánh dấu hai điểm giữa đáy túi ở hai bên túi, chính là đường dóng chính giữa quai túi xuống đáy túi.
Cắt một miếng vải cùng màu vỏ túi theo hình chữ nhật bằng kích cỡ đáy túi bạn muốn, theo kích cỡ của túi này là hình chữ nhật 3cm x 28cm, điểm chính giữa của đoạn 3cm trùng với điểm chính giữa đáy túi mà bạn đã đánh dấu trên thân túi.
Lộn túi ra mặt trái, áp đáy túi khít vào mép vải thân túi, may kín trên mặt trái đáy túi và thân túi, may xong cắt giảm các góc vuông vải ở đáy túi để khi lộn túi đỡ cộm.
Nếu bạn cắt túi với kích cỡ khác mẫu, bạn chú ý đo chu vi đáy bằng với chu vi thân túi ở đường mép vải tiếp giáp đáy túi.
Lộn phải túi và miết nếp vải đáy túi phẳng phiu.
Bước 7: May lót đáy túi:
Gập đôi vải lót túi và cắt một miếng hình chữ nhật bằng đúng miếng vải đáy túi bạn đã cắt, may lót túi hai lớp vải này thành một ống vải.
Bạn cắt mút, bìa hoặc nhựa mỏng bằng kích cỡ đáy túi (sau khi đã may) rồi nhét vào ống vải lót đáy túi. Làm như thế đáy túi sẽ dày dặn và cứng dáng.
Gập mép lót túi còn lại để may kín sát mép. Đặt lót túi khít vào đáy túi.
Bước 8: Làm hoa trang trí từ khóa dây:
Trên đầu một khóa dây bạn bôi keo và gập gọn cho nó dính vào một tam giác nhỏ, mục đích là làm giảm thấp góc khóa đầu tiên khi quấn hoa.
Hoặc bạn dùng chỉ khâu đính cũng được.
Khâu thường theo mép khóa (không có răng cưa) rồi vừa cuộn khóa vừa rút chỉ để tạo hình hoa đơn giản. Khâu và cuộn tới kích cỡ hoa vừa ý thì dừng, cắt khóa, khâu đính chặt phần cuống hoa ổn định.
Đính một cúc trang trí vào giữa hoa.
Khâu hoa lên một mặt thân túi, bao nhiêu bông tùy ý bạn.
Bạn có thể khâu cúc bấm hoặc miếng dán dính vào hai lớp thân túi gần miệng túi để chúng khỏi bị phồng.
Sự đồng điệu giữa mép khóa trang trí miệng túi và những đường uốn lượn viền quanh cánh hoa khóa dây này sẽ tạo cho chiếc túi của bạn vẻ đẹp độc đáo, vừa điệu đà vừa rắn rỏi, trông rất năng động, hiện đại:
Kiểu túi này rất hợp với đồ jeans nhé hoa văn màu ghi, lót đen, khóa đen như mẫu này rất tiện cho bạn sử dụng và phối màu với mọi loại trang phục. Nếu thích bạn có thể phối màu vải, màu khóa khác của túi tùy theo trang phục bạn thường mặc:
Tuy tỉ mỉ nhưng cũng khá dễ dàng để cắt may, kết quả thì sẽ rất vừa ý, bạn có gắng thực hiện tốt các bước hướng dẫn là sẽ thành công đấy!
Theo Mask
Hướng dẫn làm bát cỏ xinh xinh tô điểm bàn ăn nhà mình Bình cỏ xanh mát mắt sẽ mang lại nét tinh tế và sự khác biệt, giúp mang không khí của mùa xuân vào không gian nhà mình! Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau: Cỏ nhựa Chiếc bát thủy tinh Xốp cắm hoa Dây ruy băng màu hồng Cỏ khô Quả trứng trang trí Kìm bấm. Bước 1: Trước tiên,...