Máy bay Vietnam Airlines suýt đụng máy bay nước ngoài
Do vấn đề liên lạc giữa tổ bay và đài kiểm soát không lưu tai Quang Châu, Trung Quôc đa khiên may bay cua Vietnam Airlines suyt đung vơi môt may bay khac. Tuy nhiên sư viêc đươc kiêm soat tôt nên chưa gây hâu qua nghiêm trong.
Theo Vietnam Airlines, sư cô co thê do vân đề phôi hơp giưa tô bay va Đai kiêm soat không lưu – Ảnh minh họa: Mai Vọng
Chiêu tôi 4.3, Tông công ty hang không Viêt Nam (Vietnam Airlines) cho biêt đang phôi hơp vơi cơ quan chưc năng lam ro vu may bay cua hang suyt va cham vơi may bay cua hang khac.
Cu thê, vao khoang 14 giơ 2 phut ngày 2.3, sau khi hạ cánh tại sân bay Bạch Vân, Quảng Châu (Trung Quốc), máy bay cua hang mang sô hiêu VNA360 đã được sự chấp thuận của Đài chỉ huy đi theo đường lăn cắt qua đường băng 02L để vào sân đỗ. Tuy nhiên, khi phát hiện máy bay của hãng khác đang chuẩn bị cất cánh ở đầu đường băng 02L, cơ trưởng đã quyết định cho máy bay dừng chờ trên đường lăn nằm ngoài đường cất hạ cánh trong khoảng cách an toàn.
Sau khi máy bay đó rời khỏi đường băng 02L, theo huấn lệnh của Đài chỉ huy và Đài kiểm soát mặt đất tại sân bay, máy bay của Vietnam Airlines đã tiếp tục đi theo đường lăn cắt qua đường băng 02L về sân đỗ. Chuyến bay quay lại TP.HCM được tiến hành như kế hoạch, xuất phát đúng giờ.
Kết quả điều tra sơ bộ của Vietnam Airlines và nhận định ban đầu của Cục Hàng không Trung Quốc cho thấy nguyên nhân có thể do vấn đề liên lạc giữa tổ bay và Đài kiểm soát không lưu. Sự việc vẫn đang tiếp tục được làm rõ.
May bay cua Vietnam Airlines suyt bi va cham la loại Airbus A321, đươc hang đưa vào khai thác năm 2009. Kỳ kiểm tra kỹ thuật gần nhất của tàu bay này là ngày 11.1.2015, cơ trương chuyên bay la ông Rajesh Singh Bhullar, quốc tịch Kenya.
Thai Sơn
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Tướng Nguyễn Quốc Thước: Đảo nhân tạo của TQ còn nguy hiểm hơn 981 nhiều
"Việc biến bãi đá thành pháo đài quân sự của Trung Quốc còn có tính chất nguy hiểm hơn, căng thẳng hơn, quyết liệt hơn so với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 trước đây".
Trung Quốc đang cấp tập biến những bãi đá thành pháo đài quân sự trên quần đảo Trường Sa
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh quân khu 4 trao đổi với phóng viên trước việc Trung Quốc mở rộng ở Biển Đông, cấp tập biến những bãi đá thành pháo đài quân sự.
Việc Trung Quốc tăng tốc biến các bãi đá thành pháo đài quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam được đánh giá là một "mưu đồ hung hăng áp đặt chủ quyền trong khu vực". Ông nhìn nhận, đánh giá thế nào về hành động này từ phía Trung Quốc?
Lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần trao đổi với nhà lãnh đạo Việt Nam, thống nhất hai bên không làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông. Chúng ta hoàn toàn hoan nghênh quan điểm đó. Tuy nhiên trên thực tế vừa qua, Trung Quốc lại có những hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông bằng việc xây dựng nhiều công trình rất lớn ở các bãi đá, đảo Gạc Ma, Chữ Thập...
"Nếu những sân bay, căn cứ quân sự đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc phòng ở Việt Nam và các nước trong khu vực, vì khu vực này nằm rất gần với các đảo của ta ở khu vực Trường Sa. Đó không phải là một ý đồ dân sự, hay kinh tế mà thực chất là ý đồ quân sự của Trung Quốc, uy hiếp trực tiếp hàng ngày, hàng giờ đến khu vực Trường Sa" - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
Nếu theo những gì Trung Quốc nói thì phải để nguyên trạng tất cả những bãi đá. Vì theo DOC thì không được cải tạo các đảo nhân tạo. Tuy nhiên đến bây giờ họ lại làm ngang ngược như vậy. Nghĩa là họ nói một đằng nhưng lại làm một nẻo.
Không phải chỉ Việt Nam, Philippines, hay ASEAN mà tất cả những nước liên quan đến vấn đề giao lưu trên Biển Đông đều phản đối cả. Lời nói không đi với hành động như vậy từ phía Trung Quốc có làm chúng ta và thế giới tin tưởng họ ở những việc khác hay không?
Không ai có thể chấp nhận một hành động ngang ngược như vậy từ phía Trung Quốc! Để giữ được ổn định Biển Đông, trước hết Trung Quốc phải làm đúng như họ nói.
Có ý kiến cho rằng, nếu các cơ sở hạ tầng như sân bay, căn cứ hậu cần của Trung Quốc đi vào hoạt động trong năm sẽ khiến Bắc Kinh thiết lập chỗ đứng vững vàng tại vùng biển khu vực Đông Nam Á? Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vùng biển cũng như vấn đề an ninh của Việt Nam và các nước trong khu vực, thưa ông?
Việc họ đổ tiền ra làm các căn cứ quân sự, có đường băng, hải cảng nhằm phục vụ mục đích quân sự. Ý đồ của Trung Quốc là muốn độc chiếm Biển Đông. Ngoài căn cự hậu cần họ còn ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự để phục vụ mưu đồ này. Không ai có thể chấp nhận một hành động ngang ngược như vậy.
Nếu những sân bay, căn cứ hậu cần đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc phòng ở Việt Nam và các nước trong khu vực, vì khu vực này nằm rất gần với các đảo của ta ở Trường Sa. Đó không phải là một ý đồ dân sự, hay kinh tế mà thực chất là ý đồ quân sự của Trung Quốc, uy hiếp trực tiếp hàng ngày, hàng giờ đến khu vực Trường Sa. Bởi những vị trí Trung Quốc đang xây dựng nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Không ai chấp nhận hành động ngang ngược như vậy của TQ
Theo ông, ngoài Việt Nam, quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng tiếp theo từ những việc làm trên từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc?
Ảnh hưởng trực tiếp là Việt Nam, kế đến là Philippines. Đồng thời khu vực này nằm gần như ở rốn của khu vực Trường Sa, có thể chia cắt đảo Trường Sa, nên ngoài uy hiếp Việt Nam và Philippines, tiếp nữa có thể kể đến Malaysia. Nếu kéo dài nữa còn có thể là Brunei, Indonesia...
Tôi phải nhắc lại rằng, hành động ngang ngược trên của Trung Quốc chính là nhằm hiện thực hóa "đường lưỡi bò", phục vụ cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Chúng ta cần phải làm gì trước hành động ngang nhiên này từ phía Trung Quốc, thưa ông?
Tôi được biết phía Bộ Ngoại giao đã 2 lần lên án việc làm này từ phía Trung Quốc. Tại những hội nghị quốc tế, các nhà ngoại giao, lãnh đạo của chúng ta cũng đã đề nghị phải giữ nguyên trạng các địa điểm ở Hoàng Sa, Trường Sa, không được làm phức tạp tình hình.
Chính phủ đã nói việc đưa ra tòa án quốc tế là một phương án, còn thời điểm nào chúng ta sẽ cân nhắc. Song tinh thần của chúng ta là phải đấu tranh bằng mọi biện pháp, kể cả về ngoại giao, pháp lý, kể cả đấu tranh trên thực địa...
Ông nhìn nhận đánh giá như thế nào về mức độ và tính chất nghiêm trọng giữa việc xây dựng các bãi đá thành căn cứ quân sự, với vụ giàn khoan Hải Dương 981 trước đây?
Việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ra Biển Đông là hiện tượng cụ thể, còn việc xây dựng trên là hành động trắng trợn hơn nhiều. Giàn khoan Hải Dương 981 chỉ là một điểm ở khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, còn việc xây dựng ở đây thuộc quần đảo Trường Sa - nằm trong trung tâm quẩn đảo Trường Sa của chúng ta.
Tôi cho rằng, hành động trên của Trung Quốc còn có tính chất nguy hiểm hơn, căng thẳng hơn, quyết liệt hơn so với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 trước đây.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
Hai học sinh mất tích bí ẩn Ngày 4.3, Cơ quan CSĐT Công an H.Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) tiếp tục truy tìm Nguyễn Đức Ninh (lớp 5 Trường tiểu học Trần Quốc Toản) và Trịnh Văn Tài (lớp 7 Trường THCS Quang Trung, cùng ở xã Nghĩa Thành), mất tích nhiều ngày qua. Ảnh: gia đình cung cấp Theo gia đình hai học sinh, cách đây khoảng 3 tháng,...