Máy bay Pháp hạ cánh khẩn vì nứt kính giữa không trung
Một máy bay của hãng hàng không Pháp Air France phải hạ cánh khẩn cấp tại Birmingham, Anh vì nứt kính chắn gió giữa không trung.
Theo Dailymail, sự cố xảy ra với máy bay Avro RJ85 hôm 16/11
Chuyến bay số hiệu AF1117 của hãng hàng không Pháp khởi hành từ sân bay Dublin, Ireland khoảng 17 giờ 40 phút và dự kiến hạ cánh tại sân bay Charles de Gaulle, Pháp vào khoảng 20 giờ 35 phút.
Tuy nhiên, cửa kính máy bay bị nứt giữa không trung buộc phi công phải thay đổi đường bay và cho máy bay hạ cánh khẩn tại sân bay Birmingham, Anh. Tại thời điểm gặp sự cố, máy bay chở theo 86 người.
Phát ngôn viên của hãng không Air France cũng lên tiếng xác nhận sự việc và cho biết, việc chuyển hướng tới hạ cánh khẩn tại Birmingham để đảm bảo an toàn. Hãng này đã sắp xếp chuyến bay cho các hành khách tới Paris sau đó.
Theo Phạm Linh/ Dailymail
Video đang HOT
Tiền Phong
Phút cuối kinh hoàng trên máy bay Air France gặp nạn
Hai trong số ba viên phi công của Air France đang ngủ, khi chiếc máy bay gặp nguy hiểm trong vùng thời tiết xấu.
Các thông tin khủng khiếp về những phút cuối của chuyến bay 447 đã được tiết lộ, khi người ta tiến hành một cuộc điều tra mới về thảm họa liên quan tới chiếc Airbus 330.
Chuyến bay 447 của Air France gặp nạn trên đường từ Rio de Janeiro tới Paris vào ngày 1/6/2009. Toàn bộ 228 hành khách, tổ tiếp viên và phi công đều thiệt mạng.
Được đăng tải trên tạp chí Vanity Fair số tháng 10, báo cáo đã đưa ra những câu hỏi đáng sợ về sự an toàn trên các chuyến bay chở khách dân sự và "văn hóa" của các viên phi công Air France.
Trích đoạn ghi âm cuộc nói chuyện giữa các phi công David Robert, 37 tuổi, Pierre-Cedric Bonin, 32 tuổi và Marc Dubois, 58 tuổi, cho thấy hai trong số họ đang ngủ khi máy bay gặp nguy hiểm trong vùng bão.
Nhắc tới vai trò của viên phi công Bonin, người mới có vài trăm giờ bay, báo cáo viết: "Mặc kệ thời tiết còn xấu và viên phi công đang điều khiển máy bay còn non tay, (cơ trưởng) Dubois vẫn quyết định đi ngủ".
Người đứng đầu cuộc điều tra, ông Alain Boullard, cho biết: "Nếu cơ trưởng tiếp tục lái máy bay qua dải hội tụ liên nhiệt đới, thì cùng lắm ông ấy cũng chỉ phải thức thêm không quá 15 phút. Và với kinh nghiệm của ông ấy, sự việc có thể đã có cái kết khác".
"Nhưng, tôi không tin ông ta rời vị trí vì quá mệt mỏi, mà có lẽ đó là một hành vi thông thường, một phần của văn hóa phi công Air France".
"Cho dù việc ông ấy rời vị trí không hề trái luật, song điều đó vẫn đáng ngạc nhiên. Nếu bạn là người chịu trách nhiệm về hậu quả, bạn sẽ không bỏ đi ngủ khi đang đối mặt với một tình huống quan trọng như thế", Alain Boullard cho biết thêm.
"Tối qua, tôi ngủ không đủ giấc. Chỉ có mỗi một tiếng, không thể nào đủ được", Dubois nói trước khi rời vị trí để đi ngủ.
Trong khi đó, tại khoang nghỉ ở phía sau buồng lái, viên phi công Robert cũng đang "ngon giấc", báo cáo cho hay.
Như vậy, theo báo cáo, "vào đêm 31/5/2009, rõ ràng là các viên phi công trên chuyến bay 447 đã không phục vụ các hành khách hết trách nhiệm".
Chưa hết, khi máy bay bị mất áp lực và bộ cảm biến tốc độ không khí bị hỏng, các viên phi công lại nâng mũi máy bay lên, thay vì phải hạ thấp xuống, để đối phó với tình trạng mất áp lực.
Sau khi bộ cảm biến không khí bị hỏng, Dubois đã quay lại buồng lái, song vào thời điểm đó, mọi người đã hoảng loạn.
Robert nói: "Chúng ta sắp đâm. Sao lại có thể như thế được. Điều gì đang xảy ra vậy?".
Tiếp đó có tiếng của Robert hoặc Bonin: "Chúng ta sẽ chết trước khi hành trình kết thúc". Không lâu sau, chiếc máy bay đã đâm xuống Đại Tây Dương.
Mất hai năm, thi thể các nạn nhân mới được vớt lên từ đáy biển sâu, cùng với những thông tin cần thiết như thiết bị ghi âm giọng nói trên chuyến bay.
Theo Vietnamnet
Thêm nhiều hãng hàng không huỷ chuyến tránh dịch Ebola Các quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone, nơi đại dịch Ebola hoành hành, đang ngày càng bị cô lập khi có thêm nhiều hãng hàng không huỷ chuyến bay đến đây. Các hãng hàng không đã huỷ hơn 1/3 số chuyến bay quốc tế đến 3 quốc gia đang xảy ra đại dịch Ebola ở Tây Phi vì lo ngại loại virus...