Máy bay ném bom B-21 của Mỹ đóng lâu dài ở châu Á – Thái Bình Dương?
Tháng 3-2016, Mỹ đã triển khai 3 trong tổng số 20 chiếc máy bay ném bom B-2 đến châu Á – Thái Bình Dương tập trận. Tuy nhiên, liệu Mỹ có kế hoạch điều máy bay ném bom đến đóng lâu dài tại đây trong tương lai?
Đối với B-2, Mỹ chỉ có một phi đội 20 chiếc, do đó việc đặt một vài máy bay này ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là ít có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đang có kế hoạch mua tới 100 chiếc máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới B-21 vào những năm tới, cộng với việc Trung Quốc đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng trên Thái Bình Dương, khả năng Washington quyết định đặt một vài máy bay ném bom tại đây là hoàn toàn có thể.
Việc triển khai máy bay ném bom tầm xa đến đóng lâu dài tại châu Á – Thái Bình Dương có thể tạo ra hiệu ứng răn đe
Nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc, các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam sẽ rất dễ bị tấn công, do đó, việc triển khai B-21 đến đóng ở Hawaii, Alaska hay Úc sẽ an toàn hơn và cũng rút ngắn được quãng đường bay đến Trung Quốc. Việc đặt B-21 tại các địa điểm trên có thể coi là đủ gần để tạo ra hiệu ứng răn đe với Bắc Kinh.
Video đang HOT
Theo tạp chí National Interest, triển khai B-21 ở Alaska hay Hawaii không phải là vấn đề do đó là trên lãnh thổ Mỹ. Cả căn cứ không quân Hickham ở Hawaii và Elmendorf ở Alaska đều đã có các máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-22 Raptor và cơ sở vật chất để bảo dưỡng máy bay tàng hình. Chỉ có điều, nếu một máy bay ném bom cỡ lớn xuất hiện tại đây, Mỹ cần phải đầu tư mở rộng căn cứ và củng cố các trang thiết bị liên quan. Việc đặt B-21 ở châu Á-Thái Bình Dương cùng với F-22 và F-35 còn cho phép các máy bay tàng hình của Mỹ được luyện tập cùng nhau thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, điều B-21 đến Úc lại là điều khó khăn do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Mỹ đã từng triển khai máy bay ném bom đến Úc để làm các nhiệm vụ tuần tra khu vực Tây Thái Bình Dương tuy nhiên hoạt động này chỉ diễn ra một vài ngày. Khả năng Úc đồng ý chỉ bao gồm việc nước này là đồng minh quân sự lớn của Mỹ trong khu vực và đang định mua chiến đấu cơ F-35, do đó, việc có máy bay B-21 tại đây sẽ giúp quân đội Úc được tập trận nhiều hơn.
Theo_An ninh thủ đô
Oanh tạc cơ B-1B của Mỹ "chọi" Tu-160 của Nga: Ai hơn ai?
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ và Tu-160 White Swan của Nga có vẻ ngoài khá tương đồng và thỉnh thoảng được giao nhiệm vụ giống nhau, tuy nhiên, trên thực tế, chúng hoàn toàn khác biệt.
B-1A được thiết kế để trở thành một máy bay xâm nhập tầm cao, tuy nhiên, chương trình phát triển nó đã bị huỷ bỏ vào năm 1977 do Mỹ nhận thấy rằng, B-1A không thể sống sót được trước hệ thống tên lửa đánh chặn mới nhất của Liên-xô vào thời điểm đó. Mỹ đã phát triển ngay máy bay ném bom tàng hình B-2A Spirit, tuy nhiên, lại chọn cách giữ kín thông tin này nhiều năm sau đó.
Máy bay B-1B và Tu-160 (phải)
Chỉ đến thời Tổng thống Ronald Reagan máy bay ném bom B-1 mới hồi sinh nhưng với tên gọi là B-1B. Các kĩ sư Mỹ đã thay đổi nó từ một máy bay xâm nhập tầm cao thành một máy bay tấn công tầm thấp sử dụng tốc độ và các biện pháp gây nhiễu sóng radar của đối phương. Tuy nhiên, những sự biến đối mới ở cấu trúc thân khiến B-1B chỉ đạt được tốc độ tối đa Mach 1.25, chậm hơn nhiều so với mức Mach 2.0 của B-1A.
Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, B-1B được gỡ bỏ khả năng hạt nhân và tập trung vào vai trò tấn công bằng vũ khí thông thường. Mỹ đã nâng cấp hệ thống radar và hiện đại hoá hệ thống kiểm soát hoả lực nhằm giúp chiếc máy bay sử dụng được nhiều loại bom chính xác hơn.
B-1B hiện không còn khả năng chiến đấu trong khu vực chứa các hệ thống phòng không dày đặc, tuy nhiên, vẫn có thể phóng các loại tên lửa hành trình tầm xa như máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
Máy bay B-1B (trên) của Mỹ và Tu-160 của Nga có hình dáng khá tương đồng nhưng lại mang nhiệm vụ khác nhau
Tu-160 của Nga được đánh giá là một mẫu máy bay hoàn toàn khác biệt. Liên-xô thiết kế loại máy bay này như một phương tiện tấn công hạt nhân bằng các loại tên lửa tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân, nhưng nó cũng có cả khả năng ném bom và chiến đấu tầm thấp. Chính vì vậy, nó to và nhanh hơn nhiều so với B-1B. Tu-160 có thể mang được 270 tấn bom, đạt tốc độ tối đa Mach 2.05, trong khi B-1B chỉ có trọng tải tối đa 215 tấn.
Vũ khí chính của Tu-160 luôn là các tên lửa hành trình tầm xa như Kh-55MS và nó có thể mang được hàng chục tên lửa loại này. Trong thời gian tham gia chiến dịch quân sự tại Syria, Nga còn trang bị cho Tu-160 phiên bản phi hạt nhân của tên lửa hành trình Kh-555 và tên lửa Kh-101.
Trong thời gian tới, Nga hy vọng có thể bắt đầu sản xuất được phiên bản nâng cấp của có tên Tu-160M2, nhằm thay thế những oanh tạc cơ lỗi thời như Tu-22M Backfire hay Tu-95 Bea. Phiên bản Tu-160M2 sẽ được sử dụng như một biện pháp tạm thời trước khi Nga nghiên cứu và phát triển xong máy bay ném bom thế hệ mới PAK DA.
Do đó, rất khó để nói B-1B của Mỹ hay Tu-160 tốt hơn do đây là 2 mẫu máy bay được thiết kế để làm những nhiệm vụ khác nhau.
Theo Minh Anh (National Interest)
Dàn máy bay săn ngầm của Mỹ Việt Nam muốn mua? Ngay khi lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam được Mỹ dỡ bỏ một phần, loạt máy bay săn ngầm của Mỹ được Việt Nam quan tâm đặc biệt. Lộ diện ứng viên mới Theo Tạp chí IHS Jane"s ngày 30/3, Hải quân Việt Nam đang dành sự quan tâm đặc biệt đến máy bay tuần tra săn ngầm S-3...