Máy bay Singapore từng rơi tự do 4.000 mét trên Biển Đông
Cả hai động cơ trên máy bay hãng Singapore Airlines chở 194 người đột nhiên không hoạt động, khiến máy bay rơi tự do hàng nghìn mét khi bay qua khu vực Biển Đông.
Máy bay của hãng Singapore Airlines mất động cơ và rơi tự do gần 4.000 mét. Ảnh: AFP
Theo Guardian, chiếc Airbus A330-300 chở 182 khách và 12 thành viên tổ bay, khởi hành hôm 23/5 đi vào khu vực thời tiết xấu ở độ cao 11,9 km khoảng 3,5 giờ sau khi cất cánh từ Singapore đi Thượng Hải.
“Cả hai động cơ ngừng hoạt động tạm thời và phi công đã tuân theo quy trình khôi phục lại hoạt động bình thường của động cơ”, phát ngôn viên hãng Singapore Airlines cho biết.
“Máy bay tiếp tục hành trình tới Thượng Hải và hạ cánh lệch thời gian vào 22h56 theo giờ địa phương”.
Video đang HOT
Theo hãng Singapore Airlines, hai động cơ Rolls-Royce của máy bay “đã được kiểm tra đầy đủ khi hạ cánh xuống Thượng Hải nhưng không phát hiện có điều bất thường”.
Hãng này cho biết sẽ tiếp tục điều tra và “xem xét lại tai nạn với hãng Rolls-Royce và Airbus”.
Theo Flightradar24, trang web cung cấp thời gian thực thông tin các chuyến bay cho biết, chuyến bay trên có số hiệu là SQ836, cả hai động cơ mất điện và rơi tự do 3.962 mét trước khi động cơ hoạt động trở lại. Trang này cho rằng máy bay mất động cơ khi bay qua một cơn bão lớn trên Biển Đông.
Singapore Airlines là hãng hàng không lớn thứ ba châu Á, sở hữu 29 máy bay Airbus A330-300.
Sáng sớm nay, một tai nạn cũng xảy ra với máy bay của hãng Singapore Airlines. Chuyến bay SQ368 chở hơn 240 người cất cánh từ sân bay Changi rò rỉ nhiên liệu, buộc phải quay đầu và động cơ bốc cháy khi hạ cánh khẩn.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Những tai nạn thảm khốc và lỗi kỹ thuật nghiêm trọng của Su- 30MK2
Trang mạng tiếng Nga bmpd từng tiết lộ sự cố nghiêm trọng đối với 2 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Indonesia. Trong khi đó, một số vụ tai nạn nghiêm trọng cũng đã xảy ra với Su-30MK2.
Máy bay tiêm kích Su-30MK2 đang hoạt động trong Không quân của một số quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Uganda, Venezuela và Trung Quốc.
Năm 2012, một sự cố nghiêm trọng khác cũng xảy ra với Su-30 MK2 trong quá trình bay thử nghiệm ở Nga. Chiếc Su-30 MK2 đã bị rơi ở vùng Viễn Đông Nga cách 130km về phía đông bắc. Cả hai phi công bị đẩy ra ngoài, mặc dù một trong số họ đã bị tổn thương khi hạ cánh. Vụ tai nạn này được ghi nhận một động cơ của Su-30Mk2 đã bốc cháy trong quá trình bay.
Vụ tai nạn gần nhất (9.2015) liên quan đến Su-30 MK2 được ghi nhận xảy ra với tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Venezuela, chiếc máy bay đã bị rơi ở miền Nam nước này, gần thị trấn Elorza sau khi cất cánh để đánh chặn một phi cơ nhỏ xâm nhập không phận, trong vụ việc trên cả hai phi công đều thiệt mạng.
Trong khi đó, 2 chiếc Su-30MK2 gặp lỗi nghiêm trọng nằm trong hợp đồng mua 6 chiếc Su-30MK2 mà Indonesia ký với Tập đoàn Rosoboronexport vào tháng 12.2011. Theo đó, vào ngày 18.09.2013, động cơ bên phải của chiếc Su-30MK2 số hiệu 87835 (số hiệu trong biên chế của Không quân Indonesia là TS-3009) đã bị chim va vào. Trong khi tiến hành thay thế động cơ bị hỏng vào ngày 23-09-2013, Indonesia phát hiện vết nứt trên các mối hàn của khung thân.
Đến ngày 9.10.2013, lỗi tương tự được phát hiện trên chiếc Su-30MK2 số hiệu 87836 (TS-3010) và chiếc máy bay này cũng phải tạm dừng bay.
Ngày 28.11.2013, tiếp tục đến động cơ bên phải của chiếc Su-30MK2 số hiệu 87834 (TS-3008) va phải chim và sau đó được thay thế bằng động cơ còn lại trên chiếc Su-30MK2 số hiệu 87836.
Phía Indonesia đã gửi trả lại nhà máy Komsomolsk-on-Amur (nơi chế tạo Su-30MK2 cho Không quân Indonesia) 2 chiếc số hiệu 87835 và 87836 để thay thế khung thân. Sau khi được tháo rời, phía Nga đã phát hiện hàng loạt lỗi nghiêm trọng trong thiết kế của máy bay.
Tính đến nay, có khoảng 10 vụ tai nạn xảy ra đối với mẫu tiêm kích Su-30, trong đó, Không quân Ấn Độ gặp 6 vụ, Không quân Nga 3 vụ, Không quân Venezuela một vụ. Không quân Nga Cụ thể, chiếc Su-30 đầu tiên bị rơi vào ngày ngày 12.6.1999, thuộc về Không quân Nga. Chiếc máy bay đã gặp nạn tại Triển lãm Hàng không Paris (Pháp) nhưng may mắn cả hai phi công Su-30 đã nhảy dù thoát khỏi may bay và thoát chết. Tiếp đó, ngày 10.6.2006, cũng tại Triển lãm hàng không Paris, một chiếc Su-30MK của Không quân Nga lại bị rơi. Hai phi công đều nhảy dù an toàn. Sáng 28.2.2012, một chiếc Su-30 bị rơi ở vùng Viễn Đông Nga do động cơ bốc cháy trong lúc bay thử nghiệm. Không quân Ấn Độ Ngày 30.4.2009, 1 chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ rơi ở Pokhran, lý do là tắt nhầm hệ thống điện tử điều khiển bay. Phi công nhảy dù an toàn ra khỏi máy bay. Tháng 11 cùng năm, một chiếc Su-30MKI khác cũng của Không quân Ấn Độ rơi ở vùng Rajasthan vì cháy động cơ. Tiếp đó, tháng 12.2011, một chiếc Su-30MKI rơi ở Pune do trục trặc hệ thống điện tử. Tháng 2.2013, một chiếc Su-30MKI bị nổ cánh khi bay thử nghiệm ở Pokhran.
Theo Danviet
Nắp động cơ bị rơi, máy bay Mỹ hạ cánh khẩn Một máy bay chở khách Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp sau khi nắp che động cơ bên phải được phát hiện đã bị rơi. Máy bay của hãng Delta Airlines hạ cánh tại sân bay quốc tế Nashville, bang Tennessee. Ảnh: News Channel 5 Theo News Channel 5, chuyến bay 762 của hãng Delta Airlines, từ Atlanta đến Chicago, hôm 8/5 gặp...