Máy bay rơi trên biển Baltic, chiến đấu cơ NATO phải xuất kích
Một chiếc máy bay tư nhân khởi hành từ Tây Ban Nha, dự kiến hạ cánh ở Cologne, Đức nhưng lại đổi hướng bay đến biển Baltic và rơi ngoài khơi Latvia, có thể do hết nhiên liệu.
Chiếc máy bay rơi gần đảo Gotland của Thụy Điển do mất độ cao và tốc độ, có thể do hết nhiên liệu – Ảnh: SKY NEWS
Báo Bild của Đức cho biết chiếc máy bay nhỏ Cessna 551, đã báo cáo vấn đề áp suất trong cabin ngay sau khi cất cánh.
Theo dữ liệu của trang FlightRadar24, chiếc máy bay Cessna 551 của tư nhân, số hiệu đăng ký ở Áo, khởi hành từ thành phố Jerez ở miền nam Tây Ban Nha.
Nó bay về hướng đông bắc tại Paris, hướng tới Cologne, nhưng sau đó lại bay qua thành phố này và tiến thẳng ra biển Baltic. Từ khi đổi hướng, chiếc máy bay bị mất liên lạc.
Video đang HOT
Theo Đài Sky News, máy bay chiến đấu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) tại nhiều nước châu Âu đã xuất kích để tìm kiếm và dự phòng ngăn chặn chiếc máy bay đổi hướng này.
Quan chức Cơ quan Hàng hải Thụy Điển Johan Wahlstrom cho biết các máy bay chiến đấu của Đức và Đan Mạch đã bay phía trên chiếc máy bay này khi nó đi qua không phận của họ nhưng không thể liên lạc được.
Theo báo Bild, các máy bay chiến đấu của Pháp và Tây Ban Nha không nhìn thấy ai trong cabin và buồng lái. Thông tin trước đó cho biết một gia đình 3 người và 1 phi công đã lên máy bay.
Nhiều máy bay phản lực của NATO từ phái bộ Cảnh sát Hàng không Baltic ở Estonia cũng tham gia tìm kiếm chiếc máy bay, theo người phát ngôn của lực lượng không quân Lithuania (Litva).
Trước khi rơi vào khoảng 20h tối ngày 4-9 (giờ địa phương), chiếc Cessna 551 đã bay qua không phận Thụy Điển trên biển Baltic.
Khi đến gần đảo Gotland của Thụy Điển, nó nhanh chóng mất độ cao và tốc độ. Máy bay rơi “khi hết nhiên liệu”, lãnh đạo Cơ quan Tìm kiếm và cứu nạn Thụy Điển Lars Antonsson nhận định.
Ông Antonsson cho biết do chưa rõ nguyên nhân khiến chiếc máy bay chệch hướng, họ chỉ có thể dự đoán về điều gì đã xảy ra. Có thể là phi công và hành khách đã bất tỉnh khi ở trên khoang do sự cố.
Theo Sky News, một máy bay trực thăng của không quân và tàu hải quân từ Lithuania và một chiếc phà đã được điều đến hiện trường.
Cessna 551 là máy bay phản lực một người lái dài 14m, có thể chở 6 – 8 hành khách.
Latvia sẽ tái áp đặt chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc
Latvia tái áp đặt chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong bối cảnh cẳng xung đột Nga - Ukraine.
Một người lính tại một cuộc diễu hành trong buổi lễ kỷ niệm 100 năm độc lập của Latvia ở Riga. Ảnh: AFP
Theo trang tin Euronews.com ngày 6/7, Latvia chuẩn bị áp đặt lại nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với nước láng giềng Nga và cuộc xung đột ở Ukraine.
Quốc gia Baltic này hiện chỉ có 7.500 binh sĩ tại ngũ và vệ binh quốc gia, được hỗ trợ bởi 1.500 quân NATO.
Các quan chức Latvia cho biết, quy định mới sẽ chỉ áp dụng cho nam giới và sẽ dần được khôi phục từ năm 2023.
Latvia đã từ bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc sau khi gia nhập liên minh quân sự NATO. Kể từ năm 2007, quân đội của nước này bao gồm các binh sĩ chuyên nghiệp và các tình nguyện viên vệ binh quốc gia phục vụ bán thời gian vào cuối tuần.
Theo nghĩa vụ bắt buộc mới, 2 năm một lần, 500 thanh niên sẽ đưa ra lựa chọn nghĩa vụ quân sự 11 tháng, nhập ngũ trong lực lượng vệ binh quốc gia hoặc các dịch vụ cứu hộ.
Kế hoạch mới, nhằm tăng cường lực lượng vũ trang Latvia lên khoảng 50.000 binh sĩ tại ngũ, vẫn cần được Chính phủ và Quốc hội Latvia thông qua.
Gatis Priede, một thành viên của lực lượng vệ binh quốc gia, hoan nghênh quyết định này là "tin tốt nhất" đáng lẽ phải được áp dụng lại sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Ông Priede nói: "Đây là điều đúng đắn cần làm: đào tạo thêm lực lượng dự bị cho quân đội của Latvia và cho lực lượng NATO nói chung, vốn vẫn còn rất thiếu ở Bắc Âu và khu vực Baltic".
Trong khi đó, Bộ trưởng Pabriks cũng công bố kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự gần thị trấn Jēkabpils ở phía Đông Nam nước này, gần với biên giới Nga.
Biển Baltic sẽ trở thành một ưu tiên trong chiến lược của NATO Biển Baltic sẽ trở thành "lưu vực nội bộ" của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này. Đây là nhận định của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Biển Baltic. Ảnh: Sputnik "Biển Baltic về cơ bản đã sẵn sàng trở thành lưu vực nội bộ của...