Máy bay Mỹ không thể thoát khỏi tên lửa S-400 Nga?
Chỉ cần rơi vào vùng phát hiện của radar S-400, lập tức hệ thống tên lửa 7 loại, trong đó có tên lửa tầm cực xa lên tới 400km sẽ được khai hỏa.
S-400 có tính cơ động cao và khả năng theo dõi 300 mục tiêu cùng lúc.
Kể từ khi hệ thống phòng không tối tân S-400 được Nga lắp đặt ở Syria, phương Tây đã đồn đoán rất nhiều về khả năng và hiệu quả chiến đấu của tổ hợp này. Mới đây, Nga tuyên bố sẽ bắn hạ mọi máy bay Mỹ và liên quân trên bầu trời Syria bằng tổ hợp S-400. Khả năng tấn công và tiêu diệt hệ thống được mệnh danh là “sát thủ bầu trời” này cao tới mức nào nếu Nga-Mỹ giao tranh?
Chuyên gia quân sự Mỹ Tyler Rogovey khẳng định dù Mỹ tuyên bố máy bay tác chiến điện tử EA-18 là “liều thuốc giải” với hệ thống S-400, tuy nhiên điều này khó diễn ra. Radar của S-400 quét từ cự li 5-10m trên mặt đất cho tới phạm vi 27.000 mét trên cao nên rất khó để EA-18 có thể lọt qua “mắt thần”.
Chỉ cần rơi vào vùng phát hiện của radar S-400, lập tức hệ thống tên lửa 7 loại, trong đó có tên lửa tầm cực xa lên tới 400km sẽ được khai hỏa. Lúc này, máy bay tác chiến điện tử EA-18 sẽ khó lòng chạy thoát vì tên lửa S-400 có thể tiêu diệt các mục tiêu bay với vận tốc 4,8km/giây.
Mikhail Khodarenok, biên tập viên tạp chí quân sự Nga, khẳng định S-400 là hệ thống ưu việt và không thể bị đánh bại. Ông cho rằng sức mạnh của S-400 nằm ở hệ thống radar đa tầng và hỏa lực rất mạnh đi kèm.
Tổ hợp S-400 không chỉ có tên lửa mà còn hệ thống tác chiến điện tử, radar cảnh báo và tên lửa tấn công. Đây là năng lực vượt trội giúp S-400 có thể đáp trả ngay tức khắc. S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và tiêu diệt 36 mục tiêu cùng lúc. Thậm chí tên lửa hành trình tầm bắn 3.500 km cũng khó lòng vượt qua lưới lửa của S-400.
Việc vượt qua hệ thống radar đa tầng của S-400 đã khó chứ chưa nói gì tới tấn công tổ hợp quốc phòng được sự bảo vệ nghiêm ngặt của nhiều vũ khí tối tân khác. Trong số này, đáng chú ý là hệ thống phòng thủ Pantsir-S1, được xem là “bảo vệ” của riêng hệ thống S-400.
Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 gồm các khẩu pháo phòng không tự động và các tên lửa đất đối không, cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới.
Video đang HOT
Pantsir được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300 và S-400.
Các mục tiêu trên không “yêu thích” mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất. Tầm bắn của Pantsir là 20km và trần bắn 15 km.
Chuyên gia Tyler cho rằng để hạ được S-400, cần một loạt các công cụ tác chiến điện tử khác nhau. Chẳng hạn, cần sự phối hợp của máy bay tàng hình với vũ khí tấn công tầm xa, kết hợp máy bay chiến đấu từ căn cứ bí mật và vũ khí siêu hạng.
S-400 có thể tiêu diệt mọi mục tiêu ở tầm cực thấp và cực cao.
Tyler đề xuất sử dụng vũ khí tấn công tầm xa vượt tầm phát hiện của S-400. Dù vậy, chuyên gia này khẳng định khả năng đánh trúng S-400 sẽ giảm nhiều. Một yếu tố cần xét tới là khả năng di chuyển không ngừng của S-400. Hệ thống này có thể lắp đặt hoàn chỉnh trong vòng 5 phút và di chuyển trên nhiều địa hình khiến việc tấn công trúng đích gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại, hệ thống phòng không của Nga ở Syria gồm 3 lớp: S-400 tầm xa, Buk-M2 tầm trung và Pantsir-S1 tầm gần. Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa quá mạnh để khuất phục, hãng tin TASS của Nga viết.
Theo Danviet
Thiếu tá Mỹ chỉ ra khoảnh khắc S-400 hạ được F-35
Bắn hạ tiêm kích F-35 gần như là điều không thể với S-400, nhưng Nga vẫn có cơ hội làm điều đó khi dựa vào khoảnh khắc rất ngắn ngủi.
Khoảnh khắc
Tạp chí Bussiness Insider vừa đăng bài bài phân tích của thiếu tá Không quân Mỹ ông Dan Flatley, nói về khả năng của tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 trước nỗ lực đánh chặn của hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Theo ông Dan Flatley, dù là tiêm kích thế hệ thứ năm nhưng không có nghĩa là F-35 có thể tàng hình mọi lúc.
Cụ thể, khoảnh khắc F-35 mở khoang chứa vũ khí dưới bụng để tấn công, kết cấu tàng hình hấp thụ sóng radar của nó sẽ bị phá vỡ, đây chính là khoảnh khắc đối phương có thể phát hiện F-35 và tấn công.
Hệ thống S-400.
Tuy nhiên, ngay sau khi tấn công xong, khoang vũ khí của F-35 được đóng lại, kết cấu tàng hình được phục hồi và trong khoảng thời gian ngắn ngủi chiếc F-35 lộ diện, để tấn công chiến đấu cơ này hoàn toàn không phải dễ dàng dù đó là những hệ thống vũ khí tối tân nhất.
Sở dĩ hệ thống phòng không Nga bao gồm cả S-400 gần như không thể động đến F-35, theo Dan Flatley, do radar tần số VHF hiện đại nhất của Nga ngày nay có thể phát hiện được các chiến đấu cơ tàng hình F-35 nhưng không phải trong tất cả mọi trường hợp.
Và ngay cả khi phát hiện được thì điều đó cũng không đồng nghĩa với việc có thể bắn hạ được F-35. Vị chuyên gia này cho rằng đấy là còn chưa kể đến các biện pháp phòng thủ chủ động F-35 có thể kích hoạt theo sự điều khiển của con người.
Với kinh nghiệm từng là phi công chiến đấu cơ, ông Dan Flatley cho biết, bắn hạ một chiến đấu cơ "là một quy trình gồm nhiều bước, việc phát hiện được phi cơ của đối phương trên màn hình radar chỉ là một yếu tố rất nhỏ và dường như là việc dễ dàng nhất".
Trong khi công việc khó khăn là có thể khóa được mục tiêu, bắt được đường bay và khai hỏa tiêu diệt đối tượng. Ngay cả trong trường hợp phi công đối phương không triển khai các phương án phòng thủ chủ động thì khả năng tàng hình cực kỳ tiên tiến của F-35 cũng đủ để khiến các hệ thống phòng không hiện giờ của Nga vô dụng.
Ngay trước khi ông Dan Flatley có những phân tích khá bất ngờ, một tạp chí quốc phòng uy tín khác của Mỹ là The National Interest cũng có nhận định tương tự: Phòng không của Nga rất đáng gờm.
Moscow tiếp tục phát triển các hệ thống nhằm bảo vệ không phận Nga, thực tế chúng có khả năng phòng thủ gần ở không phận Nga và tạo ra giống như cái gọi là mái vòm sắt, theo tờ The National Interest.
Tuy nhiên, đến thời điểm này chúng vẫn chưa hoàn hảo. Những hệ thống phòng không nhiều tầng và liên kết lại có thể tạo ra hiệu quả rõ rệt trong việc kiểm soát một vùng rộng lớn không phận. Đồng thời các hệ thống phòng không của Nga có thể nhanh chóng theo dõi và tiêu diệt các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, như F/A-18E/F hoặc F-16.
The National Interest cho rằng, các hệ thống tên lửa phòng không của Nga có một số nhược điểm ở bệ phóng. Các thiết bị của hệ thống phòng không Nga tiếp tục hướng tới khả năng phát hiện và tiêu diệt hiệu quả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor và F-35. Tuy nhiên, các hệ thống radar không bảo đảm được việc điều khiển hỏa lực.
Ông Mike Coffman, chuyên gia phân tích quân sự về các lực lượng vũ trang Nga của CIA cho biết, tất nhiên Nga vẫn có thể làm được và hiện nay, Moscow đã đầu tư đáng kể trong công việc nâng cấp, cải thiện các hệ thống phòng không. Moscow luôn coi lực lượng không quân của chúng ta là mối đe dọa nguy hiểm.
Chắc chắn Nga sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu của họ - phát hiện ra máy bay tàng hình và tiêu diệt chúng bằng hệ thống phòng không của mình. Tuy nhiên, cho tới nay có vẻ Nga vẫn chưa giải quyết được vấn đề này.
Trong khi đó, công nghệ tàng hình ngày càng trở nên phổ biến và sẽ được phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới, nó trở thành ưu điểm cực lớn cho máy bay tiêm kích Mỹ trước phòng thủ Nga dù đó là S-400 hay S-500.
F-35 tự đốt cháy mình trong thử nghiệm.
Thừa nhận hiếm
Trong khi đề cao khả năng của tiêm kích F-22 và F-35 trước hệ thống phòng thủ Nga thì cũng chính trên tạp chí The National Interest, Giám đốc Văn phòng tích hợp F-35 của Không quân Mỹ, Thiếu tướng Geoffrey Harrigian cho biết, F-35 đang tồn tại một số điểm yếu khiến dòng chiến đấu cơ này trả giá nếu đối đầu với phòng không Nga.
Theo Tướng Geoffrey Harrigian, chiếc F-35 sẽ có thể tàng hình tương đối với các hệ thống phòng không của Nga, nhưng điều đó còn đang ở mức độ hoài nghi bởi vì Nga đã đầu tư rất nhiều thiết bị, phương tiện cho sự phát triển vào hệ thống radar.
"Câu hỏi đặt ra trong tình thế này là máy bay nào và bao nhiêu cái của chúng ta có thể tàng hình đối với các hệ thống radar của Nga hoạt động trong dải băng tần UHF và VHF", vị tướng này cho biết thêm.
Dòng chiến đấu cơ F-35 có một nhược điểm đáng kể đó là máy bay chiến đấu chỉ có một động cơ mà không cung cấp bất kỳ cơ cấu nào để làm giảm sự phát hiện nhiệt từ ống xả. Như vậy, vết tích nhiệt từ các máy bay chiến đấu F-35 làm cho nó dễ dàng bị tìm thấy và từ đó bị ra đòn tấn công.
Trong tháng Tư vừa qua, The National Interest dẫn lời tuyên bố của người đại diện Lầu Năm Góc cho biết các thử nghiệm chính thức cuối cùng của mô hình máy bay tàng hình tiêm kích tấn công ném bom thế hệ thứ năm mới F-35 sẽ phải hoãn lại cho đến năm 2018.
Và dường như Lầu Năm Góc vẫn không thể xác định chính xác khả năng thực sự của máy bay này và tính khả thi khi ứng dụng chúng - tiêm kích F-35, theo tạp chí The National Interest.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
Pantsir-S1 và S-400: Cặp đôi mang lại bình yên cho Nga Hầu như tất cả các địa điểm trọng yếu của Nga, mỗi cặp đôi Pantsir-S1 và S-400 đều đã được triển khai. Điểm nóng Bắc Cực Theo hãng TASS đưa tin, Nga vừa thành lập một trung đoàn tên lửa phòng không S-400 Triumph đóng tại quần đảo Novaya Zemlya và đơn vị này sẽ trực thuộc Bộ Tư lệnh Bắc Cực mới...