Máy bay quay đầu vì nữ hành khách quấy rối
Nữ hành khách sinh năm 1986 liên tục la lối khiến cơ trưởng của chuyến bay quyết định quay lại, trả khách và từ chối không chuyên chở.
Ảnh minh họa
Trên chuyến bay mang số hiệu VJ8901 từ TP HCM đi Bangkok (Thái Lan) của VietJet Air chiều qua, nữ hành khách Ngọc Qúy (sinh năm 1986) được cho là liên tục có những hành động gây rối.
Đại diện của hãng cho biết, khi tới quầy làm thủ tục, cô này mang hành lý quá cước và được nhân viên mặt đất nhắc nhở. Tuy nhiên, khách không hợp tác và dùng lời lẽ thô tục để mắng mỏ các nhân viên.
Khi lên tàu bay, nữ hành khách một lần nữa không để hành lý cá nhân đúng quy định. Tiếp viên đã nhắc nhưng vị khách vẫn tiếp tục có thái độ khiếm nhã làm mất trật tự trên tàu bay.
Trước sự việc, cơ trưởng của chuyến bay đã quyết định quay lại, dù lúc này tàu bay đang lăn bánh trên đường băng, chuẩn bị cất cánh. Lý do cơ trưởng từ chối không vận chuyển và bàn giao khách cho Cảng vụ Hàng không miền Nam xử lý là nhằm đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Đại diện hãng cho biết các hành khách khác trên chuyến bay đều đồng tình với quyết định này.
“Sự việc khiến chuyến bay chậm một tiếng đồng hồ, không chỉ ảnh hưởng về vật chất mà còn gây phiền hà cho gần 180 người đi cùng, cũng như hành khách các chuyến bay khác bị ảnh hưởng dây chuyền”, đại diện Vietjet Air cho hay.
Một nguồn tin từ Cảng vụ Hàng không miền Nam cho biết thêm, khi bị đưa về sân bay, nữ hành khách sinh năm 1986 vẫn không chịu ký vào biên bản vi phạm hành chính mà tổ bay lập ra.
Theo VNE
Những bất thường trong vụ để lọt 229kg ma túy
Việc để lọt 229 kg ma túy sang Đài Loan khiến dư luận quan tâm. Điều bất thường là với quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, máy soi triệu USD hiện đại... vậy mà số lượng ma túy lớn vẫn dễ dàng sang Đài Loan.
Video đang HOT
Bất thường máy soi triệu đô
Vào thời điểm 229kg ma túy làm thủ tục thông qua, chiếc máy soi giá khủng 1,2 triệu USD (tương đương với 25 tỉ đồng) bất ngờ bị hỏng.
Điều đáng nói, chiếc máy soi trên mới được Cty TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (gọi tắt là TCS) nhập khẩu về từ năm 2011.
Một nguồn tin từ Cụm cảng hàng không miền Nam cho biết, chiếc máy soi triệu đô được nhập về nhưng phần lớn thời gian không hoạt động, thường xuyên hỏng hóc phải bảo trì, thay thế thiết bị và là một trong những nguyên nhân khiến một số lô hàng phải chuyển qua soi chiếu bằng các máy cũ hơn, dẫn tới việc không phát hiện ma túy bên trong.
Sau khi để lọt vụ vận chuyển 229kg heroin, Cảng vụ Hàng không miền Nam cũng đã đề nghị TCS cung cấp toàn bộ hồ sơ gói thầu cùng các giấy tờ liên quan của các đợt kiểm tra bảo hành, sửa chữa định kỳ của máy soi chiếu hiện đại này.
Tuy nhiên, một lãnh đạo của đơn vị này cho biết chiếc máy soi chiếu XR1 trị giá hàng triệu USD bị hỏng đúng lúc "không phải là nguyên nhân khiến 600 bánh heroin lọt qua cửa an ninh".
Đánh giá về sự trùng hợp khó hiểu giữa chiếc máy soi hiện đại này bị hỏng vào thời điểm lô hàng có chứa ma túy đi qua, vị này cho biết máy soi chiếu bị hỏng là loại máy soi chiếu chuyên dụng dành cho container, chỉ khi soi chiếu container thì máy này mới phát huy hiệu quả.
Trong khi đó, lô hàng 12 chiếc loa chứa ma túy là loại hàng hóa nhỏ, nếu đưa vào máy soi chiếu chuyên dùng cho container thì phản tác dụng, không thể soi rọi rõ được. Vì vậy lô hàng đã đi vào máy soi chiếu hàng hóa như thường lệ, đây là loại máy vẫn dùng cho tất cả lô hàng tương tự, không có sự bất thường nào trong việc này.
Chiếc máy soi chiếu trị giá 1,2 triệu USD của TCS bị hỏng đúng lúc 229kg ma túy thông quan
Bên cạnh việc lắp đặt chiếc máy soi chiếu hiện đại này, TCS còn chi số tiền lớn để mua hệ thống quản lý bằng phần mềm từ Ấn Độ.
Không những tốn kém mua máy, phần mềm, TCS còn phải thuê các chuyên gia từ nước ngoài sang bảo trì, sửa chữa máy này và cũng tốn tiền cho cán bộ ra nước ngoài để đào tạo, nhằm về vận hành hệ thống quản lý phần mềm cùng với chiếc máy soi chiếu hiện đại, nhưng nó đã "đột quỵ" một cách bất thường đúng lúc lô hàng ma túy "khủng" thông quan.
Một cán bộ từng làm việc với máy soi chiếu cho biết: "Cho dù dùng máy soi chiếu cũ, là loại máy soi chiếu thông thường theo hệ thống phần mềm gọi tắt là CMS, nhưng với số lượng cực lớn ma túy, đóng thành 600 bánh, nặng đến 229kg (trong khi lô hàng khai báo nặng 500kg), được phủ một lớp sôcôla chống chó nghiệp vụ đánh mùi, vậy mà máy soi chiếu không phát hiện sự bất thường với 600 bánh heroin gói đặt chi chít trong 12 thùng loa là điều bất thường?".
Quy trình không bất thường, nhưng...
Được biết, ngày 15/11, trước một ngày máy bay cất cánh, lô hàng đã được Công ty Lê Hòa giao đến TCS để làm thủ tục và dán nhãn hàng nguy hiểm (DG Label- Dangerous Cargo Label).
Theo quy trình gửi hàng xuất, đường đi của lô hàng phải qua nhiều khâu. Đầu tiên người gửi xuất trình giấy tờ tại cổng bảo vệ sau đó đưa hàng vào khu vực tập kết của TCS và để đơn vị này tiến hành kiểm tra tờ khai.
Trong trường hợp hàng có tính chất nguy hiểm (thường là những chất ăn mòn, súng đạn, pháo hoa, thuốc súng, chất phóng xạ, chất truyền nhiễm...), TCS có thể tiến hành kiểm tra đặc biệt, soi chiếu.
Số ma túy bị cơ quan chức năng Đài Loan thu giữ
Bước tiếp theo, TCS sẽ cân, đo trọng lượng, khối lượng, rà lại quy cách đóng gói của kiện hàng có đảm bảo an toàn. Khi đã hoàn tất công đoạn này, đơn vị gửi hàng sẽ cầm tờ khai hàng hóa, tờ khai hải quan, các giấy phép liên quan đến hải quan kiểm tra.
Hải quan tiếp nhận lô hàng, kiểm tra bằng tay hoặc thông qua máy soi chiếu, sau đó hàng tiếp tục đến cửa an ninh hàng không soi chiếu và kiểm tra các giấy tờ liên quan.
Nếu hàng không có vấn đề gì sẽ được TCS chất xếp vào thùng container đựng hàng để an ninh hàng không dán tem chứng nhận lô hàng đã hoàn tất các thủ tục kiểm tra. Cuối cùng, TCS sẽ đưa hàng lên máy bay.
Mặc dù hải quan TP.HCM cũng như an ninh hàng không sân bay quốc tế Tấn Sơn Nhất đều khẳng định họ làm đúng quy trình kiểm tra, công tác kiểm soát rất nghiêm ngặt. Thế nhưng, số ma túy lớn kia vẫn lọt qua cửa Tân Sơn Nhất và chỉ bị phát hiện ở Đài Loan.
Bất thường trong nhận trách nhiệm
Sau khi số ma túy bị tràn sang Đài Loan, "quả bóng trách nhiệm" được lăn chuyển từ hải quan TP.HCM sang sân bay Tân Sơn Nhất.
Chiều ngày 3/12, ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho biết: "Chúng tôi không phủ nhận trách nhiệm".
Ông nói rõ về quy trình thông quan điện tử đối với lô hàng xuất khẩu mà bên trong có chứa 600 bánh heroin. "Ý tôi nói các cán bộ, nhân viên soi chiếu thuộc lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất là người soi chiếu lô hàng, nhưng việc soi chiếu đó là để đảm bảo an ninh an toàn cho chuyến bay chứ không là soi chiếu hàng hóa.
Tôi không hề đổ lỗi hay đá quả bóng trách nhiệm cho họ. Chúng tôi không bao giờ phủ nhận trách nhiệm của mình, quy định pháp luật nêu rõ trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hàng hóa là của lực lượng hải quan" - ông Thông nhấn mạnh.
Ông Trần Mã Thông
Trước đó sáng 2/12, cũng chính ông Thông khẳng định trong vụ việc 600 bánh heroin tràn sang Đài Loan, hải quan ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã làm đúng quy trình kiểm tra.
"Do làm đúng quy trình nên chúng tôi chưa kỷ luật ai. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chờ kết quả điều tra cuối cùng để xem xét việc kỷ luật. Chưa kể vụ này đã được Phó thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm", ông Thông khẳng định.
Theo Đất Việt
Tạm đình chỉ 4 cán bộ an ninh Tân Sơn Nhất vụ 229 kg heroin Công ty dịch vụ an ninh Tân Sơn Nhất đã ra quyết định tạm đình chỉ 4 cán bộ đội Kiểm tra an ninh soi chiếu kho hàng hóa. Số heroin tang vật bị thu giữ Một lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Nam cho biết, để phục vụ công tác điều tra lô hàng chứa 229 kg heroin bị bắt ở...