Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo
Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo.
Theo báo Newsweek, máy bay X-37B đã quay theo quỹ đạo bí mật hình elip dài suốt 10 tháng kể từ khi được phóng trong nhiệm vụ thứ 7 trên tên lửa Falcon Heavy của SpaceX (Mỹ) vào cuối tháng 12.2023.
Mô phỏng máy bay X-37B phanh khí động nhờ lực cản của khí quyển trái đất. ẢNH: REUTERS
Vào ngày 7.11, X-37B đã diễn tập kỹ thuật phanh khí động học. Một loạt thao tác phanh khí động sẽ tận dụng lực cản từ khí quyển Trái Đất, giúp hạ thấp quỹ đạo của X-37B trong khi sử dụng tối thiểu nhiên liệu, theo Lực lượng không gian Mỹ.
“Khi chúng tôi phanh khí động, chúng tôi sử dụng lực cản của khí quyển để hạ thấp hiệu quả điểm cao nhất của tàu từng đợt cho đến khi đạt đến quỹ đạo mong muốn. Khi làm như vậy, chúng tôi tiết kiệm được một lượng lớn nhiên liệu đẩy, và đó thực sự là lý do tại sao phanh khí động quan trọng”, theo ông John Ealy, kỹ sư của Boeing, giải thích.
Xem phi thuyền robot bí mật X-37B của quân đội Mỹ bay vào không gian
X-37B là một tàu vũ trụ không người lái do Boeing nghiên cứu và phát triển cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Dài 8,9 m và sải cánh 4,55 m, X-37B có khả năng bay trên quỹ đạo trái đất thấp, trong khoảng 240 – 800 km so với mặt đất, với tốc độ khoảng 28.200 km/giờ. Theo Newsweek, hoạt động trên giúp định vị chính xác tàu vũ trụ để xử lý an toàn một số tổ hợp mô đun trên quỹ đạo trái đất.
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall đã khen ngợi kỹ thuật này là một sáng kiến mang tính đột phá. Tổng tư lệnh Lực lượng không gian Mỹ Chance Saltzman gọi cuộc diễn tập trên là một cột mốc vô cùng quan trọng đối với năng lực không gian của đất nước.
Người đứng đầu nhóm hệ thống thử nghiệm của Boeing Holly Murphy nhận định những thành tựu của X-37B tiếp tục mở rộng ranh giới năng lực không gian của Mỹ, giảm thiểu rủi ro và cung cấp thông tin về các kiến trúc không gian trong tương lai.
Mỹ mô phỏng dùng vũ khí hạt nhân tấn công tiểu hành tinh lao vào trái đất
Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (bang California, Mỹ) đã mô phỏng sự kiện 'Ngày tận thế' bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công một tiểu hành tinh đang đe dọa trái đất.
Mô phỏng một tiểu hành tinh lao vào trái đất. Ảnh ESA
Năm ngoái, một sứ mệnh tên DART của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chứng minh con người có thể thay đổi quỹ đạo của một tiểu hành tinh bằng cách lao phi thuyền vào bề mặt mục tiêu.
Trong cuộc thí nghiệm mới, đội ngũ của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore muốn xác minh liệu vũ khí hạt nhân có thể đánh bật một tiểu hành tinh đang lao về hướng địa cầu hay không, từ đó hóa giải nguy cơ diệt vong cho nhân loại.
"Nếu phát hiện sớm, chúng ta có thể phóng thiết bị hạt nhân đến tiểu hành tinh lúc đó vẫn còn cách xa địa cầu hàng triệu km", Space.com dẫn lời nhà vật lý học Mary Burkey của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đang tích cực thẩm định khả năng áp dụng kịch bản trong phim "Ngày tận thế" (1998) trong nỗ lực phòng thủ hành tinh.
Theo một phần của cuộc nghiên cứu, chuyên gia Burkey và các đồng sự xây dựng mô hình mới cho phép mô phỏng một vụ kích nổ thiết bị hạt nhân trên tiểu hành tinh giả lập.
Báo cáo đăng trên chuyên san The Planetary Science cho thấy việc sử dụng vũ khí hạt nhân có lợi thế hơn hẳn so với sứ mệnh DART.
Lợi thế lớn nhất chính là năng lượng: Thiết bị hạt nhân có thể tạo ra sức công phá mạnh nhất trên mỗi khối lượng so với bất kỳ công nghệ nào khác của con người.
Và do các vụ phóng luôn hạn chế tối thiểu khối lượng mang theo, một đầu đạn hạt nhân có thể giáng đòn tấn công mạnh mẽ vượt xa sứ mệnh phóng phi thuyền vào tiểu hành tinh như sứ mệnh DART đã thực hiện.
NASA nói phi thuyền DART đổi hướng thành công tiểu hành tinh sau cú đâm "tự sát"
Rác vệ tinh và tên lửa đẩy Liên Xô-Trung Quốc suýt gây thảm họa trên quỹ đạo Khoảng cách giữa hai khối rác khổng lồ chỉ 36 m, cho thấy sự cấp bách trong việc dọn dẹp không gian trên quỹ đạo thấp của trái đất để tránh nguy cơ khó lường trong tương lai. Mô phỏng các mảnh vỡ rác vũ trụ trên quỹ đạo trái đất. Ảnh AFP/GETTY Leolabs, dịch vụ quản lý hoạt động của vệ tinh...