Máy bay Su-30 ‘đắt hàng như tôm tươi’ trong Không quân Nga
Không quân Nga sẽ mua hàng loạt chiến đấu cơ đa năng Sukhoi, bao gồm 2 biến thể khác nhau là Su-30SM và Su-30M2.
Theo hãng tin RIA Novosti, trong năm nay, Không quân Nga sẽ nhận được tổng cộng 14 chiến đấu cơ Su-30SM và 18 máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ Yak-130. Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Yuri Borisov xác nhận hôm 2/8.
Trong khi đó, theo báo cáo thường niên của Công ty cổ phần Hiệp hội Hàng không Quốc gia Nga (UAC) trong năm 2012, ngày 29/12/2012 Công ty Sukhoi đã ký kết thêm một hợp đồng cung cấp 16 chiến đấu cơ đa năng Su-30M2 cho Bộ Quốc phòng Nga trong giai đoạn 2013-2015.
Irkut sẽ chế tạo cho Không quân Nga 60 chiến đấu cơ Su-30SM.
Sau chuyến thăm nhà máy Irkutsk thuộc Tập đoàn chế tạo máy bay Irkut (Nga), ông Yuri Borisov cho biết: “Toàn bộ đơn hàng trong năm 2013 gồm 14 máy bay chiến đấu Su-30SM và 18 máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ Yak-130, sẽ được cung cấp đầy đủ cho không quân vào tháng 11 tới”.
Tập đoàn chế tạo máy bay Irkut đã ký với Bộ Quốc phòng Nga tổng cộng 3 hợp đồng cung cấp 60 tiêm kích Su-30SM và 55 máy bay huấn luyện/chiến đấu Yak-130, thỏa thuận cung cấp máy bay sẽ được hoàn thành sau vài năm.
Su-30SM, Su-30M2 và Yak-130 đều là những máy bay quân sự tối tân. Trong đó, Su-30SM là biến thể mới nhất của dòng tiêm kích đa năng 2 người ngồi Su-30MKI sản xuất cho Ấn Độ, máy bay được tích hợp hệ thống điện tử hàng không và vũ khí tiên tiến hơn để trang bị cho riêng Không quân Nga.
Video đang HOT
Trong khi đó, Su-30M2 là một biến thể mới nhất của dòng máy bay Su-30MK2 mà Nga đã xuất khẩu cho Việt Nam, Uganda, Trung Quốc, Venezuela.
Su-30M2 được tối ưu hóa khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển, có khả năng mang được nhiều nhiên liệu hơn, cũng như trang bị hệ thống điện tử hàng không (avionic) tiên tiến hơn.
Su-30M2 là biến thể chiến đấu cơ đa năng tiên tiến từ Su-30MK2.
Sự khác biệt giữa Su-30SM so với Su-30M2 ở chỗ nó có thêm cánh vịt ở phía trước, trong khi Su-30M2 thì không.
Các chiến đấu cơ đa năng Su-30SM và Su-30M2 được cho là máy bay chiến đấu siêu cơ động khi có khả năng tăng tốc độ lên tới 2.100km/giờ, bán kính chiến đấu 1.500km. Máy bay được trang bị 01 pháo bắn nhanh 30mm và có 12 điểm treo các loại bom và tên lửa ở ngoài cánh và dưới bụng.
Trong khi đó, Yak-130 là một máy bay huấn luyện/chiến đấu có thiết kế khí động học tiên tiến, hệ thống điện tử hiện đại.
Ngoài chức năng huấn luyện cho phi công tiêm kích thế hệ thứ 4 và thứ 5, Yak-130 còn được trang bị rất nhiều loại vũ khí để nhanh chóng biến thành một máy tấn công hạng nhẹ.
Thậm chí, Bộ Quốc phòng Nga còn tính tới phương án nâng cấp Yak-130 thành một máy bay tấn công thực thụ qua việc thay đổi động cơ.
Theo Báo Đất Việt
Nga chuyển tên lửa Yakhont cho Syria, phương Tây sợ "tái mặt"
Nga đã vận chuyển tên lửa hành trình chống tàu tiên tiến đến Syria, một động thái cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trước đó, Nga đã cung cấp tên lửa Yakhont cho Syria. Nhưng các tên lửa gần đây được trang bị một radar tiên tiến, có thể giúp chúng ngắm bắn từ xa một cách chính xác hơn, nguồn tin tình báo Mỹ cho biết.
Các tên lửa mới "góp phần vào khả năng quân sự tổng thể của Syria, nhưng cụ thể hơn, nó có khả năng đẩy hoạt động hải quân của phương Tây và đồng minh ra xa bờ biển Syria", Jeffrey White, một nhà nghiên cứu Chính sách hướng Đông tại Viện Washington cho biết. Ông nói rằng việc chuyển giao vũ khí này là "một tín hiệu cam kết từ Nga tới chính phủ Syria".
Việc chuyển giao vũ khí này đến vào thời điểm khi Nga và Mỹ đang có kế hoạch triệu tập một hội nghị quốc tế nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Syria, đã giết chết hơn 70.000 người trong 2 năm qua. Hội nghị dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu tháng Sáu tới đây, thành viên tham gia bao gồm đại diện của chính phủ Assad và phe đối lập Syria.
Ngoại trưởng John Kerry đã nhiều lần nói rằng Hoa Kỳ hy vọng sẽ thay đổi được những "tính toán" về khả năng nắm giữ quyền lực của ông Assad để sắp xếp thương lượng cho một chính phủ chuyển tiếp thay thế chính phủ hiện tại.
Tuy nhiên, dòng chảy vũ khí của Nga và Iran tới Syria đã cũng cố thêm niềm tin rõ ràng của ông Assad rằng chính quyền của ông có thể thắng bằng quân sự. Điều này khiến cho Mỹ và đồng minh trở nên khó khăn hơn trong việc áp đặt một lệnh phong tỏa hải quân, thiết lập vùng cấm bay hay thực hiện các cuộc không kích được hỗ trợ bởi phiến quân nếu các quốc gia phương Tây không ngừng ý định can thiệp vào cuộc xung đột.
Trước đây, Nga từng vận chuyển tên lửa đất đối không SA-17 cho Syria và Israel đã cho tiến hành một cuộc không kích hồi tháng 1/2013 vào các xe vận chuyển vũ khí gần Damascus. Israel đã không chính thức công nhận các cuộc tấn công nhưng họ cho biết sẽ can thiệt quân sự để ngăn chặn bất kỳ vũ khí nào được chuyển tới Hezbollah, nơi đóng quân của các nhóm chiến binh Lebanon.
Tên lửa hành trình chống tàu Yakhont do Nga sản xuất
Gần đây hơn, các quan chức Israel và Mỹ đã thúc giục Nga dừng việc bán tổ hợp tên lửa đất đối không S-300 cho Iran.
Không giống với loại tên lửa Scud và một số tên lửa đất đối đất tầm trung khác trong kho vũ khí của Syria, tên lửa hành trình chống tàu Yakhont là một vũ khí đáng gờm. Nó sẽ giúp lực lượng quân sự Syria chống lại các lực lượng nước ngoài đang cố gắng áp đặt lệnh cấm vận hải quân, thiết lập khu vực cấm bay hay thực hiện các cuộc không kích. Ông Nick Brown, tổng biên tập Tạp chí Đánh giá Quốc phòng quốc tế IHS Jane đánh giá Yakhont "là một sát thủ tàu thực sự".
Syria đã đặt hàng phiên bản bảo vệ bờ biển của hệ thống Yakhont từ Nga trong năm 2007, nhận được một số đầu tiên vào đầu năm 2011, theo tạp chí Jane cho biết. Đơn đặt hàng ban đầu bao gồm 72 tên lửa, 36 xe bệ phóng và thiết bị hỗ trợ và các hệ thống đã được triển khai ở Syria.
Các hệ thống phóng tên lửa có khả năng di động, khiến khả năng tiêu diệt hay đánh chặn nó trở nên khó khăn hơn. Mỗi hệ thống phóng bao gồm 2 tên lửa, một bệ phóng 3 tên lửa và một xe điều lệnh và kiểm soát. Các tên lửa Yakhont mang theo một đầu đạn nổ xuyên giáp và có phạm vi tấn công khoảng 300km.
Các tên lửa có thể được điều khiển tại vị trí trung tâm nhắm vào mục tiêu bằng radar tầm xa. Tuy nhiên, mỗi tên lửa cũng đều có radar riêng của mình để tránh lại sự phản công của tàu và nhắm đúng mục tiêu.
Hai quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, lô hàng gần đây nhất có tên lửa có hệ thống dẫn đường tiên tiến hơn so với lô hàng trước đó. Một cựu quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết, Nga đang vượt qua ranh giới trong việc cung cấp vũ khí tiên tiến như Yakhont cho chính phủ Assad, khác với những gì mà Matxcơva đã nói về quan hệ giữa hai bên. Đây là giao dịch vũ khí nổi trội nhất hiện nay giữa các quốc gia với quân đội Syria.
Theo vietbao
Bangladesh mua 24 máy bay chiến đấu huấn luyện của Nga Bangladesh đang có kế hoạch mua 24 chiếc máy bay chiến đấu huấn luyện Yak-130 Mitten bằng khoản tín dụng 1 tỷ USD do Nga cấp, tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport của Nga cho biết. Một máy bay chiến đấu huấn luyện Yak-130. "Bangladesh có một danh sách đầy đủ các vũ khí muốn mua, nhưng cho tới nay...