Máy bay quân sự Mỹ đâm nhau trên không
Hai máy bay huấn luyện phản lực T-45 Goshawk va chạm trong chuyến bay ở bang Texas, khiến một chiếc rơi tại chỗ, phi công phóng dù thoát hiểm.
Hải quân Mỹ cho biết sự cố xảy ra sáng 17/5 khi hai máy bay T-45 Goshawk thuộc Phi đoàn huấn luyện số 22 đâm vào nhau sau khi cất cánh từ căn cứ không quân hải quân Kingsville, bang Texas.
Một biên đội T-45 của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy .
Sau cú va chạm, một phi cơ quay về căn cứ an toàn, chiếc còn lại rơi tại chỗ và hai phi công phải phóng ghế thoát hiểm, gồm một huấn luyện viên và một học viên phi công.
Video đang HOT
Cả hai đều không bị nguy hiểm tính mạng, một người đã được đưa vào bệnh viện vì các vết thương nhẹ. Hải quân Mỹ cho biết đang điều tra nguyên nhân sự cố.
T-45 Goshawk là máy bay phản lực huấn luyện sơ cấp của hải quân Mỹ, giúp học viên phi công làm quen với quá trình điều khiển chiến đấu cơ dùng động cơ phản lực và kỹ thuật cất hạ cánh trên tàu sân bay.
Phi công thuộc Phi đoàn số 22 được thực hành khoảng hơn 162 giờ bay trong vòng một năm, với nhiều nội dung như bay biên đội, bay trong điều kiện tầm nhìn kém và ban đêm, định vị trên không, kỹ thuật bay nâng cao, đội hình tác chiến, cơ động chiến đấu, không kích, bay bám địa hình và vận hành từ tàu sân bay.
Tùy vào điểm tốt nghiệp trên T-45, học viên sẽ được tự lựa chọn hoặc điều chuyển đến các đơn vị vận hành tiêm kích F/A-18E/F, EA-18G và AV-8B, hoặc máy bay cảnh báo sớm E-2 và vận tải cơ C-2A.
Mỹ lần đầu điều UAV 180 triệu USD đến Nhật
Hải quân Mỹ điều động hai trinh sát cơ MQ-4C đến đóng quân tại Nhật Bản, nhằm tăng cường khả năng tuần thám biển của hai nước.
"Đây là lần đầu tiên máy bay không người lái (UAV) MQ-4C Triton được triển khai đến Nhật Bản. Đây là hệ thống trinh sát đường không phi vũ trang có thể giúp cải thiện năng lực tuần thám biển của liên minh Mỹ - Nhật", Lực lượng Hải quân Mỹ tại Nhật Bản ra thông cáo cho biết hôm 14/5.
Hai chiếc MQ-4C cất cánh từ đảo Guam và hạ cánh xuống căn cứ không quân hải quân Misawa, miền bắc Nhật Bản, hôm nay. Đây là nơi đóng quân của nhiều đơn vị chủ chốt của Nhật Bản và Mỹ, trong đó có phi đội trinh sát cơ P-8A Poseidon của Washington.
Một chiếc MQ-4C tại căn cứ trên đảo Guam hồi tháng 4/2020. Ảnh: US Navy .
Hải quân Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay MQ-4C từ đầu năm 2020, chậm hơn một năm so với kế hoạch. Đợt triển khai đến Nhật Bản cũng là lần đầu dòng Triton đóng quân tại một địa điểm ngoài đảo Guam trên Thái Bình Dương, giúp hải quân Mỹ thử nghiệm tính năng khí tài trong môi trường đông đúc và nhiều cạnh tranh hơn.
MQ-4C Triton là UAV dành cho hải quân Mỹ, được phát triển từ mẫu RQ-4 Global Hawk của không quân. Máy bay dài 14,5 m, có sải cánh 40 m và khối lượng rỗng 6,7 tấn. Một chiếc MQ-4C có thể làm nhiệm vụ liên tục trong 30 giờ, tầm hoạt động 15.200 km, trần bay 18 km và đạt tốc độ tối đa 575 km/h. Mỗi hệ thống có giá hơn 180 triệu USD.
So với dòng RQ-4 nguyên bản, những chiếc MQ-4C được gia cố khung thân, giúp chống chịu mưa đá, chim và sét đánh, cùng hệ thống chống đóng băng trên cánh. Dòng Triton cũng có thể nhanh chóng hạ độ cao xuống gần mặt biển để nhận diện tàu bè, tính năng không có trên mẫu Global Hawk.
Hệ thống Triton có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu tình báo, trinh sát và do thám (ISR) theo thời gian thực tại các vùng đại dương rộng lớn và duyên hải gần bờ, cũng như tham gia hoạt động tuần thám biển, tìm kiếm cứu hộ và hỗ trợ những trinh sát cơ P-8A Poseidon.
Cảm biến chính của Triton là radar mảng pha quét điện tử chủ động AN/ZPY-3, có khả năng quan sát khu vực rộng 5.200 km2 chỉ trong một lần quét ở độ cao 17 km. Khi hoạt động ở tầm thấp, Triton có thể triển khai tổ hợp quang điện - hồng ngoại MTS-B tương tự mẫu MQ-9 Reaper, kèm theo đó là thiết bị chỉ thị và đo xa laser.
Máy bay cũng được lắp hệ thống hỗ trợ điện tử (ESM) dạng module tương tự máy bay do thám EP-3, cho phép phát hiện và nhận dạng tín hiệu radar từ xa, giúp xác định vị trí của lực lượng đối phương. Dữ liệu từ Triton có thể được dùng để xây dựng bản đồ phân bố lực lượng đối phương, từ đó lên kế hoạch tiến công hoặc bảo đảm an toàn cho đồng minh.
Ngoài nhiệm vụ trinh sát, MQ-4C cũng có thể đóng vai trò trạm trung chuyển và tổng hợp dữ liệu, cho phép kết nối các đơn vị nằm cách xa nhau trên chiến trường, xây dựng bức tranh không gian chiến trường và phân phối tới từng lực lượng.
Hải quân Mỹ đang là lực lượng duy nhất vận hành dòng MQ-4C với 68 máy bay được đặt hàng.
Mỹ cấm bay loạt phi cơ quân sự sau tai nạn liên tiếp Hải quân Mỹ cấm bay với các đơn vị không quân trong nước, sau hai tai nạn liên tiếp trong một tuần làm hai phi công thiệt mạng. "Tư lệnh không quân hải quân Mỹ Kenneth Whitesell đã ra lệnh cấm bay từ ngày 26/10 với toàn bộ các đơn vị máy bay không triển khai ở nước ngoài. Đây là cơ hội...