Máy bay Nga được bảo vệ bằng “áo giáp” mới
Theo hãng RIA Novosti, khả năng tự bảo vệ của các máy bay quân sự Nga sẽ tăng lên rất nhiều khi được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mới.
Nguồn tin dẫn lời Phó Tổng giám đốc thứ nhất của Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử lớn nhất của Nga (KRET), ông Igor Nasenkov cho biết:
“Chúng tôi đang phát triển hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến để bảo vệ các máy bay và trực thăng. Nó sẽ được cải thiện thông số kỹ thuật so với hệ thống phòng thủ Vitebsk, sử dụng các nguyên tắc hoạt động vật lý, có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công trong toàn bộ phạm vi của phòng không”.
Theo tiết lộ của KRET, nhiệm vụ của hệ thống Vitebsk là sự bảo vệ máy bay từ tất cả các tên lửa dẫn hồng ngoại. Một số biến thể của “Vitebsk” đã đi vào phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga.
Trực thăng tấn công Ka-52 của Nga.
Vị lãnh đạo của KRET cho biết thêm: “Thành phần cơ bản của Vitebsk là trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP có mã hiệu L-370-3S. Trạm này có tốc độ cao hơn loại analog ở các tổ hợp khác, như Sorbtsiya của Su-27, Gerdeniya của MiG-29″.
Video đang HOT
Ông này nói rõ, Vitebsk không chỉ đánh giá phát xạ của radar đối phương, mà đồng thời “chế áp” tín hiệu trong dải tần rộng hơn. Ngoài TsSAP, tổ hợp còn gồm hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt (TGSN). Hệ thống này dùng đèn pha laser làm mù tên lửa của địch.
Hiện nay, những thành phần riêng biệt của Vitebsk đã được lắp cho trực thăng tấn công Ka-52 với mã hiệu L-370P-2, cho máy bay vận tải Mi-8MT với mã hiệu L-370E-8, lắp cho Su-25 và trực thăng Mi-26.
Trên thực tế, trực thăng không thích hợp với trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP, do đó các trực thăng chỉ được bảo vệ chống tên lửa có đầu tự dẫn tìm nhiệt, còn thay cho đèn pha laser chỉ dùng đèn pha ánh sáng thường.
Cuối cùng, tổ hợp Vitebsk cũng được nghiên cứu chế tạo cả cho máy bay vận tải Il-476. Nhưng đến nay các nhà sản xuất máy bay và lực lượng Không quân chưa thống nhất được về khối lượng, kích thước bao hình và nơi lắp đặt tổ hợp trên khoang máy bay Il-476.
Chuyên gia quân sự độc lập, một trong những đồng tác giả cuốn sách Quân đội mới của nước Nga, ông Anton Lavrov hoan nghênh Vitebsk: “Công nghệ phòng không không dẫm chân tại chỗ, nó trở nên tinh vi. Tần số, phương pháp mã hoá tín hiệu đã thay đổi, và cơ sở cho mọi thứ ở khắp nơi là công nghệ kỹ thuật số. Vì thế tổ hợp tác chiến điện tử cho không quân này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu hiện đại”.
Ông này cũng nhất trí với quan điểm của Bộ Tư lệnh Không quân Nga khi quyết định trang bị Vitebsk trước hết cho trực thăng và máy baycường kích. Chuyên gia này nói, là chính những máy bay này hoạt động gần đối phương hơn cả, vì vậy chúng thường bị các phương tiện phòng không tấn công.
Theo Ngọc Hòa
Đất Việt
Máy bay JH-7A giúp TQ giành ưu thế tác chiến điện tử
Trang Sina phỏng đoán, máy bay ném bom JH-7A sẽ chấp cánh trong tác chiến điện tử trên không cho Không quân Trung Quốc.
Trang Sina phỏng đoán, máy bay ném bom JH-7A sẽ "chấp cánh" trong tác chiến điện tử trên không cho Không quân Trung Quốc.
Máy bay ném bom JH-7A là phiên bản nâng cấp của dòng máy bay JH-7 do Tổng Công ty Công nghiệp Tây An sản xuất. Loại máy bay ném bom này được nhìn nhận là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực giành ưu thế trong một cuộc tác chiến điện tử trên không của Trung Quốc.
Máy bay ném bom JH-7A.
Theo Sina, vấn đề yếu thế của Trung Quốc trong một cuộc tác chiến điện tử trên không nằm ở chỗ thiếu thốn các máy bay, công nghệ thấp và khả năng chiến đấu.
Quân đội Trung Quốc hiện chỉ có hai loại máy bay có thể đáp ứng trong cuộc chiến này: HD-6 (phiên bản tác chiến điện tử dùng khung gầm máy bay ném bom H-6) và Y-8G (phiên bản tác chiến điện tử dùng khung gầm máy bay vận tải Y-8). Trong khi HD-6 quá nặng, tiêu hao nhiều nguyên liệu và thời gian bay ít, thì khả năng phản công của Y-8G lại kém.
Vì vậy, JH-7A là mẫu máy bay giải quyết được các vấn đề yếu kém của phía Trung Quốc. Tất nhiên, không phải là JH-7A hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu tác chiến điện tử khi mà các khí tài hỗ trợ cho việc này cũng là thế yếu của Trung Quốc.
Máy bay ném bom JH-7A có thể mang theo các vũ khí tấn công như tên lửa chống bức xạ hay tên lửa không đối không tầm trung.
Với tầm bay 1.350 km, JH-7A là khá thích hợp trong môi trường chiến đấu hiện đại. Ngoài ra, nó cũng có thể tham gia các nhiệm vụ cùng với tiêm kích J-10, J-11.
Thiết Giáp
Theo_Kiến Thức
Krasuha-4 - siêu radar Nga có thể làm cho Mỹ khiếp sợ Báo Tấm Gương của Anh thì bình luận rằng, hệ thống radar Krasuha-4 là một trong những phương án quân sự được đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin quan tâm. Krasuha-4 Một trang web chuyên đưa tin về các hoạt động quân sự của Mỹ đưa tin cho biết gần đây Nga đã tiết lộ quá trình phát triển một hệ thống...