Máy bay Trung Quốc hạ cánh khẩn vì người chết trong toilet
Chuyến bay của Air China hạ cánh khẩn tại sân bay Hồ Nam sau một giờ cất cánh khi tiếp viên phát hiện người đàn ông tử vong trong toilet.
Chuyến bay số hiệu CA4230 dự kiến bay từ Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến tới Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, cất cánh tối 23/9, nhưng hạ cánh xuống sân bay quốc tế Hoàng Hoa ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam chỉ một giờ sau đó với lý do “tình huống đặc biệt về y tế”.
Một hành khách trên máy bay nói rằng anh nghe thấy tiếp viên gõ cửa nhà vệ sinh nhiều lần, nhưng không nhận được phản hồi. “Họ đã gọi cho cảnh sát đặc nhiệm và nói với người đàn ông rằng nếu anh ta vẫn không mở cửa, họ sẽ áp dụng một số biện pháp”, hành khách này cho hay.
Một máy bay của Air China. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Khi cửa được mở, tiếp viên phát hiện một người đàn ông bất tỉnh bên trong, có thể do tự sát. Anh ta được đưa đến Bệnh viện số 8 Trường Sa gần sân bay, song các bác sĩ xác định anh ta đã tử vong.
Một hành khách khác cho biết sự cố xảy ra ngay sau khi máy bay đạt độ cao ổn định. “Trong khoảng nửa giờ, máy bay của chúng tôi đã hạ độ từ cao 10.500 mét với tốc độ nhanh trước khi hạ cánh xuống sân bay Trường Sa”, theo hành khách này.
Hầu như toàn bộ tiếp viên đã được huy động để giải quyết tình huống khẩn cấp và các hành khách được đào tạo y tế cũng tham gia nỗ lực giải cứu. Một số hành khách đăng mạng xã hội khen ngợi phi hành đoàn “hành động nhanh nhẹn và có tư duy xử lý tình huống khẩn cấp”.
Máy bay tiếp tục hành trình đến Thành Đô vào sáng hôm sau. Hiện chưa có người thân nào của nạn nhân nói trên đến nhận diện và cảnh sát đang điều tra sự việc.
Mỹ tuần tra biển ngày 'Triều Tiên bắn chết quan chức Hàn Quốc'
Trinh sát cơ Mỹ quần thảo trên Hoàng Hải hồi đầu tuần, cùng thời điểm Triều Tiên bị nghi bắn chết quan chức Hàn Quốc trôi dạt gần hải giới.
Trang theo dõi các hoạt động quân sự trên không Aircraft Spots hôm 22/9 cho biết máy bay RC-135S Cobra Ball của Mỹ "đã thực hiện sứ mệnh trên biển Hoàng Hải". Aircraft Spots không xác định được thời gian chính xác của chuyến bay, nhưng hoạt động này dường như diễn ra trong ngày.
Dữ liệu theo dõi hành trình cho thấy trinh sát cơ này thực hiện đường bay khá phức tạp, quần thảo nhiều vòng trên vùng biển nằm giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.
Lộ trình của máy bay Mỹ trên biển Hoàng Hải trong chuyến bay hôm 22/9. Đồ họa: Aircraft Spots.
Ngày 22/9 cũng là thời điểm binh sĩ Triều Tiên được cho là đã bắn chết, sau đó hỏa thiêu thi thể một quan chức 47 tuổi thuộc Cục Quản lý Nghề cá Tây Hải, Bộ Đại dương và Nghề cá Hàn Quốc.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, quan chức mất tích trưa 21/9, khi đang trên con tàu tuần tra làm nhiệm vụ kiểm tra ngoài khơi đảo Yeonpyeong, gần ranh giới trên biển với Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết họ nắm được thông tin về vụ nổ súng bằng cách phân tích thông tin tình báo từ nhiều nguồn khác nhau. Một quan chức quân đội Hàn Quốc nói rằng họ đã làm việc chặt chẽ với phía Mỹ về vấn đề này.
Hiện chưa rõ hoạt động của trinh sát cơ Mỹ trên biển Hoàng Hải và vụ nổ súng có liên quan gì đến nhau hay không. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng RC-135S là loại máy bay chuyên theo dõi tên lửa đạn đạo, không được sử dụng để quan sát tình hình trên biển, nên sẽ khó phát hiện và theo dõi vụ nổ súng.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố Triều Tiên bắn chết quan chức Hàn Quốc là sự việc "gây sốc" và "không thể tha thứ vì bất kỳ lý do nào". Suh Choo-suk, phó giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc, thừa nhận việc này không vi phạm các điều khoản cụ thể của thỏa thuận quân sự toàn diện liên Triều ký ngày 19/9/2018, song gây tổn hại đến tinh thần hòa ước nhằm xoa dịu căng thẳng biên giới và xây dựng lòng tin lẫn nhau.
Triều Tiên vẫn giữ im lặng trước những thông tin từ Hàn Quốc.
RC-135S Cobra Ball là máy bay chuyên thu thập dữ liệu tình báo tín hiệu và đo đạc (MASINT), được trang bị nhiều thiết bị điện tử và quang - điện tử. Nó thường được triển khai để giám sát tín hiệu liên quan đến tên lửa, hoặc trực tiếp theo dõi tên lửa đạn đạo đang lấy độ cao hoặc lao xuống khí quyển từ khoảng cách xa. Cánh và động cơ bên phải những chiếc RC-135S luôn được sơn màu đen để tránh phản xạ ánh sáng vào cảm biến quang học.
Cú hạ cánh 'không tưởng' của tiêm kích F-15 mất cánh năm 1983 Tiêm kích F-15 do phi công Israel điều khiển mất cánh sau vụ va chạm trên không, song vẫn bay thêm khoảng 16 km và tiếp đất an toàn. Không quân Mỹ biên chế tiêm kích hạng nặng F-15 vào năm 1976, sau đó bắt đầu chuyển giao mẫu chiến đấu cơ tối tân này cho lực lượng phòng vệ Israel (IDF). Hai...