Máy bay Nga cắt đứt đường tiếp tế vũ khí của IS
Bộ Quốc phòng Nga ngày 14.10 cho biết, các cuộc không kích của nước này đã cắt đứt đường tiếp tế khí giới của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở tỉnh Aleppo, Syria.
Theo hãng tin RT, các chiến đấu cơ của Nga đã thực hiện 40 vụ không kích các mục tiêu IS trong 24 giờ qua. Các mục tiêu này nằm ở 5 tỉnh khác nhau ở Syria, bao gồm Aleppo, Hama, Idlib, Latakia và Deir ez-Zor.
“Máy bay chiến đấu Su-24M đã ném bom vào các mục tiêu của phiến quân IS gần thành phố Aleppo. Đây là nơi có nhiều nhà xưởng phiến quân sử dụng để gắn thuốc nổ lên xe dùng trong những vụ tấn công liều chết”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga ông Igor Konashenkov nói.
Máy bay chiến đấu Su-25SM cất cánh từ căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở Syria.
Ông Konashenkov cho biết, các phương tiện gắn thuốc nổ được phiến quân sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào lực lượng quân đội chính phủ Syria.
Trong chiến dịch không kích 24 giờ qua, các chiến đấu cơ Su-34, Su-24M và Su-25SM cất cánh từ căn cứ không quân Khmeimim của Nga đã phá hủy nhiều trung tâm chỉ huy, trung tâm hậu cần và vũ khí của IS ở Syria.
Một cuộc tấn công của máy bay hỗ trợ mặt đất Su-25SM gần thành phố Huraytan đã phá hủy hoàn toàn một trạm hậu cần cung cấp vũ khí và nhiên liệu của phiến quân IS. Các máy bay này cũng được sử dụng để tấn công trung tâm huấn luyện khủng bố của nhón phiến quân này ở tỉnh Idlib.
Các máy bay chiến đấu của Nga cũng ném bom vào một nhà xưởng của IS gần thành phố Aleppo. Nhà xưởng này được IS sử dụng để sửa chữa các phương tiện bọc thép và trang bị súng cối, súng máy hạng nặng và hệ thống phòng không ZU-23 cho các xe bán tải.
Video đang HOT
Theo Danviet
Tiêm kích Su-30SM Nga đọ sức F-16 Mỹ ở Syria
Su-30SM hộ tống tất cả các máy bay Nga thực hiện nhiệm vụ không kích ở Syria trong khi F-16 được Mỹ sử dụng phổ biến nhất trong chiến dịch không kích IS.
Tiêm kích Su-30SM bắn pháo sáng chống tên lửa tầm nhiệt. Ảnh: Aviationist
Ngày 13/10, BBC đưa tin Mỹ và Nga sắp tổ chức một cuộc hội đàm mới về an toàn hàng không sau khi máy bay chiến đấu của hai nước chạm mặt nhau khi đang thực hiện nhiệm vụ không kích trên bầu trời Syria. Đại tá Steve Warren, người phát ngôn quân đội Mỹ cho biết hai chiến đấu cơ của Nga và Mỹ đã "tiến vào cùng một không phận", và phi công đều nhận ra máy bay của bên kia trước khi chuyển hướng để vòng tránh.
Hôm 12/10, hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết không quân nước này đã quyết định điều chiến đấu có Su-30SM hộ tống tất cả các máy bay thực hiện nhiệm vụ không kích ở Syria, làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ giữa tiêm kích Su-30 của Nga và F-16, loại máy bay được Mỹ sử dụng phổ biến nhất trong chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Trước khi thực hiện chiến dịch không kích ở Syria, Nga đã điều ít nhất 4 chiến đấu cơ hiện đại Sukhoi Su-30SM tới căn cứ ở Latakia. Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar, Su-30SM là sự lựa chọn hợp lý của Nga cho hoạt động quân sự ở Syria, bởi chiếc tiêm kích này không chỉ được sinh ra để không chiến mà còn có thể thực hiện các nhiệm vụ ném bom tầm xa và yểm trợ cận chiến trên không.
Đây là máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi, phi công phụ ở phía sau ngồi cao hơn một chút so với phi công chính. Bố trí chỗ ngồi kiểu này giúp phi công có thể quan sát dễ dàng, bao quát tình hình xung quanh và phối hợp xử lý những tình huống phức tạp.
Theo Airforce Technology, Su-30SM là loại máy bay chiến đấu đa dụng được phát triển từ dòng máy bay Su-30MK do Sukhoi sản xuất. Máy bay được trang bị hai động cơ kiểm soát vector lực đẩy hai chiều AL-31FP, có tổng lực đẩy lên tới 25.000 kg, giúp máy bay có thể đạt được vận tốc Mach 2 (2.100 km/h). Máy bay có tầm hoạt động lên tới 3.000 km, có thể mang theo 8 tấn vũ khí. Tầm bay của Su-30SM tăng lên đáng kể khi được tiếp nhiên liệu trên không.
Là một chiếc tiêm kích đa dụng, ngoài khả năng cơ động và không chiến linh hoạt, Su-30SM còn có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền và trên biển, cũng có thể thực hiện các sứ mệnh chống tác chiến điện tử và cảnh báo sớm, thậm chí có thể là một máy bay kiểm soát và chỉ huy trong phi đội máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ chung.
Su-30SM được trang bị radar mảng pha Doppler NIIP N011M BARS, có thể theo dõi tới 15 mục tiêu đồng thời, đồng thời được gắn một radar ở phía sau đuôi để theo dõi, phát hiện các mối đe dọa đến từ phía sau như tên lửa, máy bay đối phương.
Chiến đấu cơ Su-30SM của không quân Nga. Ảnh: RT
Để thực hiện nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom khác và sẵn sàng không chiến, SU-30SM được trang bị pháo 30 mm GSh-301 với cơ số đạn 150 viên. Máy bay có 12 giá treo vũ khí bên ngoài, có thể mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau, trong đó có các loại tên lửa dẫn đường tầm nhiệt hoặc laser. Với những giá vũ khí này, Su-30SM có thể gắn 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27RE, R-27TE hoặc Vympel RVV-AE hay tên lửa tầm gần R-73. Những loại tên lửa này sẽ giúp Su-30SM đối phó với hai mục tiêu trên không cùng một lúc.
Khi thực hiện nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom hoạt động trên không phận Syria, Su-30SM nhiều khả năng sẽ thường xuyên chạm mặt tiêm kích F-16, loại máy bay chiến đấu được Mỹ và đồng minh sử dụng rất phổ biến trong chiến dịch không kích phiến quân IS. Mới đây, Mỹ cũng đã chuyển nhiều chiến đấu cơ F-16 tới căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các cuộc không kích IS.
Đối thủ F-16
Theo chuyên gia Majumdar, phần lớn các chiến đấu cơ F-16 hiện nay của Mỹ chưa được lắp đặt radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) giống như trên máy bay F-15C nâng cấp. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho phi công F-16 trong việc phát hiện mục tiêu và giao chiến ở khoảng cách xa, ngoài tầm nhìn thị giác của phi công. Không quân Mỹ đã ý thức được điều này và lên kế hoạch nâng cấp khoảng 300 chiếc F-16, nhưng chương trình này đã bị hủy bỏ vì cắt giảm ngân sách.
Ngoài khẩu pháo đa nòng 20 mm M61A1 với thiết bị ngắm được tích hợp trong buồng lái, F-16 có 9 giá treo vũ khí ở bên ngoài, có thể mang theo nhiều loại tên lửa không đối không như AIM-9X Sidewinder, AMRAAM, Sparrow, Skyflash. Vì là một chiếc tiêm kích đa dụng, F-16 còn được trang bị các loại vũ khí tấn công mặt đất như tên lửa Maverick, HARM và Shrike, hoặc tên lửa chống hạm Harpoon và Penguin. Máy bay cũng có thể thả các loại bom dẫn đường chính xác như CBU-97, CBU-89 hay bom JDAM và WCMD.
Với những vũ khí này, F-16 sẽ là một đối thủ rất đáng gờm khi chạm mặt đối phương ở khoảng cách gần, trong tầm nhìn của phi công, nơi kỹ năng của phi công và tính năng của các loại tên lửa tầm gần đóng vai trò quyết định. Khi không chiến tầm gần, khả năng cơ động linh hoạt của F-16 có lợi thế rất lớn, và điều này đã được chứng minh trong bài kiểm tra gần đây của Mỹ, khi F-16 dễ dàng "hạ gục" tiêm kích bom hiện đại F-35 của Mỹ.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các loại tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn đầy uy lực như R-73 của Nga hay AIM-9X của Mỹ, các cuộc không chiến tầm gần rất dễ biến thành những cuộc tấn công "lưỡng bại câu thương", dẫn đến kết cục cả hai bên đều thiệt hại. Những vụ tấn công kiểu thế này không phải là những gì các phi công được đào tạo ở trường huấn luyện.
Tiêm kích F-16 của Mỹ phóng tên lửa. Ảnh: USAF
Bởi vậy, chuyên gia Majumdar đánh giá Su-30SM của Nga sẽ có lợi thế hơn so với F-16 trong những cuộc đối đầu trên không, khi hệ thống radar của nó có thể giúp phát hiện và ngắm bắn mục tiêu từ xa. Còn khi tác chiến ở tầm gần, tất cả phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và độ "lỳ" của phi công trên mỗi chiếc máy bay.
Ông này cũng chỉ ra rằng Nga hiện mới chỉ có khoảng 4 chiếc Su-30SM ở Syria, nên khó có thể duy trì nhiệm vụ hộ tống được thường xuyên, và cũng không thể tạo thành được một lực lượng răn đe mạnh. Trong khi đó, ở Trung Đông Mỹ còn có sự hiện diện của nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại khác có thể đọ sức ngang ngửa, thậm chí là vượt trội hơn Su-30SM, chẳng hạn như F-15C hay tiêm kích F-22 Raptor.
Giới phân tích nhận định rằng bất cứ cuộc đụng độ nào nổ ra từ những vụ chạm mặt giữa chiến đấu cơ Nga-Mỹ trên bầu trời Syria cũng có thể dễ dàng bùng nổ thành một cuộc xung đột nguy hiểm có thể lan rộng ở quy mô toàn cầu. Bởi vậy, Mỹ và Nga cần thiết phải có những hành động để tránh nguy cơ xung đột trên không, trong bối cảnh cả hai nước vẫn đang tăng cường chiến dịch không kích chống IS ở Syria, chuyên gia Tim Eaton thuộc tổ chức tư vấn Chatham House ở London, nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Máy bay Mỹ và Nga lại chạm mặt nhau ở Syria Trong khi Mỹ và Nga tiếp tục đàm phán về các quy định an toàn bay cho các phi công thực hiện không kích tại Syria, lại xuất hiện thêm vụ máy bay 2 nước chạm mặt nhau. Tiêm kích F/A-18F của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay Theodore Roosevelt tham gia chiến dịch chống IS tại Iraq và Syria - Ảnh:...