Máy bay Trung Quốc đe dọa tàu Việt Nam
Mặc dù đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra xa thêm 23 hải lý theo hướng đông đông bắc so với vị trí ban đầu, nhưng tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc vẫn bám vị trí cũ và tỏ ra sẵn sàng tấn công tàu Việt Nam tại vị trí này.
Trưa 30-5, tàu cảnh sát biển 2016 đã nhận được lệnh cơ động di chuyển đến vị trí cũ nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 để quan sát, nắm tình hình. Suốt dọc đường đến khu vực này, tàu 2016 ghi nhận có rất nhiều tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đang hoạt động, ngăn cản các tàu cá và quấy nhiễu các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Tàu hải cảnh 3411 ngăn tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan Hải Dương 981
Mục đích của việc quay lại vị trí này nhằm tìm kiếm các vết dầu loang, vật thể từ vị trí hạ đặt của giàn khoan Hải Dương 981. Khi đến gần vị trí này, tàu 2016 đã phát hiện hai tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc vẫn án ngữ tại đây. Khi phát hiện tàu 2016, một trong hai tàu hộ vệ tên lửa này đã lao ra đe dọa. Đến 15g, tàu 2016 đã được lệnh rời vị trí để trở về gia nhập lại biên đội tàu của Việt Nam đang hoạt động tại khu vực gần vị trí mới của giàn khoan Hải Dương 981.
Hai mũi tàu cách nhau 50m
Khâm phục sự kiềm chế của Việt Nam
Đây là đánh giá của nhà báo Manami Sasaki – trưởng đại diện nhật báo Asahi (Nhật Bản) tại Hà Nội. Gần một tuần có mặt tại Hoàng Sa, ông đã chứng kiến sự hung hăng của tàu Trung Quốc, nhưng đáp lại tàu Việt Nam chỉ tránh né, tuyên truyền bằng loa, hạn chế tối đa các va chạm. Ông Manami Sasaki nói ông rất ấn tượng về sự kiềm chế này, điều đó cũng thể hiện rõ đối sách mà Việt Nam đang sử dụng tại Hoàng Sa lúc này.
Trước đó vào 7g30, một cuộc đối đầu quyết liệt giữa các tàu Việt Nam và các tàu hải cảnh của Trung Quốc đã xảy ra. Khi đó, các tàu Việt Nam đang ở cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 10 hải lý, sử dụng loa công suất cao để tuyên truyền thì Trung Quốc điều các tàu hải cảnh 46001, 13101, 31101 và hai tàu kéo lao ra đuổi theo các tàu Việt Nam, đồng thời một loạt tàu ở phía trong cũng tăng tốc, tiếp tục sử dụng chiến thuật “lấy thịt đè người”. Trong đó tàu hải cảnh 13101 và 31101 của Trung Quốc đuổi theo tàu kiểm ngư HP51 của Việt Nam. Tuy nhiên tàu HP51 đã cơ động luồn lách và tránh được tất cả các cú quặt lái cố tình đâm va của các tàu Trung Quốc, kiên quyết không rời khỏi khu vực hiện trường gần nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981.
Video đang HOT
Tàu hải cảnh 3411 của Trung Quốc luôn cố ngăn cản tàu cảnh sát biển Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan – Ảnh: My Lăng
ùng thời điểm này, tàu hải cảnh 46001 lao thẳng với tốc độ cao về tàu cảnh sát biển 2016. Tuy nhiên, khi tàu hải cảnh 46001 còn cách tàu 2016 khoảng 1 liên (184m) thì giảm tốc độ và tiến đến vị trí đối đầu với tàu 2016, hai mũi tàu cách nhau chỉ khoảng 50m. Việc ghìm giữ nhau giữa hai tàu kéo dài khoảng năm phút, không tàu nào chịu lui trước. Song khi tàu hải cảnh 13101 lao đến thì tàu 2016 của ta đã chủ động lui để tránh việc đâm va nhằm tránh gây thương vong thiệt hại. Theo đánh giá của trung úy Quản Đình Dương – thuyền trưởng tàu 2016, tàu Trung Quốc tiếp cận các tàu của Việt Nam với mục đích đe dọa, nhưng đã hạn chế việc sử dụng vòi rồng và đâm va. Theo trung úy Dương, có thể do truyền thông trong và ngoài nước đã đưa tin, lên án hành động này của Trung Quốc nên các tàu Trung Quốc đã có phần xuống nước. Trong cuộc đối đầu sáng 30 -5, tàu Trung Quốc chỉ ghìm giữ tàu Việt Nam với mục đích gài bẫy, để tàu Việt Nam khi nổ máy di chuyển hoặc do dòng chảy của các dòng hải lưu sẽ có những va chạm tạo cho Trung Quốc có cớ để vu cáo. Tuy nhiên các tàu Việt Nam đều mưu trí, khôn khéo tránh được. Cuộc đối đầu này kéo dài khoảng 30 phút cho đến khi các tàu Việt Nam di chuyển ra xa hơn 10 hải lý so với giàn khoan Hải Dương 981.
Máy bay Trung Quốc xuất hiện nhiều lần
Cũng trong ngày 30-5, máy bay Trung Quốc đã nhiều lần xuất hiện, bay ở độ cao thấp, đe dọa các tàu Việt Nam. Từ tàu cảnh sát biển 2015, PV Tuổi Trẻ cho biết lúc 13g, Trung Quốc đã điều máy bay quân sự số hiệu 3843 áp sát trên nóc tàu cảnh sát biển 8003 và 2015, bay vòng ở độ cao 700-800m. Trước đó từ 11g30-11g50, máy bay 3843 bay trên các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam sáu vòng liên tiếp ở độ cao rất thấp 250-300m.
Đáng lưu ý, vào 8g sáng, ở khu vực quanh các tàu cảnh sát biển Việt Nam, rađa ghi nhận có 80 tàu Trung Quốc, trong đó có hai tàu quân sự. Nhưng đến 17g chỉ ghi nhận được 45 tàu, điều này được các sĩ quan trên tàu cảnh sát biển giải thích có thể các tàu Trung Quốc đã lắp thiết bị nhận dạng mục tiêu nên trên màn hình rađa không xuất hiện tín hiệu của các tàu này. Đánh giá về tình hình tàu Trung Quốc bố trí đội hình, trung tá Phan Duy Cường – trợ lý tác chiến Bộ tư lệnh Cảnh sát biển – cho biết Trung Quốc vẫn bố trí tàu gồm ba lớp, lớp thứ nhất canh giàn khoan, lớp thứ hai cách 3 hải lý, lớp thứ ba cách 8 hải lý.
Theo Tuổi Trẻ
Kỳ 2: "Chủ quyền lịch sử" không phải để chứng minh chủ quyền
Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với "Tây Sa" và "Nam Sa" (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam-PV).
Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý trên, đối chiếu với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để phản bác quan điểm mà phía Trung Quốc đưa ra, Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh: Trước hết, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với "Tây Sa" và "Nam Sa" (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam-PV).
Những nội dung lịch sử, địa lý... mà phía Trung Quốc thường xuyên tuyên truyền trên mọi phương tiện, mọi lúc, mọi nơi thực hư như thế nào? Giá trị của chúng đến đâu? Trao đổi với phóng viên Báo QĐND, ông Trục cho biết: Qua nghiên cứu thấy rằng, đúng là các đảo này đã được ghi nhận và mô tả trong đó, nhưng chúng chỉ dừng lại ở việc ghi chép những hiểu biết của người Trung Quốc đương thời về địa lý, lịch sử, phong tục... các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Á cùng đường hàng hải từ Trung Quốc ra nước ngoài, mà không có bất kỳ sự ghi chép nào về việc Nhà nước Trung Quốc đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền và việc người dân Trung Quốc "đến hai quần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) để đi biển và sản xuất". Các tác phẩm đó chỉ được xem như các tài liệu chứng minh sự hiểu biết chung về các địa điểm chứ không có ý nghĩa đáng kể trong pháp lý. Vì vậy, việc Trung Quốc qua đó mà viện dẫn, nói quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc là không có cơ sở.
Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem nội dung chữ Hán cổ trên bản đồ của Trung Quốc năm 1904 mà ông đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ảnh: TTO
Tiến sĩ Trục chỉ rõ các tư liệu đã chứng minh sự sai trái, ngộ nhận từ phía Trung Quốc như: Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn (thời Tam Quốc, 220-265) viết dưới triều Hán Vũ Đế là cuốn sách hướng dẫn hàng hải trong Biển Đông nhưng rất không chính xác, không thể căn cứ vào đó để xác minh được quần đảo này hay quần đảo khác trong số hai quần đảo ngày nay đang bị tranh chấp.
Phù Nam truyện của Khang Thái viết cùng thời kỳ này ghi nhận rằng, đã gặp trong Trướng Hải các đảo san hô và khẳng định đây là những mô tả về quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, đoạn trích này rất mơ hồ, rất thiếu chính xác, không thể căn cứ vào đó để nói rằng, đó chính là Trường Sa.
Các tác phẩm khác như Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi (đời Tống, 1178), Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát (đời Tống, 1225), Đảo di chí lược của Vương Đại Uyên (đời Nguyên, 1349), Đông Tây dương khảo của Trương Nhiếp (1618), Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi (1628), Hải quốc văn kiến lục viết dưới đời Thanh, Hải Lục của Vương Bính Nam (1820), Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên (1848) và Doanh hoàn chí lược của Bành Ôn Chương (1848),... là một tập hợp các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi, các chuyến khảo cứu địa lý, sách hàng hải liên quan tới các nước bên ngoài Trung Quốc.
Để làm rõ hơn vấn đề này, ông Trục chỉ ra một nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Sử học Việt Nam cho rằng, thật khó có thể chấp nhận với các tác giả Trung Quốc khi họ rút ra từ đó kết luận: Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ của Trung Quốc: "Bản đồ cổ của Trung Hoa vẽ về Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XV ghi rõ địa điểm của Việt Nam là Giao chỉ quốc, nước Giao chỉ và biển thì ghi rõ là Giao chỉ dương, tức là ghi rõ đất liền là Giao chỉ quốc và biển là biển của Giao chỉ.
Hàng trăm bản đồ quốc tế khác cũng đều chỉ rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tất cả đều rất thống nhất với nhau.
Chỉ rõ sự sai trái, biện minh vô lý của ông Dương Trạch Vỹ, Tiến sĩ Trục cho biết thêm: Trong các tài liệu, tư liệu mà Trung Quốc đưa ra để chứng minh chủ quyền từ lâu đời của mình đối với hai quần đảo này, có đề cập việc dưới thời Bắc Tống (thế kỷ thứ X-XII), các cuộc tuần tra quân sự của nước này đã được tổ chức, xuất phát từ Quảng Đông đi tới Hoàng Sa, rồi kết luận rằng "triều đình Bắc Tống đã đặt quần đảo Tây Sa vào phạm vi cai quản của mình", "hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra đến vùng quần đảo Tây Sa". "Tuy nhiên, khi phân tích kỹ dữ liệu này thấy rằng, đó không phải là cuộc tuần tra mà chỉ là chuyến thăm dò địa lý cho tới tận Ấn Độ Dương, không minh chứng một sự chiếm hữu nào", ông Trục khẳng định.
Ông Trục cũng chỉ rõ sai trái của chính quyền Trung Quốc hiện thời, đó là việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn sự kiện đo đạc thiên văn đầu đời Nguyên ở "Nam Hải" để nói rằng "quần đảo Tây Sa đã nằm trong cương vực Trung Quốc đời Nguyên".
Về điều này, ông Trục lý giải: Theo Nguyên Sử, bộ sử chính thức của nhà Nguyên, việc đo đạc thiên văn đầu đời Nguyên được ghi chép như sau: "Việc đo bóng mặt trời bốn biển ở hai mươi bảy nơi, phía Đông đến Cao Ly, phía Tây đến Điền Trì, phía Nam qua Chu Nhai, phía Bắc đến Thiết Lặc". Dưới đầu đề "đo đạc bốn biển", Nguyên Sử chép rõ tên hai mươi bảy nơi đo đạc trong đó có Cao Ly, Thiết Lặc, Bắc Hải, Nam Hải.
Từ sự ghi chép trong Nguyên Sử, thấy rõ việc đo đạc thiên văn ở hai mươi bảy nơi không phải là "đo đạc toàn quốc" như văn kiện của Bắc Kinh nói mà là "đo đạc bốn biển", cho nên mới có cả một số nơi ngoài "cương vực Trung Quốc" như Cao Ly (nay là Triều Tiên), Thiết Lặc (nay thuộc vùng Xi-bê-ri của Nga), Bắc Hải (nay là vùng biển phía bắc Xi-bê-ri), Nam Hải tức Biển Đông. Mặt khác, chính Nguyên Sử cũng đã nói rõ "cương vực" Trung Quốc đời Nguyên, phía Nam chỉ đến đảo Hải Nam.
Cuối cùng, người Trung Quốc đưa ra các tài liệu về một cuộc tuần biển được tổ chức trong khoảng các năm 1710-1712 dưới triều nhà Thanh. Ngô Thăng, Phó tướng thủy quân Quảng Đông đã chỉ huy chuyến đi này. Người Trung Quốc khẳng định đã đi qua vùng biển tương ứng với vùng biển của quần đảo Hoàng Sa và kết luận rằng, vùng biển này "lúc đó do hải quân tỉnh Quảng Đông phụ trách tuần tiễu". Tuy nhiên, nếu dõi theo hành trình này trên bản đồ, dễ dàng nhận xét rằng, đó chỉ là một con đường đi vòng quanh đảo Hải Nam chứ không phải là hành trình tới các biển xa. Đoạn văn viết: "Từ Quỳnh Nhai, qua Đồng Cổ, Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm". Xin được chú thích cho rõ các địa danh này: Quỳnh Nhai gần thị trấn Hải Khẩu ngày nay, phía Bắc đảo Hải Nam; Đồng Cổ ở mỏm Đông Bắc đảo Hải Nam; Thất Châu Dương là vùng biển có 7 hòn đảo gọi là Thất Châu nằm ở phía Đông đảo Hải Nam; Tứ Canh Sa là bãi cát ở phía Tây đảo Hải Nam.
Quan trọng hơn, ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập chuyên về cổ sử và cổ địa dư Trung Quốc cho rằng, những tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra không có tính pháp lý: "Thời xưa, Trung Quốc có những nhà du hành, hàng hải, những thương thuyền, họ đi giao thiệp về chuyện buôn bán thì trong quá trình đi, họ nhìn thấy những vùng đảo, ghi chép thì đó là dạng sách du ký. Đó là những tài liệu không có tính pháp lý. Trung Quốc thường dựa vào các sách đó để nói rằng, nước này đã từng biết đến đảo này, chứ không phải tài liệu chính thống của Trung Quốc. Việc xác lập chủ quyền thì những điều được biên chép phải nằm trong chính sử hoặc trong sách mà bây giờ gọi là địa chí, Trung Quốc gọi là phương chí - đó là những phương tiện được Nhà nước thừa nhận".
Xem xét tất cả các tư liệu, tài liệu trên đã thấy rõ ràng, Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên kiểm soát thực sự các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vì nó thiếu hẳn các yêu cầu mà luật quốc tế thời đó đòi hỏi.
"Cần biết thêm rằng, từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XVII đã có sự phân biệt rất rõ ràng giữa phát hiện thăm dò (discover) và phát hiện chiếm hữu (to find). Năm 1523, Vua Charles V đã nhắc nhở Đại sứ của mình, ông Juan de Zunigo rằng, một lãnh thổ mà các tàu thuyền của Vương quốc Bồ Đào Nha gặp trên đường đi thì không thể được coi là đã mang lại cho họ một danh nghĩa trên lãnh thổ đó vì nó thiếu một hành vi chiếm hữu", Tiến sĩ Trục viện dẫn các ví dụ thực tế để chứng minh rõ những đòi hỏi phi lý, sai trái của Trung Quốc.
Theo Nguyễn Hòa
Báo Quân đội nhân dân
Cuốn sách cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam Một cuốn sách được cho là bản viết tay sớm nhất của triều Nguyễn, trong đó có phần bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đang được một gia đình tại Thanh Hóa lưu giữ qua nhiều đời. Bản sách cổ có tên "Khải đồng thuyết ước" được gia đình anh Văn Như...