Máy bay Vietnam Airlines gặp sự cố tại Úc
Hôm nay (6/5), toàn bộ các chuyến bay ở sân bay Melbourne (Úc) đã bị gián đoạn bởi một chiếc máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines gặp sự cố khi chuẩn bị cất cánh.
Theo Channel News Asia, động cơ của chiếc máy bay kể trên bị bắt lửa khi nó đang chuẩn bị cất cánh từ sân Melbourne đến TP.HCM. Rất may chiếc máy bay đã kịp dừng lại và không có ai bị thương.
“Một số mảnh vỡ rơi ra từ động cơ máy bay cùng vài đám lửa nhỏ. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng toàn bộ hành khách đều an toàn, không ai gặp nguy hiểm”, người phát ngôn của sân bay Melbourne cho biết.
Hãng tin ABC dẫn lời một hành khách cho biết, máy bay đã nằm trên đường băng suốt 30 phút sau khi gặp sự cố.
Hành khách này cũng cho biết thêm, khi xảy ra sự cố, đầu của máy bay đã nâng lên để chuẩn bị cất cánh. Tuy nhiên, khi phát hiện sự cố, phi công đã kịp dừng ngay chuyến bay.
Trong một thông báo phát đi chiều nay, Vietnam Airlines xác nhận máy bay trên của hãng, mang số hiệu VN780, xuất phát từ Melbourne (Úc) đến Tp. Hồ Chí Minh gặp trục trặc kỹ thuật khi đang trên đường băng chạy đà chuẩn bị cất cánh lúc 10 giờ 35 sáng (theo giờ Úc).
Vietnam Airlines cho biết, đồng hồ hiển thị báo nhiệt độ động cơ số 2 bên phải cao quá mức cho phép, tổ bay đã thực hiện đình chỉ cất cánh theo quy trình. Máy bay sau đó được đưa về sân đỗ. Toàn bộ 180 hành khách cùng 13 thành viên phi hành đoàn, hành lý và hàng hóa đều an toàn.
Ngay khi sự việc xảy ra, Vietnam Airlines đã chủ động phối hợp các hãng hàng không khác chuyển hành khách sang chuyến bay trong ngày để nối chuyến về TP.HCM. Số còn lại được bố trí trên chuyến Sydney – TP.HCM của Vietnam Airlines vào ngày mai.
Video đang HOT
Trong tổng số 180 hành khách của chuyến bay có 21 hành khách hạng thương gia và 155 hành khách hạng phổ thông và 4 trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. 53 khách nối chuyến đi Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc…
Nguyên nhân của sự việc đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Máy bay gặp sự cố là loại Airbus A330, số hiệu đăng ký VNA371 được Vietnam Airlines đưa vào khai thác năm 2009. Kỳ kiểm tra kỹ thuật gần nhất của tàu bay này là ngày 02/05/2014.
Cơ trưởng chuyến bay là phi công Nguyễn Hải Anh có tổng số giờ bay 14.474 giờ cho cả 2 loại máy bay B777 và A330. Cơ phó là ông Beernaert Jeam Clause Girard Simon quốc tịch Pháp, có tổng số giờ bay tích lũy trên 12.633 giờ.
Theo Tiền phong
Khám phá khả năng vận tải siêu hạng của Mi-26 Halo
Vừa qua, không quân Pakistan đã bày tỏ quan tâm đến việc mua khoảng 10 máy bay trực thăng vận tải đa năng Mi-26.
Hôm 30-4, nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng ở thủ đô Moscow của Nga cho biết, không quân Pakistan đang đặt vấn đề với Nga về việc mua khoảng 10 máy bay trực thăng vận tải đa năng Mi-26.
Trước đây, đã có tin rằng Pakistan có tên trong danh sách các quốc gia mà Nga có thể cung cấp các sản phẩm quân sự. Phía Pakistan cũng thường xuyên bày tỏ quan tâm trong việc mở rộng hợp tác quân sự - kỹ thuật với Nga.
Theo các nguồn công khai, từ năm 1996 đến năm 2010 Nga bán cho Pakistan khoảng 70 trực thăng vận tải Mi-17/Mi-171, tuy nhiên Nga vẫn không phải là đối tác quốc phòng lớn nhất của nước này.
Hiện nay, nhà cung cấp hàng hóa quân sự lớn nhất cho Islamabad là Bắc Kinh và Washington. Phía Nga hy vọng, nếu hợp đồng mua sắm máy bay trực thăng vận tải lớn nhất thế giới này được ký kết sẽ tạo ra bước ngoặt trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.
Mi-26 (NATO định danh là Halo) là loại máy bay trực thăng vận tải hạng nặng được sản xuất bởi nhà máy hàng không Rosvertol tại Nga. Mi-26 hiện được xem là trực thăng vận tải lớn nhất thế giới hiện nay.
Mi-26 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1977, chính thức biên chế trong quân đội Liên Xô (nay là Nga) năm 1983. Hiện nó vẫn được nhiều nước ưa chuộng và sử dụng rộng rãi cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự.
Hiện nay, phiên bản quân sự của loại máy bay này được sử dụng nhiều nhất trong biên chế không quân của Nga, Ấn Độ và Ukraine. Với tải trọng cất cánh lên tới 56 tấn, Mi-26 có thể vận chuyển lên đến 160 binh sĩ trang bị đầy đủ hoặc 20 tấn hàng hóa trong khoang và 5 tấn cẩu treo bên ngoài.
Mi-26 có chiều cao 8.15m, chiều dài 33.73m, trọng lượng không tải 28.2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 56 tấn, trang bị hai động cơ D-136 siêu khỏe với công suất 11.400 mã lực/chiếc và 8 cánh quạt. Nó có phạm vi tác chiến tối đa 1.952km, bán kính tác chiến lên đến 800km và có thể bay đạt độ cao tối đa hơn 4.600m.
2 động cơ D-136 cũng giúp Mi-26 đạt tới vận tốc tối đa 295km/h, vượt trên cả loại trực thăng vũ trang được coi là một trong những máy bay trực thăng chiến đấu đa nhiệm tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay của Mỹ là AH-64 Apache, với vận tốc tối đa 284km/h.
Được thiết kế với khoang chở hàng rộng và chiếm phần lớn diện tích máy bay, Mil Mi-26 có thể mang theo những món hàng siêu nặng trong khoang như xe cứu hỏa, xe bọc thép hay xe tăng, cẩu bên ngoài cả các loại container, pháo, máy bay cánh cố định và trực thăng quân sự hạng nặng khác.
Với năng lực vận tải đạt được, Mi-26 xứng đáng là trực thăng số 1 thế giới hiện nay, vượt xa cả máy bay trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook của Mỹ. Thậm chí nó còn dễ dàng vận chuyển được cả 1 chiếc Chinook bằng cáp treo bên ngoài.
Theo ANTD
Moscow tố NATO thay đổi cấu trúc an ninh châu Âu, đe dọa Nga Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Putin, Dmitry Peskov cáo buộc, sự mở rộng hơn nữa của NATO về phía biên giới Nga sẽ làm thay đổi "toàn bộ cấu trúc an ninh châu Âu" và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Moscow. Phát biểu trên kênh truyền hình TVC hôm qua (19.4), ông Dmitry Peskov nhấn mạnh sự mở...