Máy bay tự lái gắn thuốc nổ sẽ bay ngàn km sang Mỹ?
IS là nhóm khủng bố đầu tiên sử dụng máy bay không người lái gắn thuốc để nổ tấn công trong chiến tranh.
Một thiết bị flycam thường dùng trong quay phim hoặc chụp ảnh.
Theo các chuyên gia vũ khí, trong vòng 5 năm tới, máy bay không người lái dùng năng lượng mặt trời có thể gắn được thuốc nổ và bay xa hàng ngàn cây số là điều hoàn toàn khả thi. Điều này đồng nghĩa, những kẻ khủng bố ở châu Phi cũng có thể thả máy bay tấn công nước Mỹ.
Năm ngoái, khủng bố IS là nhóm cực đoan đầu tiên sử dụng máy bay không người lái tấn công quân đội các nước. Owen West, chuyên gia về đặc nhiệm và xung đột nói: “Trong 5 năm nữa, máy bay không người lái sẽ bay không ngừng nghỉ vì chúng được mặt trời tiếp nhiên liệu”.
Video đang HOT
Tay súng Iraq ở Mosul đang cố bắn một thiết bị bay không người lái.
Tướng Raymond Thomas, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Mỹ, nói rằng việc khủng bố IS sử dụng máy bay không người lái “là điều kinh khủng nhất năm 2016″. Hiện tại, hai mẫu máy bay không người lái MQ-1C và MQ-9 Reaper của Mỹ có thể bay xa 1.850 km trong 25 giờ liên tục.
Tại thành trì Mosul (Iraq) vừa được giải phóng cách đây ít ngày, khủng bố IS được phát hiện đã sử dụng máy bay không người lái để ném bom vào thường dân. Hiện chưa rõ vì sao IS có trong tay những chiếc máy bay này, nhưng có khả năng chúng nhập lậu qua Syria. Đây là các mẫu flycam thường dùng để quay phim, chụp hình từ trên cao và được “chế” lại.
Máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời.
Trong những năm tới, khi công nghệ đột phá hơn, pin nhẹ hơn, hệ thống điều khiển bay tốt hơn thì việc một cỗ máy bán ngoài thị trường có thể bay xa hàng ngàn cây số sẽ là điều không khó tưởng tượng, Owen nói.
Mẫu máy bay không người lái Silent Falcon (Chim ưng im lặng) của một công ty thương mại Mỹ đã có thể bay xa 200 km không nghỉ. Silent Falcon đủ nhỏ để nhét đằng sau cốp xe tải và có thể sẵn sàng bay chỉ trong 30 phút.
Theo Danviet
Ông Duterte nói diệt IS không phải lo về dân thiệt mạng
Tổng thống Philippines tuyên bố nhiệm vụ của dân thường là phải "ẩn nấp hoặc bỏ chạy", nên binh sĩ không may giết hại dân thường sẽ không bị truy cứu trách nhiệm.
Một binh sĩ Philippines ở Marawi.
Trong tuyên bố phát đi ngày 28.6, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói với binh sĩ đang tham gia cuộc chiến chống khủng bố IS: "Không cần thiết phải e ngại nếu chẳng may giết phải dân thường. Nhiệm vụ của dân thường là bỏ chạy hoặc tìm chỗ ẩn nấp".
Ông Duterte khẳng định sẽ bảo vệ những binh sĩ nếu chẳng may họ bắn nhầm và khiến thường dân thiệt mạng.
Tuyên bố trên đưa ra sau khi ông Duterte ra lệnh cho quân đội diệt trừ khủng bố IS tại thành phố Marawi. Nhóm phiến quân Maute thề trung thành với khủng bố IS chiếm giữ thành phố này hơn 5 tuần qua, khiến ít nhất 400 dân thường và binh sĩ thiệt mạng.
Hôm 28.6, quân chính phủ Philippines phát hiện ra 17 thi thể người dân bị khủng bố giết hại dã man ở Marawi. Ông Duterte tuyên bố tình trạng thiết quân luật ở miền nam Philippines nhằm giải quyết xung đột quân sự với khủng bố IS.
Trung Quốc vừa tài trợ 15 triệu peso (khoảng 7 tỉ đồng) để quân chính phủ tiêu diệt khủng bố. Mỹ đã điều máy bay do thám P3 Orion tới Marawi và Australia cũng cử hai máy bay trinh sát tới khu vực này.
Tổng thống Philippines nói: "Mệnh lệnh của tôi với các bạn: nếu bọn chúng mang theo súng mà không phải là lính chính phủ, không phải cảnh sát thì hãy giết luôn. Đó là yêu cầu của tôi". Một số nhóm bảo vệ nhân quyền lên tiếng khi biết tin về tuyên bố này. Họ cho rằng nhiều người sẽ bị giết hại có chủ đích vì chính sách nhân nhượng binh lính của ông Duterte.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Mỹ cho biết trong 1 năm cầm quyền, ông Duterte đã ra lệnh giết hại hơn 5.000 người trong chiến dịch truy quét ma túy của mình.
Theo Danviet
Nước Anh không bình yên Thành phố Manchester thanh bình, vốn được cả thế giới biết đến nhờ hai câu lạc bộ bóng đá lừng danh, bỗng chốc trở nên nổi tiếng bởi sự kiện bi thảm diễn ra tối 22-5. Một sân vận động nơi thường diễn ra các sự kiện thể thao sôi nổi hào hứng, một buổi hòa nhạc nơi mang đến cho con người...