Máy bay Nga Mỹ chạm mặt ở Syria: Giải thích lạ
Ngày 14/10, Nga cho biết một trong những chiến đấu cơ đã tiếp cận máy bay chiến đấu của Mỹ trong không phận Syria là nhằm phục vụ mục đích nhận dạng.
Thực địa căng thẳng
Chiến đấu cơ Nga, trong đó có Su-30M đang ném bom các mục tiêu của IS ở Aleppo thì hệ thống cảnh báo “phát hiện khí thải từ một vật thể bay không xác định” – người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói.
“Chiến đấu cơ của chúng tôi quay lại và bay cách xa vật thể khoảng 2-3km, không nhằm mục đích dọa ai đó, mà chỉ để xác định vật thể nghi vấn và xem nó là của ai” – ông Konashenkov cho biết trong một tuyên bố.
Nga bắt đầu chiến dịch không kích IS ở Syria từ ngày 30/9.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, “đây không phải là trường hợp đầu tiên”, đồng thời bổ sung, các phi công Nga thường nhận ra chiến đấu cơ và máy bay do thám Mỹ trong khoảng cách nhận diện bằng mắt.
Đại tá Mỹ Steven Warren, người phát ngôn liên minh do Mỹ dẫn đầu, cho biết trước đó máy bay Mỹ đã phải tách xa nhiều km, vì lo ngại tình trạng đông đúc trên bầu trời Syria có thể dẫn đến va chạm trên không.
Theo người phát ngôn, tất cả phi công đều có “hành động thích hợp”, tuy nhiên khoảng cách giữa các máy bay như vậy là nguy hiểm.
Video đang HOT
Đàm phán tiến triển
Trong khi đó, tại bàn đàm phán, quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ và Nga đã kết thúc tham vấn vòng thứ ba về vấn đề quy tắc ứng xử trên không ở Syria, đang đi đến quyết định cuối cùng nội dung của một bản ghi nhớ để xác lập các quy tắc an toàn cơ bản, tránh để máy bay chiến đấu của hai bên đụng nhầm vào nhau.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hội nghị video vào ngày 14/10 “đạt được tiến triển”, hội nghị đã tiến hành tham vấn riêng về vấn đề thực hiện trật tự an ninh.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đối với một số điều khoản quan trọng của văn kiện này trong tương lai, lập trường của hai bên là thống nhất.
Cả Nga và Mỹ “đồng thuận về các khía cạnh kỹ thuật” về cách các bên trong thỏa thuận thực hiện để đảm bảo an toàn cho phi công của họ, nhưng vẫn có một số chi tiết cuối về từ ngữ trong thỏa thuận cần được bàn luận, một quan chức Mỹ giấu tên nói.
Nga bắt đầu chiến dịch không kích IS ngày 30/9 theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong khi Mỹ cũng dẫn đầu một liên minh bao gồm hơn 60 quốc gia tiến hành ném nom IS từ hơn một năm nay.
Ngoài đàm phán về an toàn hàng không, hai bên hiện chưa đạt được sự hợp tác nào mang tính đột phá nhằm tiêu diệt tận gốc phiến quân IS, chấm dứt xung đột tại Syria.
Gia Hân (Tổng hợp)
(Theo_Báo Đất Việt
Anh không cho phép bắn máy bay Nga ở Syria-Iraq
Anh ra thông báo bác bỏ thông tin cho phép phi công RAF được bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga trên không phận SyriaIraq.
Bộ Ngoại giao Anh ngày 11/10 đã ra thông báo bác bỏ thông tin cho rằng nước này cho phép máy bay chiến đấu của Không lực Hoàng gia Anh (RAF) được phép bắn hạ máy bay chiến đấu Nga tại Syria và Iraq.
Trong thông báo, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Anh khẳng định một tùy viên quân sự nước này đã được triệu tập tới một cuộc họp ở Bộ Quốc Phòng Nga để xác minh độ chính xác của thông tin được truyền thông đăng tải về việc cho phép máy bay chiến đấu Anh bắn hạ máy bay Nga ở không phận Syria-Iraq.
Đại sứ Nga ở London Alexander Yakovenko cho biết, ông "khẩn thiết yêu cầu giải thích" về thông tin kể trên từ Bộ Ngoại giao Anh.
Máy bay chiến đấu Tornado tham gia chiến dịch Shader (Ảnh: IBT)
Tại cuộc họp này, tùy viên quân sự của Anh đã khẳng định thông tin trên là không chính xác song cũng bày tỏ quan ngại về chiến dịch không kích của Nga tại Syria. London cho rằng, điều này chỉ làm phức tạp thêm tình hình ở quốc gia Trung Đông này.
Trước đó, truyền thông Anh đưa tin, trên không phận Iraq, các phi công của Không lực Hoàng gia Anh (RAF) và phi công Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được lệnh tránh va chạm với chiến đấu cơ Nga bằng mọi giá, tuy nhiên, phải sẵn sàng tấn công nếu va chạm hoặc bị không quân Nga bắn nhầm.
Các nguồn tin quân sự Anh nhấn mạnh các phi công RAF được lệnh tránh va chạm với các máy bay Nga "bằng mọi giá," song cảnh báo phi công phải sẵn sàng tấn công máy bay Nga "nếu mạng sống của họ phụ thuộc vào điều này".
Các máy bay Tornado của RAF, được trang bị tới bốn tên lửa không đối không tầm ngắn ASRAAM. Mỗi tên lửa có giá 200.000 bảng Anh, tốc độ bay khi bắn ra gấp 3 lần tốc độ âm thanh (khoảng 2.300 dặm/ giờ).
Phi công Anh được lệnh bắn hạ máy bay Nga tại Iraq nếu xảy ra đụng độ - Ảnh: Máy bay MiG-29 của Nga
Hiện, liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu đang tiến hành không kích Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại cả Iraq và Syria. Còn không quân Nga từ 30/9 đã bắt đầu không kích Syria và đến nay, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow chưa nhận được đề nghị của Iraq về việc tiến hành không kích IS tại nước này.
Tối 10/10, giới chức quân sự Nga, Mỹ đã đạt được những tiến triển nhất định nhằm tránh xảy ra va chạm giữa máy bay chiến đấu của liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu và máy bay chiến đấu Nga tại Syria.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Peter Cook cho biết: "Các cuộc thảo luận tập trung vào việc thực thi các quy trình an toàn cụ thể. Hai bên đã đạt được tiến bộ và sẽ tiếp tục bàn thêm trong tương lai gần".
Mỹ đề xuất với Nga cách đảm bảo an toàn cho máy bay chiến đầu như sử dụng chung một tần số vô tuyến quốc tế trong trường hợp khẩn cấp. Đến nay chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Các phi công đều biết rõ vị trí của nhau.
Vũ Phong (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nhà Trắng tuyên bố bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông Báo chí Mỹ ngày 8-10 (giờ địa phương) đồng loạt đăng tin hải quân Mỹ đã chính thức dự kiến trong vài ngày tới sẽ điều động tàu đến khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo ở biển Đông và kế hoạch này chỉ còn chờ Nhà Trắng thông qua. Từ năm 2012, hải quân Mỹ đã không hoạt động...