Máy bay vận tải Y-30 có thể phổ biến ở các nước châu Á, Phi và Mỹ Latin
Vassily Kashin, một nhà nghiên cứu lâu năm cho Trung tâm phân tích Chiến lược và công nghệ ở Moscow, nhận định rằng máy bay vận tải Y-30 của Trung Quốc, hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển, có thể trở thành lựa chọn phổ biến ở các nước châu Á, Phi hay Mỹ Latin.
Nhà nghiên cứu Kashin cho rằng máy bay vận tải Y-30 có tầm hoạt động lớn hơn Y-20 (cũng phát triển bởi Trung Quốc), mặc dù chỉ mang được tối đa 20 tấn hàng hoá.
Theo những hình ảnh có được, Y-30 sẽ sử dụng động cơ phản lực cánh quạt, có giá thành thấp hơn so với các loại cùng cấp khác và tiêu thụ nhiên liệu ít hơn, chi phí vận hàng vào bảo dưỡng thấp. Nhiều khả năng Y-30 sẽ không sử dụng động cơ WJ-6 của máy bay Y-9, mà là một thế hệ mới có công suất mạnh hơn, lên đến 7.000 mã lực.
Mô hình của máy bay vận tải Y-20 tại triển lãm Chu Hải
Video đang HOT
Mặc dù mới chỉ dạng mô hình, tuy nhiên máy bay Y-30 được đánh giá là có thiết kế khá giống với máy bay vận tải Airbus A400M, đặc biệt là ở khoang chứa hàng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi việc vận chuyển các vũ khí hạng nặng như xe tăng, pháo tự hành, bệ phóng tên lửa, radar cảnh báo của lực lượng phản ứng nhanh ra chiến trường.
Ông Kashin cho rằng rất ít nước đang phát triển có khả năng mua được máy bay vận tải cỡ lớn như Il-76 hay Y-20, chính vì vậy Y-30 sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu cho các quốc gia này.
Ngoài ra, về loại máy bay cỡ lớn Y-20, có trọng tải từ 55 đến 66 tấn nhưng Trung Quốc chưa chắc đã sản xuất hàng loạt và xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. Công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc đã đủ tự tin trình làng máy bay chiến đấu tàng hình J-31 và vận tải Y-20 ở triển lãm Chu Hải vừa qua, tuy nhiên, theo ông Kashin, 2 loại máy bay này vẫn chưa hoàn thiện và vẫn đang phải thực hiện các bài chạy thử.
Theo_An ninh thủ đô
Siêu radar bay A-100 Nga sẽ đặt trên máy bay Il-476
Radar bay thế hệ mới nhất A-100 của Không quân Nga sẽ được phát triển dựa trên nền tảng mẫu máy bay vận tải IL-76MD-90A.
Tạp chí Jane"s Defence Weekly đưa tin, Nga sẽ phát triển mẫu thử đầu tiên máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) A-100 dựa trên khung thân cơ sở máy bay vận tải thế hệ mới nhất IL-76MD-90A.
Nga bắt đầu phát triển mẫu thử đầu tiên của mẫu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm A-100.
Mặc dù thông tin trên đã xuất hiện từ năm 2011, khi phiên bản nâng cấp của mẫu máy bay vận tải đa năng hạng nặng IL-76 là IL-76MD-90A lần đầu tiên được giới thiệu. Theo đó IL-76MD-90A sẽ được công ty sản xuất máy bay Beriyev của Nga chuyển đổi thành một mẫu máy bay AWACS, tương tự như mẫu máy bay cảnh báo sớm trên không A-50 (dựa trên Il-76MD) đang được Không quân Nga sử dụng.
A-50 là mẫu máy bay chỉ huy và cánh báo sớm trên không được Beriev phát triển dựa trên khung cơ sở của mẫu máy bay vận tải IL-76. Không quân Nga hiện sở hữu ít nhất 20 chiếc A-50 trong biên chế của mình. Bên cạnh đó A-50 còn được Nga xuất khẩu cho lực lượng Không quân Ấn Độ.
A-50 có thể điều khiển, chỉ huy 10 máy bay tiêm kích trong nhiệm vụ tác chiến không đối không, không đối đất. Máy bay được trang bị radar cực mạnh Vega M có thể theo dõi cùng lúc 50 mục tiêu trong phạm vi 230km. Với mục tiêu lớn như tàu chiến nó có thể theo dõi ở cự ly đến 400km.
Trong khi đó, biến thể A-50 xuất khẩu cho Ấn Độ lại sử dụng hệ thống radar EL/W-2090 của Israel. Trung Quốc không mua được A-50 nhưng đã tự phát triển cho mình một AWACS nội địa được định danh là Không Cảnh 2000 (KJ-2000) với radar không rõ kiểu loại, đặt trên khung thân máy bay Il-76.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Pháp đặt mua 12 chiếc máy bay vận tải tiếp dầu đa năng Airbus A-330 Ngày 20-11, phát biểu tại một cuộc hội thảo cấp cao về răn đe hạt nhân của Pháp tại Paris, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, nước này đã ký hợp đồng trị giá 3,8 tỷ USD đặt mua 12 chiếc máy bay vận tải tiếp dầu đa năng (MRTT) Airbus A-330. Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, hợp...