Máy bay NATO “thâm nhập” không phận Nga
Các thanh sát viên quân đội của Mỹ và Canada dự kiến sẽ thực hiện chung sứ mệnh giám sát trên bầu trời của Nga theo Hiệp ước Bầu trời Mở, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Các thanh sát viên NATO sẽ có mặt trên khoang máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules để thực hiện hành trình giám sát dài tổng cộng 5500 km trên bầu trời nước Nga, Bộ Quốc phòng cho hay.
Máy bay NATO thanh sát bầu trời Nga
Tuy nhiên, ông này không tiết lộ thời gian cụ thể các thanh sát viên NATO sẽ thực hiện nhiệm vụ trên không phận Nga.
Video đang HOT
Trước đó, hôm 19/5, các thanh sát viên Nga cũng đã bắt đầu chuyến hành trình do thám kéo dài gần nửa tháng trên không phận của Mỹ. Hành trình do thám của Nga dự kiến sẽ kết thúc vào ngày hôm nay (3/6).
Theo hiệp ước này, mỗi máy bay tham gia chuyến bay giám sát theo chương trình phải được trang bị các thiết bị bao gồm camera toàn và cận cảnh, màn hình hiển thị thời gian thực, bộ cảm biến và ra-đa thu thập dữ liệu, hình ảnh.
Hiệp ước Bầu trời mở là bản quy ước được 27 nước thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông qua ngày 24/3/1992 tại Helsinki (Phần Lan), theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ thời đó là George H.W.Bush. Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2002, hiệp ước này mới chính thức có hiệu lực. Đến nay đã có 34 nước thành viên tham gia hiệp ước này.
Mục đích của Hiệp ước là nhằm hỗ trợ tính công khai và minh bạch của hoạt động quân sự, giám sát việc tuân thủ các hiệp ước hiện hành trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, cũng như thắt chặt an ninh thông qua việc củng cố các biện pháp tin cậy. Hiệp ước cho phép các quốc gia thành viên thực hiện những chuyến bay quan sát không vũ trang trên lãnh thổ của nhau (cả đất liền, đảo, lãnh hải).
Theo vietbao
"Châu Á cần một hiệp ước mới để ngăn chặn xung đột"
Ngoại trưởng Indonesia hôm qua đã kêu gọi một hiệp ước mới cho châu Á để giúp xây dựng lòng tin và cảnh báo về nguy cơ xung đột tại một khu vực thay đổi nhanh chóng nếu các căng thẳng gia tăng.
Ngoại trưởng Marty Natalegawa gặp người đồng cấp Mỹ John Kerry tại Washington ngày 16/5.
Phát biểu trong chuyến thăm Mỹ, Ngoại trưởng Marty Natalegawa nói một hiệp ước mới sẽ giúp chấm dứt "vòng căng thẳng luẩn quẩn" tại châu Á và thúc đẩy nỗ lực đưa các nước xích lại gần nhau nhằm đạt được các mục tiêu của mỗi nước.
Dù không đề cập trực tiếp tới Mỹ hay sự lớn mạnh của Trung Quốc nhưng ông Natalegawa cho hay khu vực không muốn "sự nổi trội không bị kiềm chế của một quốc gia riêng lẻ nào", cũng như sự bất ổn gây ra bởi các bất đồng giữa những cường quốc đối đầu.
"Hòa bình và sự ổn định trong khu vực phải được mang lại thông qua việc thúc đẩy một viễn cảnh về sự an toàn chung, thịnh vượng chung và ổn định chung", Ngoại trưởng Indonesia phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược ở Washington.
Ông Natalegawa cho biết một "Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Ấn Độ-Thái Bình Dương mở rộng" có thể tồn tại song song với mô hình Hiệp ước hữu nghị và hợp tác của khối ASEAN, vốn cấm sử dụng vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp ở Đông Nam Á.
Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, được ký kết năm 1976, đã giúp giảm bớt những bất đồng thời Chiến tranh Lạnh tại một khu vực đang phát triển nhanh chóng như Đông Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ đã tham gia hiệp ước.
Ngoại trưởng Indonesia xác định khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương gồm cả vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nói rằng khu vực này tạo nên động lực chính cho sự phát triển của thế giới và thường bị xem xét theo những khu vực riêng rẽ.
Ngoại trưởng Natalegawa, người sau đó có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ John Kerry, không nói chi tiết về đề xuất của ông, nhưng cho biết điều quan trọng nhất là đưa ra các ý tưởng mới.
Đề xuất của ông Natalegawa diễn ra trong bối cảnh vài quốc gia láng giềng của Trung Quốc, trong đó có Philippines và Nhật Bản, cáo buộc Bắc Kinh ngày càng hung hăng trong các tuyên bố chủ quyền.
Ông Natalegawa cũng cảnh báo, cuộc khủng hoảng gần đây trên bán đảo Triều Tiên có thể đánh dấu một sự nhảy vọt mới trong các căng thẳng và bày tỏ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng có thể khiến các quốc gia láng giềng tìm kiếm kho vũ khí hạt nhân của riêng mình.
Theo Dantri
Afghanistan được trang bị 12 trực thăng quân sự Nga sẽ bàn giao 12 trực thăng vận tải quân sự Mil Mi-17V5 cho Lực lượng Vũ trang Afghanistan trước cuối năm 2013 này, tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga - Rosoboronexport hôm qua (16/5) cho hay. Theo Rosoboronexport, lô trực thăng này nằm trong hợp đồng trị giá 367,5 triệu USD mà Moscow và Lầu Năm Góc ký kết...