Máy bay vận tải C-390 Brazil liên tiếp giành thắng lợi trước C-130J Mỹ
Máy bay vận tải C-390 đang trở thành phương tiện được ưa chuộng trên phạm vi toàn thế giới, không chỉ giới hạn ở các quốc gia thuộc khối BRICS.
Thụy Điển đã ký một bản thỏa thuận sơ bộ nhằm dọn đường cho việc mua máy bay vận tải C-390 từ Công ty Embraer của Brazil, đồng thời bỏ qua chiếc C-130J của Mỹ.
Cụ thể trong cuộc gặp gỡ mới đây tại Brazil, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Paul Jnsson và người đồng cấp nước chủ nhà Jose Musio đã ký văn bản bày tỏ ý định mở rộng hợp tác trong lĩnh vực hàng không quân sự.
Việc ký kết nghị định thư nói trên đồng nghĩa với việc quá trình mua C-390 để đảm nhiệm vai trò máy bay vận tải quân sự thế hệ mới của Không quân Thụy Điển bắt đầu.
“Diễn biến trên có nghĩa là chúng tôi đã thực hiện bước đi được chờ đợi từ lâu, đồng thời bắt đầu quá trình thay thế máy bay vận tải đã cũ bằng chiếc C-390 tối tân từ Brazil”.
“Hiện tại Stokholm đã có thể bắt đầu triển khai công việc nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của hàng không vận tải chiến thuật trong dài hạn”, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Thụy Điển – Trung tướng Karl-Johan Edstrm nhấn mạnh.
Ông Bosco Da Costa Jr – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Embraer đã bày tỏ sự phấn khích sau khi được biết Stockholm lựa chọn chiếc C-390 của họ để thay thế phi đội C-130H đã cũ và bỏ qua lời đề nghị mua phiên bản nâng cấp C-130J từ Mỹ.
Video đang HOT
“Thật vinh dự cho Embraer khi Thụy Điển chọn C-390, tiếp nối một số quốc gia NATO thuộc châu Âu đặt niềm tin, quyết định trên chứng tỏ rằng chiếc máy bay đa chức năng này đã thể hiện rõ sự ưu việt về khả năng hoạt động so với những vận tải cơ chiến thuật thế hệ trước”.
Cần lưu ý thêm, Thụy Điển và Brazil đã có quan hệ đối tác chiến lược trong ngành công nghiệp quốc phòng. Văn bản hợp tác mới nhất cho thấy mong muốn của hai bên trong việc mở rộng các chương trình liên kết trong ngành hàng không vũ trụ.
Ngoài vận tải cơ C-390, ở chiều ngược lại, vào năm 2014, Brazil đã ký hợp đồng với Công ty Saab của Thụy Điển để mua 36 tiêm kích JAS 39 Gripen, chiếc đầu tiên được giao vào tháng 11/2021 và tính đến tháng 11/2024, quốc gia Nam Mỹ đã nhận tổng cộng 8 máy bay.
Đồng thời với thông báo C-390 được lựa chọn làm máy bay vận tải tương lai cho Không quân Thụy Điển, Bộ trưởng Quốc phòng Brazil cũng cho biết nước này có ý định đặt mua thêm 9 tiêm kích JAS 39 Gripen khác nhằm thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa đôi bên.
Thụy Điển trở thành quốc gia châu Âu thứ 6 lựa chọn máy bay vận tải C-390 của Brazil. Bên cạnh Stockholm, các đơn đặt hàng còn đến từ Bồ Đào Nha, Hà Lan, Áo, Cộng hòa Séc và Hungary.
Trước đó, một quốc gia khác là Saudi Arabia cũng lựa chọn C-390 và từ chối C-130J của Mỹ, quyết định từ phía Riyadh được xem như “quà gia nhập Tổ chức BRICS” gửi tới Brazil.
C-390 do Công ty Embraer chế tạo là máy bay vận tải tầm trung hai động cơ đa năng. Ngoài việc mang theo được nhiều loại hàng hóa khác nhau, nó còn có khả năng thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, sơ tán y tế và tiếp nhiên liệu trên không.
Tải trọng tối đa của C-390 là 23 tấn, khi mang trọng lượng như vậy nó có thể bay quãng đường 2.590 km, hoặc 4.800 km với tải trọng 13,3 tấn. Tầm hoạt động lớn nhất của máy bay đạt tới con số 6.000 km.
Với thiết kế tiên tiến, độ tin cậy cao, nhiều ưu điểm nổi trội, C-390 thậm chí có thể tiếp tục giành thị phần của C-130J tại nhiều quốc gia quan trọng khác.
Hệ thống cất cánh tự động hứa hẹn đột phá mới cho máy bay
Một nhà sản xuất máy bay tại Brazil mới đây giới thiệu hệ thống cất cánh tự động, mở ra tiềm năng áp dụng cho các phi cơ thương mại trong tương lai.
Vào cuối năm 1965, tại nơi hiện là sân bay Heathrow ở London (Anh), một chuyến bay thương mại đến từ Paris đã đi vào lịch sử khi trở thành chuyến bay đầu tiên sử dụng chức năng hạ cánh tự động.
Chiếc Trident 1C đã được nâng cấp khả năng tự động lái để có thể hạ cánh tự động. Ngày nay, hệ thống này được lắp trên hầu hết máy bay thương mại và dần cải thiện độ an toàn khi hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu hoặc tầm nhìn hạn chế.
Gần 60 năm kể từ sau cột mốc của Trident 1C, một nhà sản xuất máy bay lớn thứ 3 thế giới, Công ty Embraer tại Brazil, đã giới thiệu công nghệ tương tự, nhưng lần này là hệ thống tự động cho quá trình cất cánh, theo Đài CNN.
Hình ảnh buồng lái của máy bay Embraer E195-E2. ẢNH: EMBRAER
Tự động hóa hai chiều
Được gọi là "Hệ thống cất cánh nâng cao E2", công nghệ này không chỉ cải thiện độ an toàn bằng cách giảm khối lượng công việc của phi công mà còn cải thiện tầm bay cùng trọng lượng cất cánh, cho phép máy bay di chuyển xa hơn, theo Embraer.
Ông Patrice London, kỹ sư hiệu suất tại Embraer, người đã làm việc cho dự án này trong hơn 10 năm, nói rằng hệ thống này sẽ ổn định hơn điều khiển thủ công. "Nếu thực hiện 1.000 lần cất cánh, bạn sẽ có được 1.000 lần chính xác như nhau", ông nói.
Embraer đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống cất cánh tự động và giới thiệu vào cuối tháng 7, với mục tiêu được các cơ quan hàng không chấp thuận vào năm 2025, trước khi đưa vào sử dụng tại một số sân bay.
Theo trang Aviation Week, Embraer là nhà sản xuất máy bay đầu tiên phát triển phần mềm cho phép cất cánh tự động. Tự động hạ cánh đã là một tiêu chuẩn trong nhiều thập niên. Công ty sản xuất máy bay khác là Airbus (trụ sở tại Pháp) gần đây đã bắt đầu nghiên cứu về quy trình lăn bánh tự động, một chức năng có thể được giới thiệu lần đầu trên Airbus A350.
Ông Luis Carlos Affonso, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách kỹ thuật và phát triển công nghệ tại Embraer, cho biết trong quá trình cất cánh tự động, chỉ có một sự khác biệt chính so với các quy trình hiện tại. "Bạn không tự xoay cần lái. Bạn đặt tay lên cần điều khiển và máy bay sẽ tự hoạt động", ông nói, đề cập hành động kéo cần điều khiển để mũi máy bay hướng lên.
Điều này tương tự việc hạ cánh tự động, khi giữ tay trên cần điều khiển lúc máy bay tự hạ cánh. Ông Affonso nói thêm hệ thống mới còn giúp máy bay cất cánh nhanh hơn và sử dụng đường băng ngắn hơn.
Tăng tính nhất quán
Embraer giới thiệu hệ thống cất cánh tự động còn giúp máy bay tránh được sự cố dập đuôi, tình huống xảy ra khi đuôi máy bay chạm vào đường băng hoặc chướng ngại vật khi cất cánh, đôi khi đến từ kỹ thuật của phi công.
Ông Affonso nói hệ thống mới chính xác và nhất quán, qua đó tránh được nguy cơ xảy ra sự cố. Ngoài ra, nó còn tối ưu quy trình cất cánh và cho phép tăng trọng lượng cất cánh, đồng nghĩa việc có thể chở nhiều hành khách hơn hoặc bay xa hơn, lên đến 650 km. Điều này giúp mở rộng những điểm đến mà máy bay có thể thực hiện.
Máy bay Embraer E195-E2 của hãng Porter Airlines. ẢNH: PORTER/EMBRAER
Trong trường hợp khẩn cấp, hệ thống phản ứng theo cùng cách như hệ thống lái tự động thông thường - phát ra tiếng báo động và trả lại quyền điều khiển cho phi công. "Tôi đã thử nghiệm hệ thống trong các trường hợp hỏng hóc, đặc biệt khi mất động cơ. Thật đáng kinh ngạc khi bạn giảm được khối lượng công việc, điều đó giúp bạn tạo ra hoạt động an toàn hơn", theo ông Affonso.
Hiện tại, Embraer có kế hoạch giới thiệu hệ thống này tại 3 sân bay: London City ở Anh, Florence ở Ý và Santos Dumont ở Brazil. Công ty cho biết họ đang nhận thêm sự quan tâm ở những nơi khác.
Embraer dần chiếm được thị phần trong ngành hàng không và giờ là nhà sản xuất hàng đầu trong phân khúc máy bay thương mại tối đa 150 chỗ ngồi, theo CNN. Công ty đã cung cấp 1.700 phi cơ thuộc dòng máy bay E-Jet phổ biến, được giới thiệu vào năm 2004. Hồi đầu năm nay, hãng American Airlines của Mỹ đã công bố đơn đặt hàng 90 máy bay E175 - một máy bay phản lực khu vực có sức chứa khoảng 80 hành khách - với mục đích chuyển đổi toàn bộ đội bay khu vực sang phi cơ Embraer vào năm 2030.
Vào năm 2018, Embraer đã cải tiến một số mẫu máy bay trong dòng E-Jet với động cơ, cánh và hệ thống điện tử hàng không mới, gọi là E2. Hai biến thể hiện đang được đưa vào sử dụng là E190-E2 và phiên bản lớn hơn Embraer E195-E2, có sức chứa khoảng 140 hành khách, giúp chúng cạnh tranh trực tiếp với Airbus A220.
Theo nhà phân tích hàng không Gary Crichlow ở Công ty Aviation News Limited (trụ sở tại Anh), hiện còn sớm để đán.h giá những quảng cáo của Embraer sẽ được ứng dụng thực tiễn như thế nào. Ông đặt vấn đề liệu hệ thống này có dễ dàng lắp đặt, hay có cần phải đào tạo thêm cho phi công hay không. Ngoài ra, việc nó có thực sự cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động hay không vẫn cần thời gian kiểm nghiệm.
Sức khỏe của Tổng thống Paraguay Santiago Pena ổn định trở lại Tổng thống Paraguay Santiago Pea đã trong tình trạng sức khỏe ổn định vào tối 18/11 (theo giờ địa phương) sau khi phải nhập viện do cảm thấy khó chịu trong người. Sự việc xảy ra khi ông Pena đang tham Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại...