Máy bay ném bom “nghỉ hưu” của Mỹ bất ngờ xuất hiện gần Vùng 51
Hai máy bay ném bom chiến thuật tàng hình F-117 Nighthawk đã ngừng biên chế của Mỹ được phát hiện bay trên không phận bang Nevada, gần khu vực bí ẩn Vùng 51 làm dấy lên nhiều đồn đoán.
Máy bay ném bom chiến thuật tàng hình F-117 Nighthawk (Ảnh: Tuku.military.china)
Warzone trích dẫn thông tin của nhà quan sát máy bay quân sự Mỹ Tyler Rogoway cung cấp ngày 30/7 cho biết 2 máy bay F-117 đã cất cánh từ bãi thử Tonopah, Nevada (gần Vùng 51) và thực hiện nhiệm vụ diễn tập tiếp dầu với máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135 tại khu vực không phận giới nghiêm. Hai máy bay F-117 có biệt danh là Night 17 và Night 19 đã xuất hiện trong một đoạn video khi đang bay. Night 17 được cho là đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm còn Night 19 đã trở về căn cứ sau khi được tiếp dầu trên không.
Hai máy bay F-117 này nằm trong danh sách những máy bay đã ngừng biên chế. Theo “Đạo luật quốc phòng Mỹ 2017″, Không quân Mỹ sẽ mỗi năm sẽ ngừng biên chế 4 máy bay F-117, thực hiện quá trình phi quân sự hóa các máy bay này.
Các máy bay F-117 đang nằm trong kho ở Tonopah, Nevada, nơi có độ ẩm thấp nhằm tránh nguy cơ bị ăn mòn. Trong một bài viết đăng tải trên Defense Tech hồi năm ngoái, một quan chức quốc phòng cho biết họ có trách nhiệm phải giữ cho các máy bay F-117 có khả năng bay được cho đến khi những máy bay này nhận được quyết định loại biên chính thức.
Theo tạp chí Aviationist, các máy bay này được lưu trữ từ năm 2014 theo nguyên tắc “Type 1000″, nghĩa là chúng luôn phải trong trạng thái được “chăm sóc” và sẵn sàng hoạt động khi có yêu cầu.
Thậm chí, các phi công sẽ đảm bảo máy bay luôn trong tình trạng bay được nhưng theo nhiều nguồn tin các phi công này dường như không thuộc không quân Mỹ mà là phi công hợp đồng, hoặc phi công của hãng chế tạo F-117, Lockheed Martin.
Theo Aviationist, trong quá trình bay, phi công Night 17 đã đổi cách gọi máy bay này thành Dagger 17 sau khi diễn tập với kịch bản máy bay này bị mất kết nối với máy bay KC-135. Các chuyên gia cho rằng quy mô bài tập này dường như “vượt quá” so với một cuộc diễn tập thường quy của 2 máy bay đang trong tình trạng bảo quản chờ loại biên.
Video đang HOT
Chính vì vậy, giới quan sát cho rằng lý do 2 chiếc F-117 thực hiện chuyến bay trên có thể đang thực hiện nhiệm vụ bí mật hoặc có nguyên nhân sâu xa nào đằng sau.
Các máy bay trên có thể đang tham gia vào nhiệm vụ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, bao gồm thử nghiệm cảm biến dò ra máy bay tàng hình, thử nghiệm hệ thống nâng cấp cho các máy bay chiến đấu F-22 và F-35, theo truyền thông Mỹ.
Được mệnh danh là “chim ưng đêm”, F-117 lần đầu được đưa vào hoạt động năm 1981, khiến không quân Mỹ trở thành lực lượng đầu tiên trên thế giới sử dụng máy bay tàng hình. Năm 2008, mẫu F-117 này đã không còn được sử dụng vì cả lý do tài chính và sự xuất hiện của mẫu F-22.
Vùng 51 có diện tích 920 km2 và được coi là nơi bí ẩn nhất thế giới. Căn cứ này được thành lập theo lệnh của Tổng thống Mỹ khi đó là Dwight Eisenhower, hoạt động lần đầu tiên vào năm 1955 như một cơ sở thử nghiệm cho các máy bay do thám U-2 được phát triển bởi Tập đoàn Lockheed.
Người ta đã phát hiện một số vật thể bay bí ẩn xung quanh khu vực này hơn nửa thế kỷ qua, nhưng đến nay quân đội Mỹ vẫn luôn kín tiếng về căn cứ quân sự này, dù lần đầu tiên lên tiếng thừa nhận sự tồn tại của Vùng 51 vào năm 2013.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Sputnik
Nga sắp ra mắt siêu máy bay ném bom vượt mặt Mỹ
Nga vừa hé lộ những hình ảnh của máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2, vốn đang trong quá trình cải tiến để ra mắt vào đầu năm tới. Phiên bản mới của "Thiên nga trắng" nước Nga có thông số ấn tượng hơn hẳn máy bay ném bom B1-B Lancer của Không quân Mỹ.
Máy bay ném bom tầm xa Tupolev Tu-160M2 dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 2/2018, The Diplomat trích nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết. (Ảnh: Sputnik)
Tu-160M2, phiên bản mới của máy bay "Thiên nga trắng" Tu-160, được mệnh danh là có thông số kỹ thuật vượt trội hơn hẳn máy bay ném bom chiến thuật của không quân Mỹ B1-B Lancer. Theo National Interest, Tu-160M2 có trọng tải tối đa là 303 tấn và tốc độ cao nhất ước đạt 2.531km/h, so với các chỉ số 238,5 tấn và 1543km/h của B1-B Lancer. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Dù được coi là biến thể của "chim sắt" Tu-160 huyền thoại từ thời Liên Xô nhưng Tu-160M2 đã được cải tiến toàn bộ, lực lượng không quân vũ trụ Nga nhận định. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Tu-160M2 được bổ sung thêm 1 số tính năng tiên tiến vượt trội như hệ thống điện tử, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc và phần mềm vận hành hoàn toàn mới. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Nga không định biến Tu-160M2 thành máy bay tàng hình vượt trội, vì vậy "thiên nga trắng" được chế tạo để thực hiện các nhiệm vụ ném bom tầm xa với phạm vi 2.700 tới 5.000km. Với tầm tấn công ấn tượng, Tu-160M2 vừa có thể tiêu diệt hiệu quả mục tiêu mà không cần áp sát hoặc đi vào khu vực gần mối đe dọa. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Nga đưa ra kế hoạch cải tạo Tu-160M2 từ năm 2015 và họ kỳ vọng có thể sản xuất hàng loạt biến thể mới này vào năm 2020. Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ đặt hàng ít nhất 50 chiếc bổ sung vào biên chế quân đội Nga. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Phiên bản gốc Tu-160 Blackjack tới nay vẫn là một thế lực trong nền quân sự thế giới, khẳng định vị thế cường quốc vũ khí của Nga. Với trọng tải tối đa 275 tấn, Tu-160 có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa tới 12.000km mà không cần tiếp nhiên liệu giữa chừng. Cánh của Tu-160 cũng có thể biến đổi dễ dàng nhằm giúp "chim sắt" này có thể bay với tốc độ siêu âm. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Tu-160 và một số máy bay ném bom tầm xa khác của Không quân Nga đã chứng minh được khả năng tác chiến hiệu quả đáng kinh ngạc khi thực hiện các nhiệm vụ tấn công sào huyệt của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria. Điều đặc biệt là các máy bay này thường sẽ xuất phát từ Nga, bay qua không phận một số nước Trung Đông để tấn công IS và quay lại Nga sau khi hoàn thành nhiệm vụ. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Đức Hoàng
Theo Sputnik
Nếu Triều Tiên liều lĩnh bắn hạ F-15, B-1 Mỹ, chuyện gì xảy ra? Cho rằng Washington "tuyên chiến trước", Bình Nhưỡng có thể liều lĩnh trả đũa bằng cách bắn hạ oanh tạc cơ chiến lược Mỹ ngay cả khi chúng không hoạt động trong không phận Triều Tiên như họ đã đe dọa. Giới phân tích cho biết, về kỹ thuật, Triều Tiên có vũ khí để bắn hạ máy bay Mỹ hoạt động gần...