Máy bay Mỹ sẽ được trang bị vũ khí laser
Mạng tin tức Khoa học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) đang hướng tới việc phát triển nhiều loại vũ khí laser cho các thế hệ máy bay tương lai.
Máy bay Mỹ sẽ được trang bị vũ khí laser vào năm 2030 (Ảnh minh họa)
Không quân Mỹ (USAF) vừa đề xuất kế hoạch tìm kiếm loại vũ khí laser công suất cao để trang bị cho các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhằm đối phó với chiến lược chống tiếp cận/khu vực cấm (A2/AD) và bảo đảm giữ vững quyền thống trị trên không trung trong giai đoạn sau năm 2030.
Hiện tại, mục tiêu mà phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân (AFRL) đang phấn đấu là nâng công nghệ laser lên cấp 4 (TRL4) hoặc hơn nữa vào tháng 10-2014. Khi đó, các thành phần cơ bản của công nghệ đã sẵn sàng được thử nghiệm trong các phòng thí nghiệm. Ngoài ra, tham vọng của USAF là muốn nâng công nghệ laser lên cấp 5 (TRL5) hoặc cao hơn nữa vào năm 2022.
Các hệ thống vũ khí laser và chùm ánh sáng sẽ được trang bị trên các phương tiện bay có thể hoạt động ở độ cao lên đến 65.000 feet (khoảng 19,8 km) và đạt vận tốc 0,6 – 2,5 Mach (204m/s – 850m/s).
Theo ANTD
Video đang HOT
Vùng phòng không mới: Trung Quốc bất lực trước thị uy của Mỹ?
Mặc dù tuyên bố sẽ dùng "các biện pháp phòng vệ khẩn cấp", nhưng khi 2 "pháo đài bay" B-52 của Mỹ đột nhập vào "vùng phòng không" mới được Bắc Kinh tuyên bố, quân đội Trung Quốc chỉ phản ứng bằng thông cáo "đã theo dõi toàn bộ quá trình bay".
Một máy bay ném bom B-52 của Mỹ.
Trung Quốc bất lực trước đòn của Mỹ?
"Quân đội Trung Quốc đã theo dõi toàn bộ quá trình bay (của hai chiếc B-52), đã thực hiện trong một thời hạn hợp lý việc nhận dạng và xác định rõ đó là loại máy bay Mỹ nào", đó là nội dung thông cáo ngày 27/11 của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, liên quan đến sự kiện hai "pháo đài bay" B-52 của Mỹ đã đột nhập mà không hề báo trước vào vùng phòng không Bắc Kinh vừa thành lập, bao trùm không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Các máy bay ném bom B52 cất cánh từ căn cứ không quân của Mỹ tại Guam. Đây là một phần của cuộc tập trận dự kiến từ trước. Trên máy bay không có vũ khí chiến lược. Hai chiếc phi cơ ném bom chiến lược B52 bay mà không có máy bay chiến đấu hộ tống. Chúng bay qua quần đảo Senkaku, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Đại tá Steve Warren khẳng định. Đồng thời, ông đã sử dụng tên tiếng Nhật để gọi các hòn đảo. Trước đó, quan điểm như vậy đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ tại Bắc Kinh và được coi là sự can thiệp trực tiếp trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Vì vậy mà phản ứng của Trung Quốc bị một số chuyên gia coi là một lời thừa nhận sự bất lực của Bắc Kinh trong việc buộc nước khác công nhận hành vi đơn phương mở rộng khu vực vùng gọi là "vùng nhận dạng phòng không" của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên một vùng cho đến nay vẫn được coi là không phận quốc tế.
Các nhà phân tích ghi nhận hai yếu tố trong phản ứng ngắn gọn ban đầu của Bắc Kinh trước hành động rõ ràng là thách thức của Washington: Thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc rất thận trọng, tránh đổ lỗi cho Mỹ, đồng thời tìm cách vớt vát thể diện cho Bắc Kinh khi khẳng định rằng: "Trung Quốc có khả năng thực hiện việc kiểm soát hiệu quả không phận của mình".
Vấn đề đặt ra là quy định vùng phòng không mở rộng là một chuyện, nhưng có phương tiện để buộc nước khác tôn trọng vùng đó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Cần phải có đến nào là phi cơ radar, nào là máy bay chiến đấu có khả năng phản ứng nhanh chóng và bay trên một hành trình dài để ngăn chặn bất kỳ kẻ xâm nhập nào, hay để buộc đối tượng thay đổi đường bay và áp tải phi cơ lạ ra khỏi vùng phòng không. Thông thường, các biện pháp cưỡng chế như trên - mà tột cùng là việc bắn hạ phi cơ lạ - chỉ áp dụng trên không phận của nước có liên quan.
Sự kiện hai chiếc B-52 của Mỹ, mà sau này còn có cả chiến đấu cơ của Nhật, Hàn Quốc, thâm nhập vùng phòng không do Trung Quốc áp đặt trên Hoa Đông mà không hề gặp phản ứng có thể được hiểu là vì Bắc Kinh tránh gây sự cố, hoặc là vì quân đội Trung Quốc chưa có khả năng để buộc các nước tôn trọng vùng phòng không của mình.
Theo ông Constantin Sivkov, "người Trung Quốc có thể đưa ra phản ứng quân sự nghiêm trọng đối với Mỹ. Nhưng họ đã cố gắng không để xảy ra động thái như vậy. Nhưng có một câu hỏi khác đặt ra là trong khu vực phòng không có bố trí các phương tiện chống máy bay hay không? Nếu không bố trí các phương tiện đó thì lấy gì mà đánh chặn? Tất nhiên, các phương tiện và lực lượng tàu chiến có thể giải quyết vấn đề này. Họ có hệ thống tên lửa phòng không tốt trên tàu chiến, tương tự như S -300 của Nga. Họ có thể bắn rơi các máy bay B.52 không hề khó khăn gì."
Trong cả hai trường hợp, câu hỏi đặt ra là phải chăng Bắc Kinh đã xem thường phản ứng của Mỹ, và của cộng đồng quốc tế khi tự động mở rộng vùng phòng không ra ngoài Hoa Đông. Dẫu sao thì trong vụ này, giới phân tích cho rằng Trung Quốc tự nhiên biến thành kẻ sinh sự, bị Hoa Kỳ tố cáo là đã mưu toan "đơn phương thay đổi nguyên trạng tại vùng Biển Hoa Đông".
Mỹ vừa thách thức vừa thăm dò Trung Quốc
Theo giới quan sát, dù không nói ra, nhưng khi quyết định cử hai chiếc B-52 thâm nhập vào vùng phòng không mà Trung Quốc đơn phương quy định trên Hoa Đông, Mỹ đã muốn truyền đạt thông điệp ngầm rằng Washington hoàn toàn không có ý định để cho Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi Hoa Kỳ đang muốn tăng cường ảnh hưởng.
Ông Konstantin Sivkov, chuyên gia Viện hàn lâm các vấn đề địa chính trị cho rằng sự cố lần này là một thách thức mới đối với Trung Quốc: "Mục tiêu của Mỹ rõ ràng là để người Trung Quốc thấy rằng Mỹ không công nhận khu vực phòng không Trung Quốc đã tuyên bố trên quần đảo này và coi quần đảo là lãnh thổ của Nhật Bản. Điều này đương nhiên là hành động khiêu khích."
Trong khi đó theo hãng tin Pháp AFP, hành động của Mỹ đã gửi một đến Bắc Kinh một lời cảnh cáo rõ ràng rằng Washington sẵn sàng đẩy lùi mọi hành vi bị cho là hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc trong khu vực. Động thái của Mỹ cũng là tín hiệu cho thấy hậu thẫn mạnh mẽ của Mỹ đối với Nhật Bản.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách xã hội Vladimir Yevseyev khẳng định rằng máy bay ném bom của Mỹ bay trên quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông để giải quyết vấn đề địa chính trị. "Đây là chuyến bay qua vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trên cơ sở này, có lẽ Mỹ đã thực hiện một số nghĩa vụ đối với Nhật Bản trong vấn đề này. B-52 được Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc tập trận trên bán đảo Triều Tiên. Có lẽ đây đang nói về việc mở rộng khu vực mà máy bay Mỹ có kế hoạch tuần tra. Mỹ muốn thể hiện rằng họ đang tăng cường hiện diện trong khu vực Thái Bình Dương, họ sẽ chuyển trọng tâm quân sự sang khu vực này và đảm bảo an ninh của Nhật Bản và Hàn Quốc. Đó là một cuộc biểu dương lực lượng với các đồng minh và sự sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho họ."
Đồng thời, theo ông Vladimir Yevseyev, Mỹ phản ứng với Trung Quốc cũng để thăm dò quan điểm của Bắc Kinh. "Đầu tiên Trung Quốc công bố khu vực phòng không, bây giờ người Mỹ đã bay qua khu vực đó. Các bên đang tránh đối đầu quân sự nhưng cùng thăm dò phản ứng của nhau. Họ không muốn đàm phán, thậm chí không tham khảo ý kiến, bởi vì họ cho rằng vấn đề này ở bên ngoài phạm vi quan hệ Mỹ- Trung Quốc. Bây giờ mới chỉ là thăm dò nhau mà thôi."
Trên bối cảnh Lầu Năm Góc biểu dương lực lượng không quân của mình trong Biển Hoa Đông, Tokyo đã thuyết phục được các hãng hàng không quốc gia không thông báo cho Trung Quốc về các chuyến bay qua khu vực phòng không mới tuyên bố. Hai hãng hàng không lớn Japan Airlines và All Nippon Airlines sẽ không báo cho phía Trung Quốc thông tin về các chuyến bay của mình. Trước đó, họ đã chuyển tài liệu cho các cơ quan hữu quan của Trung Quốc về các chuyến bay đến Đài Loan và Hồng Kông.
Theo Dantri
Hàn Quốc trang bị súng trường "khủng" có khả năng phóng lựu Ngày 28-11, Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc cho biết ho sẽ bắt đầu cung cấp loại súng trường tấn công hiên đai K11 cho luc quân, sau khi việc sản xuất loại súng này phải tạm dừng trong 2 năm do phat hiên một số lôi. Theo đo, DAPA se băt đâu ban giao loai sung...