Máy bay Trung Quốc vào không phận Đài Loan
Ngày 25.7, Cơ quan phòng vệ Đài Loan thông báo 2 máy bay chiến đấu SU-27 của Trung Quốc đã xâm nhập không phận của đảo này hồi cuối tháng 6. Trong đó có một chiếc không chịu rời khỏi cho đến khi 2 máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan được triển khai đến hiện trường.
Vụ việc xảy ra vào ngày 29.6 khi 2 chiếc SU-27 rượt đuổi một máy bay do thám của Mỹ đang hoạt động dọc eo biển Đài Loan, theo báo United Daily News. Cơ quan phòng vệ Đài Loan nói không xem đây là một vụ khiêu khích nhưng vẫn rất quan ngại. “Quân đội Trung Quốc cần kiềm chế nếu không có thể sẽ xảy ra đụng độ”, AFP dẫn lời nghị sĩ Quốc dân đảng Soái Hóa Dân nhấn mạnh.
Máy bay chiến đấu SU-27 của Trung Quốc – Ảnh: Pdff.sytes.net
Trong một diễn biến khác, Viện Nghiên cứu National Security Archive của Mỹ công bố một tài liệu vừa được giải mật cho rằng Trung Quốc đang chế tạo vũ khí xung điện từ (EMP) nhằm làm tê liệt các hệ thống điện tử của Đài Loan. Theo đó, Bắc Kinh sẽ dùng loại vũ khí này để vô hiệu hóa hệ thống điều khiển vũ khí của Đài Loan và chống tàu sân bay của Mỹ trong trường hợp xung đột. Báo cáo trên được giới tình báo Mỹ thực hiện vào năm 2005, theo tờ Taipei Times.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
Mỹ sẽ bán 36 chiến đấu cơ cho Iraq
Các quan chức Mỹ hôm qua (12/7) cho biết chính phủ Iraq có thể sẽ mua khoảng 36 chiến đấu cơ của Mỹ trong một bản hợp đồng trị giá hàng tỷ USD.
Tuy nhiên, các quan chức này không tiết lộ trị giá cụ thể của hợp đồng mua bán chiến đấu cơ trên.
Theo bản dự thảo hợp đồng này, trong giai đoạn cung cấp đầu tiên, Mỹ sẽ xem xét gửi đến Iraq một phi đội chiến đấu cơ, giai đoạn sau - phi đội thứ hai cùng với các phương tiện đảm bảo trên mặt đất của máy bay, radar và hệ thống phòng không đáng tin cậy khác sẽ được giao cho Iraq.
Trước đó, trong năm nay, Iraq đã bất ngờ ngừng kế hoạch mua 18 máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ do cần tập trung kinh phí vào việc ổn định tình hình trong nước trong bối cảnh khủng hoảng lương thực và phong trào nổi dậy chống chính phủ trỗi dậy trong thế giới Ả Rập có nguy cơ lan sang quốc gia đang bị khốn đốn vì chiến tranh này.
Kể từ đó, Iraq đã tập trung vào hoạt động khai thác và lọc dầu. Kết quả là sản lượng dầu mỏ đã "đóng góp" ước tính 10 tỷ USD cho ngân sách chính phủ Iraq.
Mục đích của việc cung cấp vũ khí của Mỹ cho Bagdad là nhằm đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Iran trong khu vực sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq.
Theo kế hoạch rút quân của Mỹ, trước ngày 31/12/2011, 46.000 lính Mỹ hiện đang tham chiến ở quốc gia Iraq sẽ phải rút về nước, trừ khi có thỏa thuận mới giữa Baghdad và Washington.
Tuy nhiên, dư luận Iraq lại đang phản đối sự hiện diện kéo dài của quân đội Mỹ ở nước này.
Theo VNMedia
Mỹ triển khai máy bay tới Ba Lan Gazeta Wyborcza trích một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, Warsaw và Washington đã ký một thỏa thuận theo đó, vào năm 2013, Mỹ sẽ triển khai tại Ba Lan các máy bay và giảng viên quân sự và để củng cố sức mạnh chiến đấu cho đất nước này. Thỏa thuận trên được ký kết trong chuyến thăm...