Máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ: Luôn sẵn khi Việt Nam cần!
Với quan hệ ngày càng tốt đẹp, chúng ta có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa, máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ sẽ có vị trí xứng đáng trong biên chế của QĐNDVN.
Những người bạn lớn – Đối tác chiến lược
Chủ tịch Hồ Chính Minh đã đi qua 27 quốc gia của cả 5 châu lục, đã kết bạn với nhiều người con ưu tú của các dân tộc, đã làm quen với hàng trăm danh nhân của nhân loại, trong đó có Motilal Nehru, nhà cách mạng nổi tiếng, người cha của Jawaharlal Nehru – vị Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Ấn Độ.
Năm 1958, trong chuyến đi thăm chính thức nước Cộng hòa Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang từ Việt Nam sang một vòng hoa và một cây đào để đặt và trồng trên mộ của nhà cách mạng Ấn Độ Motilal Nehru. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo điều này với Thủ tướng Jawaharlal Nehru, ông đã thật sự xúc động.
Ông nói: “Hồ Chí Minh gặp cha tôi từ năm 1927 tại Brusel, mà Người vẫn nhớ tới cha tôi. Điều này chứng tỏ một cách rõ rệt phẩm chất vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Trong thời kỳ hiện đại, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Hai nước hết lòng ủng hộ và giúp đỡ nhau trong công cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp tái thiết đất nước, đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội ngày nay.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về mối quan hệ Việt Nam – Ấn Độ nhân chuyến thăm Ấn Độ của Người vào năm 1980 là “một mối quan hệ trong sáng như bầu trời không một gợn mây”. Câu nói này vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.
Hiện Việt Nam – Ấn Độ là đối tác chiến lược, hai nước liên tiếp có những cuộc trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao. Về an ninh – quốc phòng, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác về quốc phòng và an ninh trên cơ sở các cơ chế và thỏa thuận hợp tác hiện có.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shri Parrikar và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch. Ảnh: TTXVN.
Video đang HOT
Máy bay, tàu chiến, tên lửa Ấn Độ: Luôn sẵn khi Việt Nam cần!
Trên những nền tảng quan hệ hữu nghị tốt đẹp vốn có giữa Việt Nam – Ấn Độ, các mặt hợp tác từ kinh tế, chính trị tới quân sự đều đang ngày càng trở nên tốt đẹp. Đặc biệt, nếu chỉ nhìn về khía cạnh quốc phòng, phải khẳng định: Ấn Độ là người bạn tốt, không vụ lợi, luôn sẵn sàng cung cấp những loại vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam.
Bên cạnh chương trình hợp tác rà phá bom mìn, hãy cùng điểm qua những vũ khí mà Ấn Độ đã, đang và sẽ sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam:
Thứ nhất, tặng và bán với giá ưu đãi phụ tùng thay thế, nâng cấp cho các loại vũ khí của Việt Nam có xuất xứ từ Liên Xô và các nước Đông Âu như tiêm kích MiG-21, tàu chiến, tàu săn ngầm, tên lửa,…
Qua đó, giúp Việt Nam giải thành công “bài toán khó” về nguồn cung phụ tùng nhằm duy trì cho các hệ thống vũ khí liên tục hoạt động, góp phần duy trì sức mạnh.
Thứ hai, đào tạo nhiều lớp cán bộ, chiến sĩ cho Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa quân đội, từ thông tin liên lạc, cho tới kíp chiến đấu tàu ngầm Kilo-636 và gần đây nhất là phi công chiến đấu trên tiêm kích Su-30MKI – một trong những loại tiêm kích đa năng hiện đại và uy lực nhất thế giới hiện nay.
Tàu khinh hạm tên lửa P-17 Shivalik do Ấn Độ chế tạo.
Thứ ba, Ấn Độ cung cấp tín dụng và bán với giá ưu đãi nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại cho Việt Nam như: tàu tuần tra, tàu khinh hạm tên lửa, tàu săn ngầm đa năng, tên lửa đối hạm siêu âm, tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng, xe tăng và gần đây nhất là tiêm kích đa năng hạng nhẹ LCA Tejas, trực thăng vận tải – vũ trang,…
Đây đều là những vũ khí tối tân do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo hoặc được chuyển giao công nghệ hay hợp tác với những quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới như Nga, Israel, Pháp,…
Nếu sở hữu những vũ khí này, Việt Nam sẽ nhanh chóng tăng cường sức mạnh quân sự trong cả phòng thủ lẫn tấn công trả đũa đối với bất kỳ kẻ địch nào.
Tổ hợp phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa BrahMos do Ấn Độ và Nga cùng hợp tác chế tạo.
Nhưng, vẫn còn đó những rào cản!
Bạn tốt Ấn Độ sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam gần như tất cả những loại vũ khí họ có, tất nhiên là trừ những vũ khí tiến công tầm xa, có sức hủy diệt hàng loạt. Trên hết, với những ưu đãi về tín dụng và mức giá hợp lý đã tạo ra những lợi thế không nhỏ để vũ khí Ấn Độ tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, ngoại trừ những vũ khí Ấn Độ hợp tác nghiên cứu chế tạo với các quốc gia hàng đầu thế giới vốn đã và đang thử nghiệm thành công, chứng minh được uy lực, mức độ hiện đại và tin cậy, thì những vũ khí do chính nền công nghiệp nước này tự lực phát triển hiện vẫn đang là dấu hỏi lớn.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng các dự án xe tăng Ajun, tên lửa phòng không Akash, tiêm kích đa năng hạng nhẹ LCA Tejas,… đều bị chậm chễ so với yêu cầu, khiến khi chính thức đưa vào hoạt động chúng đã ít nhiều mất đi những lợi thế về công nghệ, tính năng kỹ chiến thuật so với sự phát triển như vũ bão của công nghệ quốc phòng TG.
Tiêm kích đa năng LCA Tejas.
Chính vì vậy, chắc chắn Việt Nam sẽ cân nhắc kỹ càng để lựa chọn những vũ khí đáp ứng được yêu cầu và nghệ thuật tác chiến, sao cho chúng phát huy hết được sức mạnh với chi phí mua sắm và duy trì hoạt động hợp lý.
Về tổng thể các dự án vũ khí mới mà Ấn Độ đang triển khai hợp tác với nước ngoài như tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos, tên lửa phòng không Barak-8, xe tăng T-90S, tàu khinh hạm tên lửa P-17 Shivalik, tàu săn ngầm đa năng P-28 Kamorta,… là những lựa chọn tốt.
Không chỉ nhập nguyên đai nguyên kiện, Việt Nam hoàn toàn có thể cùng hợp tác nghiên cứu sản xuất. Nếu được Ấn Độ và những quốc gia có công nghệ nguồn đồng ý, chắc chắn trong tương lai không xa, công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển đột phá.
Với quan hệ ngày càng tốt đẹp, chúng ta có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa, vũ khí Ấn Độ sẽ có vị trí xứng đáng trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Theo Soha News
Máy bay Trung Quốc lại hạ cánh phi pháp xuống Trường Sa
Hai phi cơ dân sự của Trung quốc đã hạ cánh xuống sân bay trên đá Vành Khăn và đá Xu Bi mà Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Máy bay dân dụng Trung Quốc hạ cánh xuống đá Chữ Thập hôm 6/1. Ảnh: Tân Hoa xã.
Tân Hoa Xã dẫn thông tin cho biết, hai phi cơ của hãng Hàng không Phương Nam và Hàng không Hải Nam cất cánh từ sân bay ở đảo Hải Nam lúc 8h30 và 8h40 sáng nay. Hai chiếc máy bay hạ cánh tại sân bay mà nước này mới xây dựng phi pháp ở đá Vành Khăn và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam 2 giờ sau đó.
Một ngày trước đó, Trung Quốc đã cho máy bay đáp thử xuống sân bay trên hai thực thể địa lý này. Chiếc CE 680 của trung tâm thử nghiệm bay thử của Hãng hàng không Trung Quốc được huy động để thực hiện chuyến bay đúng ngày Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hãng thông tấn Trung Quốc ngang ngược nói rằng hai sân bay và các cơ sở vật chất trên các đá này giúp hỗ trợ việc vận chuyển ở quần đảo Trường Sa.
Ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 1 cho thấy đường băng của Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Xu Bi (trái) và Vành Khăn. Ảnh:CSIS.
Trong 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa, Tòa đồng ý với quan điểm của Philippines khi cho rằng đá Châu Viên, đá Chữ Thập và đá Gạc Ma là đá trong khi đá Tư Nghĩa và đá Vành Khăn là bãi đá ngầm, nơi chìm dưới nước khi thủy triều lên cao. Như vậy đá Tư Nghĩa và Vành Khăn chỉ được hưởng vùng an toàn 500 m quanh đảo.
Tòa không đồng thuận với tuyên bố của Philippines về đá Ga Ven khi cho rằng đây là đá, không phải bãi đá ngầm. Với đá Xu Bi, PCA cũng đưa ra phán quyết tương tự. Ngoài ra, tòa còn khẳng định Bãi Cỏ Mây và Bãi Cỏ Rong là bãi đá chìm, nằm trong khu vực thuộc thềm lục địa của Philippines.
Theo Zing News
Phản ứng chính thức của TQ sau khi nhận phán quyết của PCA Chính phủ Trung Quốc cùng hãng thông tấn nhà nước và cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã đồng loạt phản ứng về phán quyết vụ kiện biển Đông của PCA. Ngay sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan đưa ra phán quyết cuối cùng cho vụ kiện biển Đông giữa Trung Quốc...