Máy bay Nga đưa hàng loạt người ra khỏi Syria
Một máy bay của Nga vừa từ Syria trở về Moscow vào sáng sớm hôm qua (25/6), đưa 130 người Nga và một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ rời khỏi đất nước đang bị chiến tranh dày xéo.
Một chiếc máy bay Ilyushin Il-62 cất cánh từ Latakia, một thành phố cảng chính ở miền tây bắc Syria hôm qua (25/6) chở theo 127 người, trong đó có 76 công dân Nga trên khoang để sơ tán về Moscow .
Cùng ngày, hai máy bay của Bộ Các vấn đề Khẩn cấp của Nga đã hạ cánh tại Syria , mang theo hơn 20 tấn hàng viện trợ nhân đạo cho người dân nước này.
Tính từ tháng 1 đến nay đã có hơn 600 công dân Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã được các máy bay của Bộ Các vấn đề Khẩn cấp của Nga sơ tán về nước.
Theo ước tính của đại sứ quán Nga tại Syria , có khoảng 30.000 công dân nước này đang sống tại Syria . Tuy nhiên, theo RIA Novosti, con số thực tế có thể cao hơn.
Video đang HOT
Cuộc xung đột ở Syria bắt đầu từ những cuộc biểu tình hòa bình nhằm chống lại 4 thập kỷ cầm quyền của gia đình ông Assad. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng leo thang thành một cuộc nội chiến đẫm máu và ác liệt với sự dinh líu của cả các chiến binh nước ngoài và các băng, nhóm khủng bố. Cuộc nội chiến này đang có nguy cơ biến thành một cuộc chiến sắc tộc lan rộng khắp khu vực Trung Đông.
Nga được coi là một trong số ít những đồng minh ủng hộ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho tới thời điểm này.
Theo vietbao
Nga "đền" Iran tên lửa siêu hủy diệt thay S-300
Trong một nỗ lực nhằm tránh vụ kiện 4 tỉ USD liên quan đến việc hủy bỏ hợp đồng cung cấp tên lửa S-300, Nga mới đây đã đề nghị cung cấp cho Iran một loại siêu tên lửa phòng không khác có sức mạnh đáng sợ không thua kém gì mấy so với S-300. Thông tin này vừa được nhật báo Kommersant tiết lộ trong ngày hôm nay (22/6).
Nga đang tìm mọi cách để "đền bù" cho Iran sau khi đơn phương hủy bỏ hợp đồng cung cấp S-300 cho nước Cộng hòa Hồi giáo.
Lời đề nghị hấp dẫn mới mà Nga đưa ra cho Iran là tên lửa Antei-2500 hay còn gọi là S-300VM hoặc SA-23 Gladiator, tờ Kommersant dẫn các nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.
Thỏa thuận trên có thể được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống sắp mãn nhiệm của Iran - ông Mahmoud Ahmadinejad tới thủ đô Moscow vào ngày 1/7 tới, một nhà ngoại giao Iran giấu tên cho Kommersant biết.
Iran ban đầu chỉ quan tâm đến các tổ hợp tên lửa S-300 của Nga và họ đã ký một hợp đồng mua 5 hệ thống tên lửa thiện chiến này hồi năm 2007. Tuy nhiên, hợp đồng trên đã bị hủy bỏ vào năm 2010 theo quyết định của Tổng thống Nga khi đó - ông Dmitry Medvedev. Lý do được ông Medvedev đưa ra là việc Nga cung cấp những tên lửa tinh vi S-300 cho Iran sẽ vi phạm các biện pháp trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt lên nước Cộng hòa Hồi giáo.
Tức giận trước quyết định bất ngờ của Moscow, Tehran tuyên bố sẽ kiện Nga ra tòa án quốc tế ở Geneva.
Moscow đã tìm nhiều cách để thuyết phục Tehran hủy bỏ vụ kiện, trong đó có việc đưa ra lời đề nghị cung cấp những hệ thống phòng không khác cho Iran thay vì S-300. Những lời đề nghị đó đều bị Tehran bác bỏ.
Tuy nhiên, hệ thống Antei-2500 có thể là một lựa chọn tốt hơn. Hệ thống tên lửa này không nằm trong số vũ khí được liệt kê trong các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm vào Iran. Hơn nữa, Antei-2500 còn là loại tên lửa thiện chiến, hữu ích cho nước Cộng hòa Hồi giáo để bảo vệ mình trước cuộc tấn công tên lửa có thể xảy ra từ "kẻ thù" Israel, tờ Kommersant đưa tin.
Hệ thống phòng thủ tên lửa di động và chống máy bay Antei-2500 là phiên bản mới của hệ thống phòng thủ tên lửa S-300V. Nó được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu công nghiệp, quân sự và các mục tiêu quan trọng khách mang tầm cỡ quốc gia cũng như các cụm quân chiến đấu trước các đợt tấn công của các phương tiện tấn công đường không của đối phương.
Tổ hợp tên lửa loại Antei-2500 có khả năng tiêu diệt cùng lúc 24 máy bay trong tầm bắn 200km hoặc đánh chặn đồng thời 16 tên lửa đạn đạo.
Trong khi S-300 được thiết kế cho lực lượng phòng không thì Antei-2500 được dành riêng cho lực lượng bộ binh. Điếu này sẽ đem lại lợi thế cho Iran - nước vốn có lực lượng lục quân hùng hậu.
Nga từng xuất khẩu Antei-2500 cho Venezuela. Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là khách mua tiềm năng của loại vũ khí này mặc dù chưa có hợp đồng nào chính thức được ký kết.
Theo vietbao
Mỹ - Trung Quốc 'đối mặt' ở Shangri-la Diễn đàn an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày 1/6 chỉ ra xu hướng chạy đua vũ trang và cạnh tranh quân sự đáng quan ngại. Xu hướng cạnh tranh và biểu hiện "toan tính cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế và thiếu minh bạch" đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề...