Máy bay quân sự Indonesia rơi: Ít nhất 116 người chết
Nhiều thi thể nạn nhân gần như bị nghiền nát dưới các mảnh vỡ thân máy bay và các tảng bê tông.
Ngày 1.7, các quan chức Indonesia cho biết đã có ít nhất 116 người thiệt mạng trong vụ máy bay vận tải quân sự C-130 của không quân nước này đâm xuống một khách sạn ở thành phố Medan ngay sau khi cất cánh và phát nổ thành một quả cầu lửa khổng lồ.
Ông Agus Supriatna, Tư lệnh Không quân Indonesia cho biết trên chiếc máy bay C-130 Hercules này có 12 thành viên phi hành đoàn và 101 hành khách, và ông tin rằng không còn ai sống sót sau thảm họa trên. Ông nói: “Không, không có người sống sót. Tôi vừa mới trở về từ hiện trường vụ tai nạn”.
Phần đuôi vỡ nát của chiếc máy bay C-130 tại hiện trường
Đông đảo người dân tập trung tại hiện trường vụ tai nạn
Toàn cảnh hiện trường vụ tai nạn
Cho đến nay, lực lượng cứu hộ mới chỉ tìm thấy thi thể của 49 người và đưa tới bệnh viện. Nhiều hành khách trên chiếc máy bay này là người nhà của các binh sĩ đang trên đường từ thành phố Medan tới một hòn đảo.
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn thành phố Medan xác nhận có 3 người dân dưới mặt đất thiệt mạng khi chiếc máy bay quân sự đã phục vụ 51 năm này đâm xuống nóc khách sạn.
Một phụ nữ gạt nước mắt khi biết người thân thiệt mạng trong vụ tai nạn
Video đang HOT
Đông đảo binh sĩ Indonesia có mặt tại hiện trường vụ tai nạn
Lực lượng cứu hộ dập lửa và tìm kiếm thi thể nạn nhân
Một phần khách sạn sập xuống khi bị chiếc máy bay đâm vào
Những người sống xung quanh cho biết họ đã nhìn thấy chiếc máy bay này lượn vòng rất thấp nhiều lần trên bầu trời, với khói và lửa phụt ra ở phía sau. Đến vòng lượn thứ ba, chiếc C-130 mất kiểm soát, lao xuống và đâm vào khách sạn.
Một người dân tên là Januar cho biết cô có cảm giác chiếc máy bay đã gặp vấn đề ngay sau khi cất cánh. Cô nói: “Tôi nhìn thấy chiếc máy bay bay lên từ phía sân bay, và lúc đó nó đang nghiêng về một bên, với khói tuôn ra phía sau”.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm bên trong một phần khoang máy bay
Có ít nhất 116 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn
Một chiếc bánh của máy bay được đưa ra ngoài
Nhiều ô tô xung quanh cũng bị thiêu rụi trong đám cháy
Cảnh sát trưởng thành phố Medan cho biết công việc tìm kiếm thi thể các nạn nhân gặp nhiều khó khăn, khi nhiều người gần như bị nghiền nát dưới những mảnh vỡ thân máy bay và các tảng bê tông.
Xác máy bay cháy đen sau vụ nổ
Nhiều thi thể nạn nhân bị nghiền nát dưới các mảnh vỡ
Lực lượng cứu hộ tìm cách đưa các thi thể ra ngoài
Một thi thể nạn nhân được tìm thấy và đưa tới bệnh viện
Đây không phải là lần đầu tiên không quân Indonesia phải hứng chịu những thảm họa máy bay khiến nhiều người thiệt mạng. Năm 2012, một chiếc máy bay quân sự Fokker-27 đã đâm xuống một khu nhà ở thủ đô Jakarta, khiến 11 người thiệt mạng.
Hồi tháng Tư vừa qua, một chiếc F-16 cũng đã bốc cháy khi chuẩn bị cất cánh từ căn cứ quân sự ở thủ đô Jakarta, buộc phi công phải vội vàng nhảy ra ngoài khi lửa và khói bốc lên dữ dội trong buồng lái.
Theo Trí Dũng (AP / Danviet.vn)
Sau các thảm họa máy bay: Hàng không Việt thay đổi thế nào?
Sau vụ tai nạn của Hãng hàng không Đức Germanwings tại Pháp, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không thực hiện quy định mới nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến bay.
Tiếp viên hàng không tới đây sẽ tham gia đảm bảo an ninh buồng lái. Ảnh: Sỹ Lực.
Xem xét lại an ninh buồng lái
Trao đổi với PV Tiền Phong, một đại diện Hãng Hàng không Jetstar Pacific (JP) cho hay, sau sự việc ngày 11/9/2001 tại Mỹ, hàng không thế giới đã có sự thay đổi nhằm ngăn chặn sự xâm nhập buồng lái từ bên ngoài. Vụ việc hãng bay của Đức tại Pháp vừa qua lại đặt ra yêu cầu đảm bảo an toàn ngay từ trong buồng lái, tránh rủi ro từ chính phi hành đoàn. "Sau sự kiện vừa qua, nhiều hãng hàng không trên thế giới xem xét lại vấn đề an ninh ngay trong buồng lái" - vị đại diện này nói.
Đại diện hãng này cho hay, việc đảm bảo an ninh buồng lái có nhiều biện pháp nghiệp vụ ngặt nghèo. Với JP, ngoài việc tuân thủ các quy định trong nước, tiêu chuẩn quốc tế, còn được sự hỗ trợ áp dụng quy chuẩn an toàn của các cổ đông chính là Vietnam Airlines (VNA) và Tập đoàn Qantas (Qantas Airways - Australia).
Với biện pháp của Cục Hàng không, vị này cho rằng, đây là một biện pháp hợp lý, không phải tăng người nhưng có thể tăng cường kiểm soát buồng lái. "Ở các chặng bay trên dưới 1 giờ, thời gian tác nghiệp của tiếp viên tương đối ngắn, lượng công việc nhiều. Để khắc phục, phi công cần thực hiện các nhu cầu cá nhân trước chuyến bay để hạn chế tối đa việc rời khỏi buồng lái, trong trường hợp phi công có nhu cầu vẫn phải bố trí tiếp viên trưởng vào buồng lái theo đúng nguyên tắc 2 người" - vị này nói.
Hãng đang vận hành hệ thống an toàn (SMS - Safety Management System) đã được chấp thuận bởi Cục Hàng không Việt Nam, tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế - IATA, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và Hãng hàng không quốc gia Úc - Qantas Airways.
Quy định về số người trong buồng lái có từ 2005
Với Hãng Hàng không quốc gia (VNA), quy định về số người luôn có mặt trong buồng lái đã có trong tài liệu quy định về hoạt động khai thác bay (của hãng) được Cục Hàng không phê chuẩn và áp dụng từ 2005, bản mới nhất được Cục phê chuẩn năm 2014. Tài liệu này có nội dung: "Trước khi có người lái nào rời buồng lái vì bất kể lý do gì, phải gọi một tiếp viên vào và tiếp viên đó phải ở trong buồng lái cho tới khi người lái quay trở lại".
Hiện VNA đang áp dụng hệ thống quản lý an toàn được Hãng xây dựng, Cục Hàng không phê chuẩn từ năm 2009. Trong đó có một phần quan trọng là Hệ thống nhận dạng mối nguy hiểm và quản lý rủi ro. Một trong những nội dung của hệ thống là quản lý "sức khỏe phi công lớn tuổi, lạm dụng rượu bia chất có cồn, chất gây nghiện". Theo đó, khi phát hiện có nhân viên vi phạm trong khoảng thời gian trước và trong quá trình làm nhiệm vụ, nhà khai thác có quyền không cho phép thực hiện chuyến bay.
Ngoài ra, VNA đang ở trong giai đoạn đầu triển khai dự án gọi là Quản lý rủi ro tiềm ẩn từ sự mệt mỏi của tổ bay bắt đầu từ cuối 2014 và dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2017, trình cơ quan chức năng phê chuẩn. Đây là dự án được VNA xây dựng theo yêu cầu của ICAO, nhằm xây dựng, theo dõi chế độ ngủ và nghỉ ngơi của tổ bay một cách chi tiết hơn, giúp công tác phân lịch bay hiệu quả hơn nhằm đảm bảo cho phi công, tiếp viên luôn giữ được sự tỉnh táo.
Theo Tiền Phong
Hai máy bay Indonesia đâm nhau tại triển lãm LIMA ở Malaysia Chiều 15-3, hai máy bay KT-1B trong đội bay biểu diễn 6 chiếc của Indonesia đã đâm vào nhau, khi đang bay trình diễn trên bầu trời gần sân bay Langkawi của Malaysia. Vụ tai nạn xảy ra khi đội bay của không quân Indonesia đang luyện tập để chuẩn bị trình diễn tại Triển lãm hàng không - hàng hải Langkawi 2015...