Máy bay rơi ở Hòa Lạc: Tiễn biệt chiến sỹ thứ 20
Sáng nay (7/9), lễ tang thượng úy Nguyễn Hoàng Anh đã được cử hành trang trọng tại nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 103 theo nghi thức quân đội.
Thượng úy Nguyễn Hoàng Anh (33 tuổi, quê ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) – một trong số những chiến sĩ thuộc tiểu đoàn đặc công 18 -Bộ Tư lệnh Thủ đô, trong vụ rơi trực thăng Mi-171 ngày 7/7, đã hy sinh do sốc bỏng, sốc chấn thương và suy thận vào sáng 2/9.
Đông đủ gia quyến, đồng đội, bạn bè và bà con lối xóm đã ó mặt tại nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 103 từ rất sớm để thắp nén tâm hương lên người chiến sỹ xấu số.
Thượng úy Nguyễn Hoàng Anh ra đi để lại người vợ trẻ và đứa con thơ mới 6 tuổi. Bên linh cữu bố, em Nguyễn Đình Hùng giàn giụa nước mắt. Hùng còn quá nhỏ để chịu đựng nỗi đau này.
Ông Nguyễn Như Ngoãn – bố của thượng úy Nguyễn Hoàng Anh tỏ vẻ mệt mỏi. Ông cũng từng là một người lính. Người cựu binh ấy cố gắng thể hiện bản lĩnh của một người lính trước những giây phút khó khăn mà ông và gia đình phải hứng chịu. Nước mắt có lẽ đã khô, ông ngồi nhìn linh cữu con vẻ mặt sầu thảm.
Suốt từ ngày con nhập viện, ông Ngoãn hầu như ở lại bệnh viện để chăm sóc con và mong điều kỳ diệu sẽ đến. Nhưng điều đó đã mãi mãi không xảy ra. Hôm nay, lòng người lính già ấy tê tái của sự mất mát.
Lễ viếng thượng úy Nguyễn Hoàng Anh bắt đầu từ 7h30 phút sáng nay
Lễ viếng thượng úy Nguyễn Hoàng Anh bắt đầu từ 7h30 phút. 10h, sau lễ truy điệu, đoàn xe tang đưa linh cữu thượng úy Nguyễn Hoàng Anh rời Bệnh viện Bỏng để về an táng tại nghĩa trang xã Lô Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình quê hương anh.
Trước khi hy sinh, thượng úy Hoàng Anh đã có những ngày nỗ lực chiến đấu với vết thương, anh đã vài lần được các bác sĩ dự định “cai” máy lọc máu liên tục để chuyển sang biện pháp điều trị mới nhưng không thành. Sáng 2/9, thượng úy Hoàng Anh qua đời do sốc nhiễm trùng, suy thận nặng.
Thượng úy Nguyễn Hoàng Anh là chiến sỹ thứ 20 hy sinh trong chuyến huấn luyện bay của Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội rơi ở Hòa Lạc, Hà Nội sáng 7/7. 16/21 thành viên tham gia chuyến bay đã hy sinh tại chỗ, hai người mất ngay trong khi được cấp cứu tại bệnh viện. Còn lại ba người là thượng úy Nguyễn Văn Tuấn, thượng úy Đinh văn Dương và Nguyễn Hoàng Anh được tiếp tục điều trị. Thượng úy Tuấn cũng đã hy sinh hôm 19/7.
Trong số 21 phi công, giáo viên huấn luyện dù, chiến đấu viên đặc công và học viên tham dự chuyến bay sáng 7/7, chỉ duy nhất thượng úy Đinh Văn Dương còn sống và đang được tiếp tục cứu chữa tại Viện Bỏng quốc gia
Ông Trịnh Văn Hảo, cậu ruột của chiến sỹ Đinh Văn Dương cho biết: “Dương đã tỉnh lại từ nhiều tuần trước. Tuy chưa thể cử động được nhưng Dương có thể nghe và hiểu người bên cạnh nói chuyện”. Sức khỏe thượng úy Đinh Văn Dương đã diễn biến tốt dần lên.
Video đang HOT
Một số hình ảnh lễ tang thượng úy Nguyễn Hoàng Anh:
Linh cữu thượng úy Nguyễn Hoàng Anh được phủ cờ quyết thắng
Gia quyến thượng úy
Các đoàn thể lần lượt vào viếng
… và chia buồn cùng gia đình
Chiến sỹ Nguyễn Hoàng Anh ra đi để lại người vợ trẻ và con thơ
Những dòng lưu niệm xúc động ghi trong sổ tang
Lễ di quan đưa người chiến sỹ trẻ về với đất mẹ
Những giọt nước mắt thời khắc sinh ly tử biệt
Theo Hà Phương (Gia đình & Xã hội)
Vụ máy bay trực thăng rơi: Lời kể nhân chứng
"Tôi thấy trên bầu trời máy bay trực thăng màu vàng chao đảo, sau đó một lúc phát ra tiếng nổ lớn như sấm. Mảnh vỡ của máy bay vỡ tung tóe trên bầu trời", anh Quân người chứng kiến sự việc kể lại.
Khoảng 7h45 phút sáng nay, 7/7, một chiếc máy bay trực thăng đã bị rơi ở khu vực thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ngay sau khi xảy ra sự việc, lực lượng quân đội, công an đã có mặt phong tỏa hiện trường, cứu hộ cứu nạn những người còn sống sót.
Ông Lê Văn Dũng, 42 tuổi, ở thôn Hòa Lạc, người chứng kiến sự việc kể lại: "Lúc tôi chạy tới nơi thì thấy máy bay bị cháy đen, mảnh vỡ máy bay văng tung tóe xung quanh. Người dân cùng chiến sĩ quân đội hô hào nhau lấy nước ở giếng, ao nhà bên cạnh mang ra dập lửa. Tôi cùng với chiến sĩ đưa được 4 người còn tỉnh ở máy bay ra ngoài đi cấp cứu".
Ông Dũng cho biết thêm, tại thời điểm đó ông nhìn thấy có 5 người bị văng ra ngoài đã chết cháy. Toàn thân họ bị cháy, biến dạng. 4 người được đưa đi cấp cứu, trên mình bị bỏng nặng, quần áo đã bị cháy hết.
Khu vườn đất trống, nơi máy bay bị rơi
Khu vực máy bay rơi là khu vườn trống của một gia đình trong thôn Hòa Lạc. Ngôi nhà này bị bỏ hoang, không có người sinh sống. Khu vườn trồng cây xoan, tre.
Theo ông Dũng, máy bay khi bị rơi đã vỡ tan tành hết, chỉ còn lại phần đuôi. Lúc xảy ra sự việc, ngọn lửa bùng lớn, nhiều người dân ở quanh khu vực đã không dám lại gần. Thậm chí một số người còn sợ chạy ra rất xa khu vực máy bay rơi.
Cùng chứng kiến sự việc, anh Nguyễn Hồng Quân, 28 tuổi cho hay, khoảng gần 8h sáng anh thấy trên bầu trời máy bay trực thăng màu vàng chao đảo. Ít phút sau một tiếng nổ lớn vang lên, một phần của cách máy bay bị hất tung lên bầu trời. Người dân hô hào nhau ra xem máy bay bị rơi.
"Tôi cùng với người dân chạy tới nơi thì thấy khói bốc lên nghi ngút, lửa bốc lớn ở máy bay. Lúc đó tôi còn nghe thêm tiếng nổ nhỏ nên không dám tới gần máy bay. Một số người dân ở gần đó cũng thấy yếm xe máy bị vỡ do mảnh vỡ của máy bay văng vào", anh Quân nói.
Nhiều cây cối bị gãy, cháy
Anh Quân cũng cho hay, một lúc sau đó có khoảng 10 chiến sĩ quân đội có mặt tại hiện trường. Họ hô hào người dân cùng tham gia cứu người. Khu vực máy bay rơi cách khu chợ Hòa Lạc chừng 100m.
Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, khu vực máy bay rơi là một bãi đất trống, trồng cây xoan, tre. Cạnh khu đất này là ngôi nhà cao tầng, không có người ở. Khi máy bay rơi xuống đã va đổ đoạn tường rào, cành xoan bị gẫy. Xung quanh, cây cối bị cháy đen.
Theo thông tin chúng tôi nhận được, có 21 người đã bay trên chiếc trực thăng bị nạn. 16 người tử nạn còn 5 người được đưa đi cấp cứu tại viện Quân đội 105 trong tình trang nguy kịch. Tuy nhiên, tất cả lập tức được chuyển đi viện Bỏng Quốc gia. Đến khoảng 11h trưa, một nạn nhân nữa tử vong do vết thương quá nặng. Như vậy đến thời điểm hiện tại, số người chết trong vụ tại nạn máy bay quân sự là 17 người.
Bên cạnh đó, chiến sỹ Vương Tá Hùng (thuộc Quân khu Thủ đô) cũng phải nhập viện 105 cấp cứu do sang chấn tâm lý trước vụ tai nạn máy bay trên. Người nhà của chiến sỹ Hùng đã xuống bệnh viện chăm sóc.
Mẹ của chiến sỹ Hùng cho biết, đến thời điểm này, anh vẫn chưa mở miệng nói được câu nào. Khi người thân hỏi chuyện, ảnh chỉ gật và lắc đầu. Một số người nhà cho hay, họ nghe nói hôm nay, chiến sỹ Hùng cùng đồng đội lên khu vực Thạch Thất, nơi trung đoàn 916 đóng quân để luyện tập. Anh Hùng có thể đang tham gia tập luyện cùng đoàn người bị nạn kia nhưng khi đó anh đang ở mặt đất.
Hiện thi thể các nạn nhân đã được chuyển về Nhà tang lễ viện 105 để làm thủ tục theo nghi lễ quân đội.
Đến thời điểm hiện tại, lực lượng quân đội, công an vẫn phong tỏa hiện trường. Người dân không được tiếp cận khu vực máy bay rơi.
Theo Khampha
Trực thăng rơi ở ngoại thành Hà Nội: Tình trạng 3 chiến sĩ bị thương đều rất nặng Theo tin tức mới nhất, tình hình sức khỏe của 3 chiến sĩ bị thương trong vụ máy bay rơi vẫn rất nặng, hiện đang được điều trị tích cực tại Viện Bỏng Quốc gia. Vụ máy bay rơi: Tình trạng 3 chiến sĩ bị thương đều rất nặng Chiều 14/7, trao đổi với phóng viên, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó...