Máy bay Pakistan rơi khiến 97 người chết vì không mở càng hạ cánh?
Càng hạ cánh không mở, máy bay tiếp cận đường băng với tốc độ quá nhanh và phi công đã bỏ qua cảnh báo của kiểm soát không lưu có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn.
Vụ tai nạn của hãng hàng không Pakistan xảy ra vào tuần trước làm dấy lên câu hỏi về cách phi công có thể chuẩn bị hạ cánh mà không mở càng hạ cánh, khi máy bay phản lực của họ được trang bị đầy đủ các thiết bị để ngăn phi công làm như vậy, Bloomberg cho biết.
Các phi công đã cố gắng hủy việc hạ cánh và kéo máy bay lên trời, nhưng động cơ đã mất lực đẩy. Chiếc Airbus A320 rơi xuống khu dân cư khi các phi công cố gắng đưa máy bay trở lại đường băng.
Vụ tai nạn khiến 97/99 người trên máy bay thiệt mạng. Đội cứu hộ đã tìm thấy hộp đen từ đống đổ nát và có thể sớm tìm ra nguyên nhân của vụ tai nạn.
“Tôi không thể tin được rằng phi công trên máy bay hiện đại như A320 với rất nhiều hệ thống cảnh báo sẽ cố gắng hạ cánh mà không mở càng hạ cánh”, John Cox một nhà tư vấn an toàn hàng không trước đây từng lái A320 cho biết.
Ngoài thủ tục trên buồng lái được thiết kế để đảm bảo phi công không cố gắng hạ cánh mà không có bánh đáp, các máy bay phản lực hiện đại như A320 có nhiều hệ thống báo động bằng âm thanh và ánh sáng được thiết kế để cảnh báo cho phi hành đoàn nếu họ quên mở càng hạ cánh, hoặc thiết bị không hoạt động.
Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy sau khi máy bay rơi xuống khu dân cư. Ảnh: CNN
“Máy bay sẽ liên tục đưa ra cảnh báo nếu bạn ở gần mặt đất mà không có càng hạ cánh”, ông Cox nói.
Cú hạ cánh bất thường
Khi chuyến bay số hiệu 8303 từ Lahore đến gần sân bay quốc tế Jinnah của thành phố Karachi vào chiều 22/5, kiểm soát không lưu nhận thấy máy bay đang hạ độ cao trên con đường không thích hợp, theo một báo cáo được trích dẫn bởi Sky News.
Một nhân viên kiểm soát không lưu đã cảnh báo phi công và yêu cầu họ hiệu chỉnh đường bay. “Chúng tôi rất thoải mái, chúng tôi có thể làm được”, tiếng của phi công đáp lại cảnh báo của kiểm soát không lưu trong một đoạn ghi âm được đăng trên trang web LiveATC.net.
Hai lần khi máy bay ở gần đường băng, kiểm soát không lưu tiếp tục cảnh báo phi công đổi hướng và thay đổi cách tiếp cận đường băng của họ. Một lần nữa phi công từ chối thay đổi đường bay và trả lời trên radio rằng anh ta rất thoải mái và chuẩn bị hạ cánh trên đường băng số 25 bên trái.
Các phi công không hề nhắc đến việc họ gặp vấn đề với thiết bị hạ cánh hoặc sự cố khẩn cấp nào khác trong quá trình liên lạc với kiểm soát không lưu.
Theo báo cáo từ cơ quan điều tra như, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ và Quỹ an toàn bay phi lợi nhuận, việc tiếp cận đường băng ở tốc độ nhanh như vậy là một hành động khá bất thường.
Tại sao phi công vẫn hạ cánh khi bánh đáp không mở vẫn là một ẩn số lớn. Ảnh: AP.
Sau nhiều lần cảnh báo, kiểm soát không lưu đã cho phép máy bay hạ cánh. Phi công trả lời rằng “ok” trong nền nhạc có thể nghe thấy tiếng chuông cảnh báo từ buồng lái, theo đoạn ghi âm giữa phi công và kiểm soát không lưu.
“Máy bay đã vượt xa tốc độ bình thường khi nó ở gần đường băng. Họ đi quá nhanh cho một cuộc hạ cánh thông thường”, Jeffrey Guzzetti, cựu điều tra viên tại Cục Hàng không liên bang Mỹ nói.
Tốc độ tiếp cận quá nhanh không chỉ làm tăng nguy cơ trượt khỏi đường băng, mà còn gây thêm áp lực cho phi công để làm chậm tốc độ của máy bay và có thể dẫn đến những sai lầm khác.
Hủy hạ cánh bất thành
Dữ liệu của Flightradar24, một ứng dụng theo dõi lộ trình máy bay, cho thấy chiếc A320 bay với tốc độ 375 km/h khi tới gần đường băng và chậm lại khoảng 327 km/h khi cất cánh trở lại. Khi máy bay tiếp cận gần đường băng, động cơ của nó để lại vệt khói màu đen ở độ cao 1,3 km kể từ khi bắt đầu quá trình hạ cánh, theo video được ghi lại của sân bay.
Video cho thấy máy bay dường như nhảy lên giữa không trung trong 3 lần. Sau đó, một phi công trên máy bay đột nhiên thông báo hủy hạ cánh với kiểm soát không lưu và cất cánh lên lại. Chiếc máy bay đã bay lên độ cao khoảng 900 m, nhưng không thể giữ được độ cao.
“Chúng tôi đang mất động cơ”, một phi công thông báo qua radio và phát tín hiệu cấp cứu. Máy bay đã rơi xuống khu dân cư vài phút sau đó. Người ta vẫn chưa thể xác định lý do tại sao 2 động cơ đột ngột mất lực đẩy cùng lúc, sau khi chúng hoạt động đủ tốt để đưa máy bay lên độ cao hơn 900 m.
Việc máy bay mất 2 động cơ cùng lúc hiếm khi xảy ra và thường do thiệt hại trên đường băng hoặc vấn đề với cung cấp nhiên liệu. Các chuyên gia an toàn hàng không cho rằng việc phi công hạ cánh mà không mở càng hạ cánh là rất bất thường.
Phát ngôn viên của hãng hàng không Pakistan đã từ chối bình luận về thông tin mà các chuyên gia hàng không đưa ra. Phát ngôn viên của Airbus đã truy vấn chính quyền Pakistan về vấn đề nhưng không nhận được câu trả lời.
Khoảnh khắc cuối cùng trước khi máy bay Pakistan lao xuống mặt đất Camera ghi lại cảnh chiếc máy bay chở gần 100 người bị rơi xuống các tòa nhà ở thành phố Karachi, Pakistan.
Hé lộ nguyên nhân vụ rơi máy bay thảm khốc khiến 97 người chết tại Pakistan
Phân tích dữ liệu chuyến bay và băng hình tại buồng lái cho biết nguyên nhân vụ tai nạn máy bay 8303 của Hãng hàng không Pakistan khiến 97 người thiệt mạng có thể do phi công đã quên hạ bánh máy bay trước khi hạ cánh.
Vụ tai nạn trên chiếc Airbus A320 của hãng hàng không Pakistan khiến 97/99 người trên máy bay thiệt mạng (Ảnh: AP)
Theo các chuyên gia, cơ trưởng Sajjad Gull và tổ bay của ông đã hủy việc hạ cánh lần đầu khi nhận ra sai lầm của mình, nhưng cả hai động cơ đều ngưng hoạt động khi các phi công cố gắng quay đầu máy bay để hạ cánh lần thứ hai. Hậu quả là chiếc máy bay lao vào khu dân cư gần Sân bay Quốc tế Jinnah ở thủ đô Karachi, khiến 97 trong số 99 người trên máy bay thiệt mạng.
Cơ trưởng Amit Singh, một chuyên gia về an toàn hàng không, đã nêu chi tiết những gì ông tin là một loạt lỗi nghiêm trọng của Cơ trưởng Gull trên tờ Times of India.
Khi phân tích các đoạn băng hình ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của Cơ trưởng Gull trong các cuộc gọi với bộ phận kiểm soát không lưu, ông Singh cho biết có thể nghe thấy tiếng chuông cảnh báo đặc biệt ở phía sau. Loại chuông này được thiết kế để cảnh báo rằng phi công đang có thao tác hạ cánh máy bay không chính xác, ví dụ như chưa hạ bánh máy bay.
Dù không thể lý giải nổi điều gì đã khiến một phi công có kinh nghiệm như Sajjad Gull có thể mắc sai lầm cơ bản như vậy, cơ trưởng Singh cho rằng câu trả lời có thể nằm trong dữ liệu chuyến bay.
Chiếc máy bay gặp trục trặc động cơ khí sau lần đầu tiếp đất không thành công và đã lao thẳng vào một khu dân cư gần Sân bay Quốc tế Jinnah (Ảnh: Getty)
Thông tin được thu thập từ radar hoạt động 24 giờ trên chuyến bay 8303 cho thấy chiếc máy bay thực hiện việc tiếp cận sân bay Jinnah khi vẫn đang ở độ cao hơn 762 mét, hơn cả mức chiều cao được quy định để thực hiện việc hạ cánh.
Điều đó có nghĩa là việc hạ cánh ban đầu của máy bay được thực hiện với tốc độ nhanh tới 609.6 mét/phút, và chỉ hạ xuống 304.8 mét/phút trong khoảng thời gian cuối. Dựa trên dữ liệu, bộ phận kiểm soát không lưu đã hai lần yêu cầu máy bay của Pakistan Airlines từ bỏ cách hạ cánh nói trên.
Một chuyên gia hàng không giấu tên khác cho hay có khả năng một "cách tiếp cận không ổn định" khiến phi công bị xao nhãng và không nghe thấy bất kỳ tín hiệu cảnh báo nào.
"Thực tế cho thấy, giọng nói của cơ trưởng Gull có vẻ rất bình tĩnh khi điện đàm với bộ phận không lưu phần nào khẳng định ông ấy không nghe thấy chuông cảnh báo," người này cho biết.
Tuy nhiên, đoạn thu âm từ bộ phận kiểm soát không lưu được công bố bởi các phương tiện truyền thông Pakistan lại xác nhận rằng Cơ trưởng Gull đã báo cáo lỗi động cơ và đánh tín hiệu cầu cứu trước khi gặp sự cố.
Hình ảnh được chụp từ mặt đất cũng cho thấy bánh máy bay vẫn chưa được hạ xuống và có vẻ như mặt dưới của một trong 2 động cơ máy bay bị hư hỏng. Chúng cũng cho thấy sự xuất hiện của một thiết bị turbine chạy điện gió trên máy bay, điều chỉ được nhìn thấy khi động cơ máy bay gặp vấn đề.
Nhiều giả thuyết cho rằng trục trặc động cơ là nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn máy bay (Ảnh: Daily Mail)
Các manh mối khác còn đến từ những mảnh vỡ của máy bay. Nhiều chuyên gia nhận định việc cánh quạt bên trong cả hai động cơ phản lực dường như còn nguyên vẹn chứng tỏ chúng không quay khi vụ tai nạn xảy ra.
Một cơ trưởng Airbus A320 giấu tên khác tiết lộ hiện vẫn "chưa thể xác nhận các động cơ trên máy bay có tiếp xúc với bề mặt đường băng trong lần thử hạ cánh đầu tiên hay không."
"Nhưng khi xem qua các bức ảnh của máy bay khi nó rơi tự do trên trời, dường như điều này cũng có khả năng xảy ra," người này cho biết, "Nó được thể hiện qua các dấu hiệu hư hỏng ở phần dưới của cả 2 động cơ máy bay mà chúng ta có thể thấy rõ từ các bức ảnh."
Một phái đoàn của Airbus đã có mặt tại Pakistan từ hôm 25.5 để tiến hành điều tra tại hiện trường vụ tai nạn. Người phát ngôn của Hãng hàng không Pakistan cho biết sẽ "hỗ trợ tất cả những gì có thể cho cuộc điều tra, bao gồm cả việc giải mã hộp đen trên máy bay".
Máy bay Pakistan rơi: Phi công 2 lần phớt lờ cảnh báo nguy hiểm của kiểm soát không lưu Phi công của máy bay Airbus A320 của Hãng hàng không quốc tế Pakistan (PIA) rơi xuống khu dân cư ở Karrachi được báo cáo là đã phớt lờ cảnh báo của kiểm soát không lưu về độ cao và tốc độ của máy bay khi chiếc máy bay tiếp cận hạ cánh. Hiện trường vụ tai nạn máy bay. Theo đó, Airbus...