Máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc sẵn sàng tác chiến trong năm nay
Chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ cho biết máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc có thể sẵn sàng tác chiến trong năm nay.
Trung Quốc có thể công bố máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên hoạt động trong năm nay, trong khi họ cũng đang phát triển máy bay ném bom tầm xa có khả năng mang vũ khí hạt nhân, diễn biến mà Mỹ đang theo dõi chặt chẽ, Chỉ huy của Không quân Mỹ, Tướng Charles Brown, cho biết.
Theo ông Charles Brown, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 có thể có khả năng hoạt động trong năm nay, một động thái sẽ báo hiệu “mối đe dọa lớn hơn, khả năng lớn hơn” của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Máy bay J-20. (Ảnh: Fortune)
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn tuần này tại trụ sở của Bloomberg ở New York, ông Brown nhấn mạnh Mỹ sẽ có động thái đối phó với các diễn tiến trên, bao gồm việc tăng cường triển khai dòng máy bay thế hệ mới F-35 và tiếp tục bay qua các khu vực chiến lược như Biển Đông.
“Tôi thấy hoạt động của Trung Quốc có phần gia tăng” – Gen Brown nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.
Việc trang bị J-20 sẽ bổ sung cho lực lượng không quân Trung Quốc, hiện lớn nhất khu vực và lớn thứ ba thế giới này, với hơn 2.500 máy bay bao gồm 1.700 máy bay chiến đấu, máy bay ném bom chiến lược, máy bay ném bom chiến thuật và máy bay chiến thuật và tấn công đa nhiệm, cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ cho biết trong một báo cáo đầu năm 2019.
Theo báo cáo, máy bay chiến đấu Trung Quốc J-20 là một phần trong nỗ lực hiện đại hóa nhằm thu hẹp khoảng cách với các lực lượng không quân phương Tây trên một phạm vi rộng các khả năng như hiệu suất máy bay, chỉ huy, điều khiển và chiến tranh điện tử.
Video đang HOT
Ông Brown cũng cho biết ông nghĩ rằng Trung Quốc đang chuyển sang phát triển máy bay ném bom tác dụng kép “tương tự như máy bay ném bom của chúng tôi”, về khả năng mang vũ khí hạt nhân và vũ khí dẫn đường chính xác phi hạt nhân.
“Tôi không nghĩ rằng sẽ là nói quá nếu nói họ có thể làm tốt điều đó”, ông Brown nhấn mạnh.
(Nguồn: Bloomberg)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ nói quyết tâm bảo vệ Đài Loan, Trung Quốc phản ứng gay gắt
Trung Quốc nói Mỹ đang đơn phương thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan, điều này mâu thuẫn với các nguyên tắc của quan hệ quốc tế và thông cáo chung của hai nước, do vậy Trung Quốc cực lực phản đối điều này.
Đài Loan vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington.
Trước đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton hôm 1/4 viết trên Twitter rằng: "Các hành động khiêu khích quân sự của Trung Quốc sẽ không giành được trái tim và khối óc của người Đài Loan, mà thay vào đó lại càng củng cố quyết tâm của những người trên thế giới coi trọng giá trị dân chủ. Đạo luật Quan hệ Đài Loan và cam kết của Mỹ là rõ ràng".
Tuyên bố của ông Bolton được đưa ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc điều hai chiến đấu cơ J-11 băng qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan và tiến vào phạm vi 185 km quanh hòn đảo. Đài Loan đã triển khai tiêm kích ngăn chặn và buộc máy bay Trung Quốc rút qua đường trung tuyến sau khoảng 10 phút chạm mặt.
Hoạt động lần này của chiến đấu cơ Trung Quốc được xem là bất thường bởi trong những lần băng qua đường trung tuyến trước đây, máy bay quân sự Trung Quốc thường nhanh chóng quay đầu trở về.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton.
Lãnh đạo cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu cho rằng đây là "hành động cố ý, khiêu khích và nguy hiểm". Văn phòng đại diện Mỹ tại Đài Bắc gọi động thái của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng, gây tổn hại tới ổn định ở khu vực.
Đáp lại tuyên bố của ông Bolton, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày hôm nay (2/4) tuyên bố: "Lập trường của Trung Quốc về vấn đề này là rõ ràng và không thay đổi, Mỹ đơn phương thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan,, điều này mâu thuẫn với các nguyên tắc của quan hệ quốc tế và ba thông cáo chung của Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc cực lực phản đối điều này".
Ông nhấn mạnh rằng, "ngay từ đầu, chúng tôi luôn kêu gọi phía Mỹ tuân thủ ba thông cáo chung và nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan thay vì làm ngược lại".
Đài Loan vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Bắc Kinh khẳng định chủ quyền với hòn đảo trong chính sách "Một Trung Quốc" và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan.
Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc vào năm 1979 để ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc", nhưng vẫn là đồng minh chủ chốt và đóng vai trò nhà cung cấp vũ khí nước ngoài duy nhất của Đài Loan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng.
Tuy nhiên, cũng trong năm 1979, Mỹ thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan, có các điều khoản về việc Mỹ và Đài Loan bảo vệ lẫn nhau. Theo đó, Washington sẽ cung cấp cho Đài Bắc lượng vũ khí và viện trợ quân sự đủ để hòn đảo này có thể tự vệ.
Đạo luật cũng coi mọi ý đồ nhằm quyết định tương lai Đài Loan bằng biện pháp phi hòa bình như tẩy chay tài chính hoặc cấm vận là động thái làm phương hại đến hòa bình, ổn định ở Thái Bình Dương và là mối quan ngại sâu sắc của Mỹ.
Kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền vào năm 2016, cả chính quyền của ông và quốc hội Mỹ đều từ bỏ chính sách tránh gây căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, thay vào đó là việc liên tục thách thức Bắc Kinh và tập trung vào việc tăng cường năng lực phòng thủ cho Đài Bắc.
Việc đẩy mạnh hợp tác với Đài Loan dường như là cách Mỹ tăng sức ép với Trung Quốc khi quan hệ hai nước trở nên căng thẳng.
Minh Đăng
Theo VNF/Sputnik
Lãnh đạo Đài Loan phản ứng gay gắt việc máy bay Trung Quốc xâm phạm đường trung tuyến Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã ra lệnh "truy đuổi quyết liệt" máy bay của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vào lần sau khi họ băng qua "đường trung tuyến" chia cách Đài Loan và Trung Quốc. Máy bay Trung Quốc tuần tra trên vùng trời giữa eo biển Đài Loan và Trung Quốc Trên...