Máy bay Trung Quốc ra oai, vớt vát thể diện ở Vùng phòng không
Trung Quốc cho biết nước này đã điều các máy bay chiến đấu tới Vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ) vào ngày 28/11.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Không quân Trung Quốc Shen Jinke cho biết một số máy bay chiến đấu và một máy bay cảnh báo sớm của nước này đã tham gia tuần tra định kỳ tại vùng ADIZ. Báo cáo không tiết lộ thời điểm chính xác các chuyến bay diễn ra hay chúng có đối đầu với chiến đấu cơ nước ngoài hay không.
Ông Shen miêu tả các chuyến bay vào ngày 28/11 như là “một biện pháp phòng vệ và phù hợp với thông lệ quốc tế”, đồng thời cho biết Không quân Trung Quốc sẽ duy trì tình trạng báo động cao và sẵn sàng thực hiện những biện pháp để bảo vệ không phận quốc gia.
Trong khi Trung Quốc bất ngờ tuyên bố thành lập vùng phòng không làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực, các nhà phân tích nhận định rằng động cơ của Bắc Kinh không nhằm khuấy động một cuộc đối đầu trên không mà là chiến lược dài hạn hơn nhằm củng cố những tuyên bố chủ quyền trên các khu vực tranh chấp bằng cánh đánh dấu những lãnh thổ này là riêng của họ.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc không ngăn chặn các chuyến bay của nước ngoài, bao gồm 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ bay qua vùng phòng không vào ngày 26/11, cho thấy sự lúng túng của Bắc Kinh. “Bắc Kinh cần thay đổi cơ chế công bố thông tin để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tâm lý châm ngòi bởi Washington và Tokyo”, tờ Hoàn Cầu nhận định.
Máy bay Trung Quốc ra oai, vớt vát thể diện ở Vùng phòng không
Video đang HOT
Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết các máy bay của họ đã tiến hành các chuyến bay vào vùng ADIZ mà không thông báo cho Trung Quốc, tuy nhiên, họ không gặp phải bất cứ trở ngại nào.
Các nhà phân tích nghi ngờ khả năng kỹ thuật của Trung Quốc trong việc thực thi các quy định đã áp đặt tại vùng phòng không, do thiếu máy bay trang bị radar cảnh báo sớm và khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích tin rằng Trung Quốc có một kế hoạch dài hạn để giành được sự công nhận đối với vùng phòng không bằng những cảnh báo thường xuyên và có thể cuối cùng là hành động vũ lực.
“Với những hoạt động ghi nhận hiện tại trong khu vực phòng không, sẽ không xảy ra điều gì trong tương lai gần”, June Teufel Dreyer, chuyên gia về Trung Quốc tại đại học Miami (Mỹ), nhận định, “sau đó, vùng phòng không sẽ dần được giám sát chặt chẽ hơn. Người dân Nhật Bản sẽ tiếp tục biểu tình, nhưng không đủ để thách thức. Điều này có thể đánh bại Nhật Bản và thay đổi hiện trạng trong khu vực.”
Shen Dingli, chuyên gia về các vấn đề an ninh khu vực tại trường Đại học Fudan ở Thượng Hải, nhận định Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép với Tokyo cho tới khi Nhật Bản thay đổi quyết định quốc hữu hóa các quần đạo tranh chấp và đàm phán với Bắc Kinh.
“Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài các biện pháp đối đầu”, ông Shen cho biết. “Nếu Nhật Bản tiếp tục không thừa nhận tranh chấp, Trung Quốc sẽ thực hiện những biện pháp mạnh tay hơn.”
Theo Tri Thức Trẻ
Báo Trung Quốc: "Trả đũa không do dự nếu Nhật phản đối vùng phòng không"
Thời báo Hoàn Cầu xác nhận Nhật là "mục tiêu chính" mà Trung Quốc nhắm tới khi tuyên bố thành lập vùng phòng không".
Cũng theo Thời báo Hoàn Cầu, những quốc gia khác cử máy bay quân sự tới "vùng phòng không" bao gồm Mỹ và Hàn Quốc sẽ không tính tới.
"Chúng ta nên đưa ra những biện pháp trả đũa đúng lúc không do dự chống lại Nhật Bản nếu Tokyo phản đối vùng phòng không", Thời báo Hoàn Cầu viết.
Hôm 23/11, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập "Vùng phòng không" trên biển Hoa Đông đồng thời yêu cầu các máy bay nước ngoài bay vào không phận này phải báo cáo lịch trình bay, quốc tịch và duy trì liên lạc thông tin hai chiều hoặc sẽ phải đối mặt với những biện pháp phòng thủ không thương tiếc.
Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối tuyên bố thành lập "Vùng phòng không" của Trung Quốc bởi khu vực này bao gồm cả không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang xảy ra tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Tuyên bố thành lập "Vùng phòng không" của Trung Quốc bị Mỹ và Nhật Bản coi là lời khiêu chiến. Trong khi đó, Hàn Quốc và Australia lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Hôm 28/11, Tokyo và Seoul đã bác bỏ "Vùng phòng không" của Trung Quốc và cử máy bay tới không phận này sau sự kiện Mỹ điều 2 máy bay B-52 tới vùng biển Hoa Đông mà không hề thông báo với Trung Quốc.
Tân Hoa Xã cũng cho biết quân đội Trung Quốc đã cử một vài chiến đấu cơ và máy bay cảnh báo sớm tới "Vùng phòng không" hôm 28/11 sau lần tuần tra đầu tiên vào ngày 23/11.
Phát ngôn viên Không quân Trung Quốc - Shen Jinke thông báo động thái trên là "biện pháp phòng thủ và phù hợp với các quy tắc chung của quốc tế".
Trong bài báo với tiêu đề "Nhật Bản là mục tiêu chính của cuộc đối đầu trên Vùng phòng không", Thời báo Hoàn Cầu viết: "Nếu Mỹ không có hành động can thiệp sâu hơn, chúng ta sẽ không nhắm tới Mỹ trong công tác bảo vệ Vùng phòng không".
Ngoài ra, Thời báo Hoàn Cầu chỉ rõ Australia được "phớt lờ" vì hai nước vốn không có mối bất hòa lớn và Bắc Kinh "không cần thay đổi hành động" với Seoul khi cho rằng chính Hàn Quốc đang có những "căng thẳng" với Nhật Bản.
Trước đó, giới chức Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ và Nhật Bản - hai quốc gia đều có Vùng phòng không, bao phủ không phận lớn gấp đôi so với các quốc gia khác và khẳng định Tokyo mới là bên khiêu chiến thực sự.
Theo Infonet
Thủ tướng Úc: Trung Quốc làm ăn với Úc vì chính lợi ích của Trung Quốc Thủ tướng Úc Tony Abbott đã tỏ ra không nhượng bộ trong căng thẳng ngoại giao mới đây với Trung Quốc khi tuyên bố "Trung Quốc làm ăn với chúng ta bởi vì Trung Quốc thấy có lợi khi làm ăn với chúng ta", tờThe Sydney Morning Herald cho biết hôm 29.11. Thủ tướng Úc Tony Abbott - Ảnh: Reuters Quan hệ giữa...