Máy ‘cá đuối’ – thiết bị giúp cảnh sát Mỹ định vị điện thoại
Qua máy “ cá đuối”, cảnh sát có thể định vị chính xác điện thoại của nghi phạm mà không cần tới sự giúp đỡ của nhà mạng.
Máy “cá đuối” là tên gọi chung của dạng thiết bị giám sát điện tử bằng cách mô phỏng cột tín hiệu di động. Tên gọi này xuất phát từ tên của mẫu thiết bị mô phỏng cột tín hiệu do một công ty có trụ sở tại bang Florida sản xuất.
Máy “cá đuối” thông thường có kích thước bằng chiếc valy để đặt trên ôtô, hoặc nhỏ bằng thiết bị cầm tay. Giá cho những thiết bị này khá cao, tới hơn 157.000 USD.
Mẫu máy đặt trên ô tô. Ảnh: AP.
Máy hoạt động theo nguyên lý: Kể cả khi không được dùng để thực hiện hoặc nhận cuộc gọi, điện thoại di động vẫn định kỳ tự động kết nối với cột tín hiệu gần nhất. Khi ấy, điện thoại cung cấp mã số định danh đặc trưng gắn liền với thẻ SIM, hay còn gọi số danh tính thuê bao di động quốc tế (IMSI) với tên, địa chỉ, và số điện thoại.
Dựa trên nguyên lý hoạt động này, máy “cá đuối” sẽ phát ra tín hiệu mạnh hơn các cột phát sóng lân cận để buộc điện thoại kết nối và để lộ số IMSI. Có được IMSI, nhà chức trách có thể phát hiện mọi điện thoại trong khu vực, sau đó xin lệnh khám để xác định danh tính chủ nhân của chiếc điện thoại khả nghi.
Cảnh sát cũng có thể biết được lịch sử kết nối với các cột tín hiệu gần đây để xác định quỹ đạo di chuyển của điện thoại. Nếu nhiều điện thoại cùng thu tín hiệu từ một số cột phát sóng, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy chủ nhân của chúng có liên quan tới nhau.
Nếu biết danh tính chủ nhân của số IMSI nào đó, cảnh sát có thể dùng máy “cá đuối” để xác định điện thoại của nghi phạm có ở gần hay không. Cảnh sát cũng sẽ biết được vị trí cụ thể của chiếc điện thoại khả nghi dựa vào độ mạnh yếu của tín hiệu mà điện thoại nhận được từ máy.
Video đang HOT
Ví dụ, sau khi lái xe vòng quanh với máy “cá đuối” trên xe, cảnh sát có thể biết được khu vực mà nghi phạm đang ẩn náu rồi chuyển sang máy cầm tay với độ chính xác cao hơn. Tiếp tục đi bộ quanh khu dân cư, cảnh sát có thể tìm được văn phòng hoặc căn hộ có chiếc điện thoại khả nghi.
Bằng cách này, cảnh sát Mỹ từng bắt được nhiều nghi phạm. Ví dụ, năm 2008, FBI tóm được Daniel Rigmaiden, kẻ đánh cắp danh tính, trong lúc hắn lẩn trốn tại một căn hộ ở thành phố San Jose, bang California.
Nhưng khả năng của máy “cá đuối” không dừng lại ở đó. Nếu được cài đặt ở chế độ hoạt động thụ động, máy này còn có thể thu thập dữ liệu được truyền phát qua mạng thiết bị di động trong thời gian thực, bao gồm tin nhắn, thư điện tử, và cuộc gọi.
Máy “cá đuối” sở hữu tính năng mạnh mẽ nhưng việc lực lượng chấp pháp sử dụng thiết bị này vẫn là chủ đề gây tranh cãi tại Mỹ. Một số người phản đối cho rằng máy có thể bị lạm dụng để theo dõi người dân vô căn cứ. Ngoài ra, cảnh sát cũng bị cáo buộc không minh bạch thông tin về máy và không xin lệnh khám trước khi sử dụng.
Phản bác, lực lượng chức năng nói không dùng máy để chặn và thu thập nội dung giao tiếp giữa các điện thoại mà chỉ giám sát và định vị điện thoại.
Trước lo ngại của người dân, năm 2015, Bộ Tư pháp Mỹ ban hành chính sách mới yêu cầu đặc vụ liên bang phải xin lệnh khám trước khi dùng máy trong quá trình điều tra hình sự và chỉ được định vị hoặc ghi lại lịch sử cuộc gọi.
Theo đó, đặc vụ không được thu thập nội dung cuộc nói chuyện như tin nhắn và thư điện tử. Dữ liệu thu được từ điện thoại ngoài mục đích điều tra phải bị xóa trong vòng 24 tiếng hoặc 30 ngày, tùy trường hợp.
Phán quyết gây tranh cãi với 'bà mẹ bị ghét nhất Mỹ'
Sau khi Casey Anthony trắng án giết con hồi năm 2011, đám đông bên ngoài tòa án ở Florida la ó đòi kháng cáo bởi tin rằng cô có tội.
Vụ án về người có biệt danh "bà mẹ bị ghét nhất nước Mỹ" bắt đầu vào ngày 15/7/2008, khi Cindy Anthony, mẹ của Casey, hoảng loạn gọi điện cho sở cảnh sát thành phố Orlando, bang Florida, để trình báo về việc cháu gái 2 tuổi Caylee đã mất tích 31 ngày, đồng thời tố cáo bị Casey ăn cắp xe và một ít tiền.
Casey khai với cảnh sát rằng cô gửi Caylee tại căn hộ của một người giữ trẻ tên là Zenaida Gonzalez, nhưng cả hai đều mất tích khi cô trở lại. Tuy nhiên, khi cảnh sát tìm tới Gonzalez, người này cho biết chưa bao giờ gặp Casey hay Caylee. Casey còn nói cô làm việc tại Universal Studios, nhưng khi bị cảnh sát đưa đến địa điểm này để điều tra, cô thừa nhận nói dối về nghề nghiệp.
Casey Anthony và con gái Caylee. Ảnh: CNN.
Ngày 16/7, Casey bị bắt với cáo buộc khai man, có khả năng lạm dụng trẻ em và cản trở điều tra hình sự. Các nhà điều tra pháp y sau đó phát hiện dấu vết thuốc mê trong cốp chiếc xe mà bà Cindy tố cáo Casey đánh cắp, cùng một số chứng cứ tiềm năng cho thấy chỗ này từng giấu xác người phân hủy.
Ngày 14/10/2008, Casey bị truy tố 7 tội danh, bao gồm giết người cấp độ một, lạm dụng trẻ em nghiêm trọng, ngộ sát và khai man, nhưng cô khẳng định mình vô tội. Tới tháng 12 cùng năm, hài cốt của Caylee được tìm thấy tại khu rừng gần nhà của gia đình Anthony, đựng trong một túi rác cùng với tã, chăn và quần áo trẻ em, có một miếng băng dính trên sọ.
Hồi tháng 4/2009, các công tố viên tuyên bố họ dự định đề nghị án tử hình đối với Casey. Trong phiên tòa xét xử Casey vào tháng 5/2011, họ cáo buộc cô chuốc mê con gái, rồi dán băng keo vào mũi và miệng khiến bé ngạt thở, sau đó giấu thi thể trong cốp xe vài ngày trước khi đưa vào rừng.
Tuy nhiên, Jose Baez, luật sư bào chữa cho Casey, cho biết Caylee vô tình chết đuối trong bể bơi của gia đình vào ngày 16/6/2008, nói thêm rằng George Anthony, cha của Casey, đã giúp cô giấu xác.
Baez còn bảo vệ thân chủ bằng cách tiết lộ Casey từng bị cha và anh trai lạm dụng tình dục, biện hộ rằng cô che giấu cái chết của con gái cũng giống như cách cô vẫn im lặng về bí mật đó bấy lâu nay. George kiên quyết phủ nhận các cáo buộc của Baez.
Quá trình xét xử kéo dài khoảng 6 tuần. Phiên tòa cuối cùng vào ngày 5/7/2011 được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc với lượng người xem khổng lồ. Người dân cũng lấp kín chỗ ngồi của phòng xét xử và tập trung đông đúc bên ngoài tòa án.
Sau 10 giờ 40 phút thảo luận, bồi thẩm đoàn gồm 12 người tại Tòa Phúc thẩm Khu vực số 9 bang Florida tuyên bố Casey trắng án với tội danh giết người và ngộ sát, chỉ buộc tội cô khai man với mức án 4 năm tù và nộp phạt 4.000 USD. Casey được phóng thích vào ngày 17/7/2011 do tính cả khoảng thời gian bị giam chờ tuyên án.
Casey Anthony trong phiên tòa ngày 5/7/2011 tại thành phố Orlando, bang Florida, Mỹ. Ảnh: AP.
Jennifer Ford, một trong các bồi thẩm viên, cho biết họ đã khóc và cảm thấy vô cùng đau lòng sau khi phán quyết được đưa ra. "Tôi không nói cô ta vô tội, mà chỉ là không đủ bằng chứng. Nếu không thể chứng minh tội danh, bạn cũng không có căn cứ xác định hình phạt", Ford nói.
ADN của Casey không được tìm thấy trên miếng băng dính hay bất cứ vật nào khác. Theo Ford, giả thuyết bé gái 2 tuổi vô tình chết đuối đáng tin hơn những bằng chứng các công tố viên đưa ra, bởi còn quá nhiều câu hỏi chưa được giải đáp cho khả năng này, như Casey đã làm cách nào để chuốc mê và giấu con trong cốp xe mà không bị ai nhìn thấy.
Jeff Ashton, một công tố viên ở Florida, nhận định bên cạnh việc không có bằng chứng, nguyên nhân cái chết cũng là lý do quan trọng dẫn tới quyết định của bồi thẩm đoàn. Thi thể của Caylee phân hủy tới mức quá trình khám nghiệm tử thi không thể tìm ra nguyên nhân chết, chỉ kết luận rằng bé gái bị giết bằng biện pháp không xác định.
Robert Shapiro, luật sư tại Los Angeles, giải thích rằng hệ thống tư pháp hình sự dựa trên hiến pháp của Mỹ ưu tiên bảo vệ người vô tội, tức là "thà để một người có tội tự do còn hơn kết án ai đó mà không có bằng chứng". "Các bồi thẩm viên có lẽ trong vô thức còn đặt ra tiêu chuẩn căn cứ cao hơn trong những vụ bên công tố đề nghị tử hình", ông nói thêm.
Cũng theo Shapiro, truyền thông góp phần quan trọng khiến công chúng phẫn nộ với phán quyết của bồi thẩm đoàn. "Vụ án nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những chuyên gia tự phong. Nhiều người trong số họ chưa bao giờ xét xử một vụ án giết người. Bằng cách nêu ý kiến cá nhân thay vì những phân tích và báo cáo nghiêm túc, truyền thông đã biến phiên tòa thành trò giải trí", ông đánh giá.
Trong loạt bài phỏng vấn với AP hồi năm 2017, Casey, hiện nay 34 tuổi, cho rằng cô là nạn nhân của sự phán xét vội vàng từ phía công chúng. "Mọi người đã kết tội tôi từ rất lâu trước khi tôi ra tòa", cô nói.
Những hình ảnh chân thực về thế giới đầy biến động tuần qua Nhân viên y tế, lực lượng cảnh sát, và người dân trên toàn thế giới cùng tay vào cuộc chống lại đại dịch Covid-19... là những hình ảnh nổi bật nhất tuần qua. Đại dịch Covid-19 đến nay đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp mắc. Theo số liệu thống kê trên...