Máy bay Tu-95MS thống trị thế giới với tên lửa X-101
Không quân Nga sẽ thống trị thế giới khi trang bị tên lửa hành trình tầm xa X101 trên oanh tạc cơ Tu95MS.
Theo báo Izvestia ngày 10/5, máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Không quân Nga đã được nâng cấp để phù hợp trang bị tên lửa hành trình chiến lược tầm xa X-101.
“Tùy viên quân sự nước ngoài tham dự buổi lễ duyệt binh 71 năm Ngày chiến thắng có thể dễ dàng nhận ra đạn tên lửa X-101 treo dưới cánh máy bay Tu-95MS. Dòng máy bay ném bom tầm xa này được thiết kế để mang tới 16 đạn tên lửa chiến lược”, tờ Izvestia đăng tải.
Trong khi đó, lãnh đạo Không quân Nga, Pior Deinekin tuyên bố: “Hôm nay (ngày 9/5), chúng ta có cơ hội chứng kiến trực tiếp phiên bản nâng cấp của máy bay Tu-95MS. Khả năng chiến đấu của máy bay ném bom nâng cấp đã được nâng lên một cấp độ mới”.
Theo những thông tin được Nga công khai, X-101 là loại tên lửa hành trình chiến lược của Nga có tính năng rất cao, được phát triển bởi phòng thiết kế Raduga. X-101 có thể mang đầu đạn năng 400 kg va tâm băn lên đên 9.600 km.
Tên lửa hành trình X-101 có sai số mục tiêu chỉ 10m, có khả năng bắn trúng các loại mục tiêu kích thước chỉ 2-3m, bao gồm cả muc tiêu di động. Dòng tên lửa này được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu rắn RD-95TM-300, lực đẩy là 360 kgf, hoặc 500 kgf.
Video đang HOT
Tên lửa có thể bay liên tục 10 giờ với tốc độ hành trình cận âm (khoảng 0,7Mach), tốc độ cao nhất 250-270 m/s. Trần bay cao cao nhất là 6.000m, thấp nhất từ 30 đến 70 m.
X-101 có chiều dài 7,6 m; Sải cánh 4,4 m; Đường kính 0,75 m. Tên lửa X-101 có trọng lượng khoảng 2.400 kg, khối lượng đầu đạn của tên lửa tới 400 kg, vì thế uy lực sát thương của nó rất cao. Tên lửa X-101 có 2 đầu đạn thứ cấp là đầu đạn tấn công xuyên phá động năng và đầu đạn phân mảnh.
X-101 có cấu trúc hệ thống dẫn đường quán tính tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga, giai đoạn tấn công mục tiêu sau cùng sử dụng hệ thống dẫn đường quang-ảnh so sánh (tương tự như hệ thống quang ảnh trên tên lửa Tomahawk), tấn công chính xác mục tiêu cố định.
Bề ngoài tên lửa giống như một máy bay nhỏ, mặt cắt ngang dẹt, thiết kế theo công nghệ stealth giảm tối đa độ phản xạ hiệu dụng, chỉ bộc lộ 0,01 m2.
Với sức mạnh của tên lửa X-101, khi trang bị trên các oanh tạc cơ Tu-95MS có tầm bay trên 12.000km sẽ có tầm tấn công lớn hơn cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa khủng nhất hiện nay.
Theo_Báo Đất Việt
Nga - Trung đang giúp Mỹ trở lại thống trị thế giới?
Theo tạp chí The Diplomat, những hành động gần đây của Nga, Trung Quốc và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã giúp Mỹ lấy lại được vị thế thống trị thế giới vốn gần như bị lu mờ trước đó.
Hồi tháng 7/2014, tạp chí trực tuyến Salon lớn tiếng tuyên bố rằng "thời kì của Mỹ đã qua". Trong những năm qua, nhiều cuốn sách và nhiều bài báo khác cũng có tuyên bố tương tự. Họ lập luận rằng, Mỹ sẽ tiếp tục là cường quốc thế giới nhưng không còn là cường quốc quyền lực nhất thế giới nữa.
Nhìn vào hoàn cảnh hiện tại, Mỹ đang phải quay cuồng đối mặt với hàng loạt thách thức từ Nga, Trung Quốc, IS. Nga đang hành động mạnh mẽ ở Ukraine; Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông, IS hoành hành ở Trung Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Adam Lowther thuộc Đại học Không quân Mỹ và Đại tá Không quân Mỹ Robert Spalding, những sự kiện trên dù không phải là mong muốn của Mỹ nhưng đã giúp củng cố vị thế của Mỹ trên thế giới.
Nga
Ông Lowther và ông Spalding lập luận, quyền lực của Nga đang giảm đi đáng kể khi dân số giảm và nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Hai ông này cũng cho rằng, mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin mong đợi chỉ đối đầu với Mỹ ở Ukraine nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều. Châu Âu, mặc dù không thật sự mạnh mẽ về quân sự, nhưng phát triển, gắn kết. Kết quả là Nga bị cô lập; còn Mỹ, bất chấp nhiều nhược điểm và sai lầm, vẫn tiếp tục là một thế lực mà các đồng minh châu Âu trông cậy.
Nhờ Nga, vị thế của Mỹ đang được củng cố trên khắp châu Âu. Nhiều quốc gia châu Âu đang trông chờ vào sự bảo vệ của Mỹ. Từ đó, mối quan hệ giữa các đồng minh và đối tác của Mỹ cũng được nâng cao đáng kể.
Quân đội Ukraine ở miền Đông.
Chuyên gia Stephen Pifer của Viện Brookings nhận định, cách đây 5 năm, nhiều quốc gia NATO đặt nghi ngờ về sự cần thiết của việc đặt vũ khí hạt nhân ở châu Âu, nhưng ngày nay, do diễn biến khủng hoảng Ukraine, cuộc tranh lập này không còn tồn tại nữa.
Trung Quốc
Trung Quốc cũng đang đóng vai trò lớn trong việc khiến Mỹ một lần nữa trở nên quan trọng. Bởi Trung Quốc đang có những hành động hung hăng ở Biển Đông nên bất chấp những ảnh hưởng kinh tế, các nước trong khu vực vẫn muốn Mỹ trở thành một cái "phanh" hãm hay là một đối trọng đối với Trung Quốc.
Hơn nữa, mối quan hệ liên minh của Mỹ ở châu Á, nhờ có Trung Quốc, đang ngày càng mạnh mẽ. Điều đó góp phần đáng kể trong việc giúp Mỹ có vị thế tốt hơn khi so sánh quyền lực của Washington và Bắc Kinh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Máy bay trinh sát của Mỹ ghi lại hình ảnh Trung Quốc xây dựng trái phép tại bãi Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng Năm.
Theo The Diplomat, dù một trong những mục tiêu chính trong những hành động hung hăng của Trung Quốc là nhằm đánh bật vị thế của Mỹ trong khu vực, nhưng Trung Quốc sẽ không chỉ phải đối đầu với Mỹ mà còn với các đối tác và đồng minh của Mỹ ở châu Á. Đó là một mục tiêu khó khăn hơn rất nhiều.
Nhà nước Hồi giáo
Với việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) lợi dụng tình hình bất ổn để hoành hành ở Syria và Iran, nhiều quốc gia Trung Đông đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ. Thay vì cho rằng những chính sách trước đây của Mỹ trong khu vực là nguyên nhân dẫn đến sự trỗi dậy của IS, họ lại trông chờ Mỹ tiêu diệt IS.
Không giống như trước kia, giờ đây, các nhà lãnh đạo ở Trung Đông muốn Mỹ tiếp tục duy trì ảnh hưởng trong khu vực. Nhờ có IS, nước Mỹ đã có nhiều bạn bè ở Trung Đông hơn bao giờ hết. Thế giới Ả Rập luôn coi Mỹ là một nhân tố quan trọng trong việc giải quyết bất kì vấn đề nào.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
PHẠM KHÁNH (Lược dịch)
Theo Infonet
Quan chức Mỹ thừa nhận lá chắn tên lửa không hiệu quả Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ thừa nhận, đầu đạn đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa không hiệu quả và cần phải phát triển phương tiện mới. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế để tìm cách ngăn chặn cuộc tấn công tên lửa và đánh chặn đầu đạn trước khi nó chạm...