Máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới của Nga
Nga đang phát triển dự án PAK-DA nhằm chế tạo một thế hệ máy bay ném bom mới với kiểu cánh hỗn hợp, thiết kế cận âm.
Nga chế tạo máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới. Ảnh minh họa: Press TV
PAK-DA ra đời nhằm thay thế các phi đội máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear, Tu-160 Blackjack và có thể cả Tu-22M Blackfire. Tuy nhiên, do ngân sách hạn chế, PAK-DA phải hạ thấp hiệu suất và khả năng dự kiến.
Lúc đầu, PAK-DA được thiết kế không chỉ tàng hình mà còn bay với tốc độ rất nhanh, có thể coi là siêu thanh. Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị thay đổi và giờ đây, PAK-DA được xác nhận là sẽ bay ở tốc độ cận âm, với thiết kế tập trung vào các khả năng tầm xa và tải trọng lớn hơn mọi máy bay ném bom hiện nay.
Với thiết kế cánh hỗn hợp gắn liền với khung máy bay, tương tự X-48 của NASA, hình dáng chiếc phi cơ mới của Nga gần giống với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK-FA.
Video đang HOT
Cục Thiết kế Tupolev nổi tiếng của Nga cho biết đã hoàn thành bản vẽ PAK-DA vào đầu năm ngoái. Số liệu thống kê cơ bản về máy bay ném bom mới này vẫn chưa chắc chắn, nhưng ở trạng thái không tải, PAK-DA có trọng lượng 125 tấn (so với 90 tấn của Tu-95). Nó có thể tải thêm 30 tấn và bay trong phạm vi khoảng 12.000 m.
PAK-DA còn sở hữu hệ thống tác chiến điện tử và các thiết bị gây nhiễu sóng. Nga cũng đầu tư cho loại máy bay này các tên lửa hành trình siêu thanh. Như vậy, không quân sẽ không cần đưa máy bay tiến sâu vào không phận địch mà chỉ đến một khoảng cách nhất định để phóng tên lửa.
Nga đã phải lùi lại thời gian cất cánh của loại máy bay mới nhiều lần. Trung tướng Viktor Bondarev tháng 2 tuyên bố: “Chuyến bay đầu tiên của PAK-DA sẽ được thực hiện vào năm 2019. Các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước sẽ hoàn tất vào năm 2023, sau đó máy bay bắt đầu phục vụ quân đội”.
Khi chiếc PAK-DA đầu tiên đi vào hoạt động năm 2030, đây là thành công lớn đối với Nga. Vào thời điểm đó, những máy bay ném bom Tu-95 Bear của Nga, như đối tác B-52 của Mỹ, sẽ gần “75 tuổi” và PAK-DA sẽ là giải pháp thay thế hợp lý đối với một số máy bay ném bom của Nga.
Theo Tri Thức
Máy bay ném bom Nga đến sát nách Mỹ
Các máy bay ném bom tầm xa của Nga sẽ tiến hành nhiệm vụ tuần tra định kỳ từ Bắc Băng Dương tới Caribbean và Vịnh Mexico.
Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 12/11 trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo ông Shoigu, các máy bay ném bom trên sẽ có các chuyến bay dọc theo biên giới Nga và trên không phận Bắc Băng Dương.
Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95 của Nga
Ông chỉ rõ: "Với tình hình hiện tại, chúng tôi phải duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực phía tây Đại Tây Dương và đông Thái Bình Dương, cũng như Caribbean và Vịnh Mexico".
Với những địa bàn tuần tra trên, dù Bộ trưởng Quốc phòng Nga không đề cập nửa chữ tới nước Mỹ nhưng rõ ràng họ có ý chĩa vào Washington. Phía đông của Thái Bình Dương mà Nga muốn dùng máy bay tuần tra chính là vùng biển duyên hải bờ tây nước Mỹ, vùng biển Caribbean hay vịnh Mexico chính là vùng biển phía Nam của nước Mỹ, còn phía tây của Đại Tây Dương chính là bờ biển phía đông nước Mỹ.
NATO gần đây cho biết số lượng chuyến bay quân sự của Nga trên không phận Biển Đen, Biển Baltic, Biển Bắc và Đại Tây Dương tăng mạnh. Ngay cả Mỹ và Canada cũng than phiền chuyện máy bay Nga ra vào vùng nhận diện phòng không (vùng biển Bắc Băng Dương) của 2 nước Bắc Mỹ như chỗ không người.
BBC dẫn nguồn một trạm quan sát cho biết có đến 40 vụ đối đầu trên không giữa máy bay Nga và phương Tây trong vòng 8 tháng qua, tức là kể từ khi khủng hoảng Ukraine bắt đầu.
Các chuyên gia quân sự đánh giá, Nga cảm thấy lo lắng cho an ninh quốc gia nên quay lại chính sách quân sự thời Chiến tranh lạnh, tức là không còn giữ thế thủ nữa mà sẵn sàng triển khai các mũi nhọn để răn đe phương Tây.
Hôm 8/11 vừa qua, trong bài phát biểu kỷ niệm 25 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ hoàn toàn, cựu lãnh đạo Liên bang Xô Viết Mikhail Gorbachev cảnh báo rằng cả thế giới đang tiến sát đến một cuộc chiến tranh lạnh mới do căng thẳng giữa Nga và Mỹ về vấn đề Ukraine.
"Chúng ta phải đảm bảo rằng căng thẳng vừa mới mới xảy ra nằm trong tầm kiểm soát", ông nói.
Trước khi đến Berlin, ông Gorbachev cũng đã nêu quan điểm của mình với Tổng thống Nga, rằng cuộc khủng hoảng hiện tại ở Ukraine sẽ là một cái "cớ" để Mỹ làm hại nước Nga.
Theo_Báo Đất Việt
5 tên lửa phòng không nguy hiểm nhất trên thế giới Ban đầu, các tên lửa phòng không được thiết kế nhằm bắn hạ máy bay đối phương nhưng hiện nay, nó đã được cải tiến để tiêu diệt cả trực thăng, máy bay ném bom tầm xa và máy bay không người lái. Lần đầu tiên được Đức phát triển trong Thế chiến thứ Hai, hệ thống tên lửa phòng không nhanh chóng...