Máy bay trực thăng “made in Vietnam” lại hoãn bay chính thức
Do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều, nên việc máy bay trực thăng “made in Việt Nam” tập bay gặp nhiều khó khăn, chưa hoàn thành được đủ giờ bay thử.
Chia sẻ với Đất Việt, 10h30 trưa ngày 30/6, kỹ sư Bùi Hiển (Bình Dương) cho biết: “Tôi đang tập bay ngoài bãi, với các hình thức bay tiến, bay lùi, bay sang trái, sang phải, nhưng hiện nay vẫn chưa đủ 30 giờ bay theo quy định.
Bởi vì, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nên 1 tuần qua, tôi chưa bay được hôm nào, vì trời mưa, gió to thì không thể nào tập bay được.
Chính vì thế, nên thời gian bay thử nghiệm chính thức tại sân bay Biên Hòa sẽ phải lùi lại, nếu thời tiết tốt, ủng hộ thì tầm 15/7 tôi sẽ đi xin giấy phép. Các hình thức bay tiến, lùi thì dễ hơn rất nhiều so với bay treo, thời gian này tôi cũng phải ôn lại bài bay treo để giữ nguyên phong độ”.
Bên cạnh đó, theo ông Hiển cho biết, hiện nay động cơ chiếc máy bay “Made in Việt Nam”này hoạt động rất ổn định, không gặp bất kỳ trục trặc nào khi tập bay.
Trực thăng thứ hai tự chế của kỹ sư Bùi Hiển.
Nói về dự định trong tương lai, nếu thử nghiệm thành công, được nhà nước đồng ý, ông sẽ làm những chiếc trực thăng nhỏ đáp ứng đủ tiêu chuẩn của nhà nước, hai chỗ ngồi, phục vụ cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp.
Video đang HOT
“Hiện nay tôi đang dùng động cơ hơi nước, làm cho trực thăng nặng nề thêm, nếu được nhà nước đồng ý, tôi sẽ mua động cơ bằng gió làm rất dễ, máy bay nhẹ, vận chuyển được nhiều hơn.
Khi phục vụ trong nông – lâm nghiệp thì rất đơn giản, thời gian bay ngắn hơn, bảo đảm hơn rất nhiều, mục tiêu của tôi không phải phục vụ cho quốc phòng, vì đòi hỏi tiêu chuẩn cao”, ông Hiển nói.
Ông cũng chỉ thêm, bây giờ sang Nhật, nông dân toàn dùng máy bay mô hình để phun thuốc, đi rải phân tro, các hộ gia đình đều dùng mô hình trực thăng lớn. Bên Nhật, Mỹ máy bay mini đều phục vụ nông nghiệp, còn các nước khác thì chưa có.
Nếu Việt Nam làm được, để phục vụ nông nghiệp là rất tốt, nếu 10ha đổ lại thì chỉ cần 15 phút là có thể tưới phân, phun thuốc xong.
Khẳng định thêm, ông Hiển nói: “Nếu tận dụng được mô hình máy bay tự chế vào nông nghiệp là rất tốt, nếu được cho phép, tôi sẽ thành lập công ty, nhận dịch vụ đi phun thuốc, rải phân cho nông dân, khi đó vừa hạ giá thành, người nông dân bớt cần đến lao động chân tay, không tổn hại sức khỏe, năng suất cao”.
Nhắc đến thông tin ông Hòa đã vượt qua vòng sát hạch của Bộ Quốc phòng và được thử nghiệm tàu ngầm ngoài biển, ông Hiển cho biết: “Tôi xin gửi lời chúc mừng đến ông Hòa, người có niềm đam mê giống tôi về sáng chế các thiết bị khoa học kỹ thuật.
Nhưng làm tàu ngầm khó và tốn kém hơn rất nhiều làm trực thăng của tôi. Nên bản thân tôi cũng rất trân trọng và ủng hộ,
Theo Đất Việt
Vẻn vẹn 1 năm, Nga thay hết động cơ trực thăng Ukraine
Chỉ mất vẻn vẹn 1 năm, Nga đã phát triển xong hàng loạt động cơ máy bay trực thăng, thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu của Ukraine và phương Tây.
Nga thay thế nhập khẩu hoàn toàn động cơ máy bay nhập của Ukraine
Tập đoàn Chế tạo động cơ Thống nhất của Liên bang Nga đã đạt được mục tiêu thay thế nhập khẩu hoàn toàn các động cơ trong một loạt máy bay trực thăng và máy bay cánh cố định. Đó là các loại động cơ trước đây Nga phải mua từ Ukraine và các nước phương Tây như Mỹ, Pháp.
Hiện nay, trong lĩnh vực chiến lược quan trọng của ngành công nghiệp hàng không, Liên bang Nga đã đạt được độc lập hoàn toàn khỏi hàng nhập khẩu. Điều này sẽ giúp Nga hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài, tránh những hệ quả của các rắc rối về chính trị.
Ngoài ra, việc sử dụng 100% các linh kiện và cấu kiện sản xuất trong nước cũng giúp Nga hoàn toàn chủ động trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, không phải chịu những sách nhiễu vô lý của các nhà cũng cấp linh kiện Ukraine và phương Tây.
Tờ Izvestia của Nga đưa tin, Tổng công ty Chế tạo động cơ Thống nhất đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các động cơ thế hệ mới mới TV7-117V. Loại động cơ này có thể được sử dụng trên máy bay trực thăng mới Mi-38, cũng như trên các máy bay Il-114 và Il-112B.
"Về mặt lực đẩy, mức độ tiêu tốn nhiên liệu, hiệu suất, độ tin cậy, các động cơ của Nga là một trong những mẫu có chất lượng hàng đầu trên thế giới trong phân khúc này" - đại diện chính thức của Tập đoàn Chế tạo động cơ Thống nhất Anastasia Denisova cho biết.
Bà Denisova lưu ý rằng, các động cơ mới có khả năng đảm bảo an toàn bay ngay cả trong điều kiện hoạt động nguy hiểm nhất và điều kiện bảo dưỡng, chăm sóc kỹ thuật thiếu thốn nhất.
Trước đó, trong triển lãm trực thăng quốc tế HeliRussia-2016 được tổ chức tại Nga, nhà sản xuất nước này đã giới thiệu cabin trực thăng Mi-38, được điều khiển không phải bằng cần lái truyền thống, mà dùng joystick điều khiển tương tự các trò chơi trên máy tính.
Nga phát triển xong toàn bộ động cơ nội địa cho máy bay trực thăng trong vòng 1 năm
Được biết, sau khi bị Mỹ và EU áp đặt lệnh từng phạt về hợp tác kỹ thuật quân sự, do cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, Nga buộc phải thay thế những linh kiện, thiết bị dùng trong các loại vũ khí, trang bị của mình, đặc biệt là về động cơ máy bay trực thăng và một số động cơ máy bay hạng nhẹ.
Trước đây, Nga phải nhập khẩu khá nhiều động cơ máy bay trực thăng của Ukraine và cả Mỹ, Pháp... Tuy nhiên, sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nước này, đồng thời Ukraine cũng cắt đứt hợp tác kỹ thuật quân sự, ngành công nghiệp hàng không Nga đã lâm vào tình trạng khó khăn.
Các chuyên Nga khẳng định rằng, không có loại thiết bị nào Ukraine sản xuất được mà Nga không làm được, việc nước này nhập khẩu chủ yếu động cơ máy bay Ukraine là do tình hữu nghị và sự phân công lao động, được thừa kế từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ.
Nếu chính quyền Kiev ngăn cấm các doanh nghiệp chế tạo hàng không nước này bán động cơ cho Nga thì Nga sẽ tự chế tạo, sản xuất và khi đó kẻ bị thiệt hại sẽ chính là Ukraine bởi họ sẽ không thể bán được chúng cho ai.
Nga đã cấp tốc triển khai kế hoạch thay thế hoàn toàn các thiết bị, linh kiện nhập khẩu của nước ngoài. Kế hoạch này đã bắt đầu triển khai toàn diện vào hồi giữa năm 2015 và lĩnh vực tiên phong là động cơ máy bay quân sự đã thu được thành quả lớn chỉ sau vẻn vẹn 1 năm.
Theo_Báo Đất Việt
Nhận án 14 năm tù giam vì chiếu laser vào máy bay Một người đàn ông ở bang California (Mỹ) đã bị kết án 14 năm tù vì sử dụng thiết bị laser chiếu vào một máy bay trực thăng Sở cảnh sát thành phố Fresno. Nguy cơ tiềm ẩn từ hành động chiến laser vào phi công khi đang điều khiển máy bay. Ảnh: CBS Sự việc xảy ra vào tháng 12/2012, khi Sergio...