Máy bay ném bom B-1B lần đầu thử tên lửa chống hạm tầm xa
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ đã thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm tầm xa.
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ.
Hải quân Mỹ ngày 18.8 thông báo một máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer đã phóng thử thành công tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) vào ngày 16.8 tại bang bang California. Tên lửa hành trình siêu thanh này sẽ thay thế các tên lửa chống hạm Harpoon đang được sử dụng trong quân đội Mỹ.
Ngoài ra, tên lửa LRASM của tập đoàn Lockheed Martin sẽ cạnh tranh với tên lửa hành trình Tomahawk của tập đoàn Raytheon để trở thành vũ khí phóng từ mặt đất của quân đội Mỹ. Dự kiến, các máy bay chiến đấu F-35 cũng sẽ được trang bị tên lửa LRASM trong tương lai.
Vào tháng 5.2017, máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet của quân đội Mỹ đã phóng thử tên lửa chống hạm LRASM. Và sự kiện máy bay ném bom B-1B thử thành công loại tên lửa này đã đánh dấu một cột mốc mới.
Video đang HOT
“Cuộc thử nghiệm đánh dấu bước tiến quan trọng giúp quân đội Mỹ có thêm khả năng chống hạm hiệu quả vào năm tới”, Đại tá Todd Huber, giám đốc chương trình tên lửa LRASM, cho biết.
Cơ quan nghiên cứu quốc hội Mỹ cho biết tên lửa LRASM là tên lửa hành trình không đối hạm có khả năng tấn công nhiều mục tiêu tĩnh cũng như di động.
“Vũ khí phù hợp với chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và nó có thể chứng minh giá trị trong xung đột trên biển, khi kẻ thù tiềm tàng tiếp tục trang bị vũ khí hiện đại cho phương tiện hải quân của họ”, Cơ quan nghiên cứu quốc hội Mỹ đánh giá.
Theo Danviet
Oanh tạc cơ B-1B Mỹ lần đầu phóng tên lửa chống hạm tầm xa
Tên lửa diệt hạm mới của Mỹ lần đầu được phóng từ oanh tạc cơ chiến lược, đánh dấu bước tiến mới về năng lực tác chiến trên biển.
Oanh tạc B-1B của Mỹ. Ảnh: Sputnik.
Một oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer của Mỹ ngày 16/8 phóng thử thành công tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) tại một căn cứ thuộc bang Nam California, Sputnik hôm nay đưa tin.
Theo hải quân Mỹ, tên lửa hành trình có khả năng tàng hình do Lockheed Martin phát triển này sẽ thay thế các tên lửa chống hạm Harpoon đang được quân đội Mỹ sử dụng phổ biến.
Lockheed Martin hy vọng LRASM mới có thể cạnh tranh với tên lửa hành trình Tomahawk của tập đoàn Raytheon để trở thành vũ khí phóng từ mặt đất cũng như được lựa chọn là phiên bản tên lửa tấn công đa nhiệm (JSM) chủ chốt của quân đội Mỹ.
Ngoài ra, dòng tiêm kích tàng hình F-35 mới của Mỹ, vốn được thiết kế để mang theo tên lửa JSM, hoàn toàn có thể được lắp đặt dòng tên lửa mới này của Lockheed Martin.
Theo National Interest, vào tháng 5/2017, một tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet đã phóng thử tên lửa chống hạm LRASM. Tuy nhiên, việc B-1B thử thành công loại tên lửa này đã đánh dấu một bước tiến mới.
"Cuộc thử nghiệm đánh dấu bước tiến quan trọng hướng đến việc cung cấp cho quân đội Mỹ năng lực tác chiến trên biển vượt trội vào năm tới", đại tá Todd Huber, giám đốc chương trình tên lửa LRASM, cho biết.
Ủy ban Nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ cho biết tên lửa LRASM là tên lửa hành trình không đối hạm có khả năng tấn công chính xác nhiều mục tiêu cố định và đi động.
"Vũ khí này phù hợp với chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương và nó có thể chứng minh hiệu quả trong xung đột trên biển, khi những kẻ thù tiềm tàng tiếp tục trang bị vũ khí hiện đại cho lực lượng hải quân của mình", ủy ban này nhấn mạnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Oanh tạc cơ phát xít Đức gieo ác mộng cho tàu hàng Đồng minh Oanh tạc cơ Fw 200 là một trong những máy bay nguy hiểm nhất của Đức ở Đại Tây Dương trong những năm đầu Thế chiến II. Một chiếc Fw 200 chuẩn bị cất cánh. Ảnh: Wikipedia. Trong Thế chiến II, oanh tạc cơ Fw 200 Condor là khắc tinh số một của tàu hàng Đồng minh trên Đại Tây Dương, cũng là...